Làm sao để biết trẻ Sơ sinh thiếu chất gì

Sắt là những vi chất dinh dưỡng rất quan trọng trong cơ thể, giúp vận chuyển oxy, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó việc bổ sung sắt - acid folic đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển. Theo kết quả điều tra về vi chất toàn quốc năm 2015 cho thấy 27.8% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi (42.7- 45%). Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ 63.6 % ở trẻ em dưới 5 tuổi.

1. Trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu thiếu sắt

Đứa trẻ sau khi chào đời thì nguồn sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất . Hàm lượng sắt trong sữa mẹ  không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể trẻ hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Trong năm đầu đời trẻ em tăng trưởng rất nhanh, do đó lượng sắt cần nhiều hơn. Sắt cần cho quá trình tăng trưởng của các mô cơ quan và sự tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt cho 1kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn.  Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, trứng, gan, cá, tôm và trong đậu đỗ. Sắt trong thức ăn động vật có chất lượng cao và dễ hấp thu hơn sắt trong đậu đỗ. Vitamin C có trong rau xanh và các loại quả chín giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bữa ăn cuả trẻ em nông thôn và những vùng khó khăn thường ít thức ăn giàu dinh dưỡng như đã kể trên. 

2. Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin), vận chuyển ôxy và CO2 trong quá trình hô hấp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, giúp tạo colagen (giúp gắn kết các mô cơ thể). Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu thiếu sắt. Lượng sắt ở trẻ sơ sinh là 250mg, ở trẻ 1 tuổi khoảng 420mg.

Với thai nhi, thiếu máu thường gây tình trạng sinh non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp. Khi mang thai tổng lượng sắt cần > 1.000mg hay nhu cầu sắt hàng ngày là 59,2mg sắt nguyên tố (so với 39,2mg/ngày ở phụ nữ không có thai).

3. Những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Những dấu hiệu của bệnh dễ nhận thấy ở trẻ như sau: da xanh xao, trông có vẻ yếu ớt, nhưng lưu ý là triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen thì khó phát hiện. Nếu so sánh với các trẻ cùng trang lứa khoẻ mạnh thì bà mẹ sẽ thấy con mình da xanh hơn, cử động chậm chạp hơn.

Trẻ có biểu hiện chán ăn, khó ngủ và ít ngủ, hay quấy khóc vật vã, có thể trẻ chậm vận động hơn các trẻ cùng tuổi như: chậm biết ngồi, chậm biết đứng, chậm biết đi; nắn thấy bắp thịt, chân tay của trẻ mềm nhẽo so với trẻ khoẻ mạnh khác.

Trẻ có thể kêu đau nhức trong xương. Trường hợp bệnh thiếu máu nặng sẽ thấy tóc bị bạc màu, rụng tóc. Khi phát hiện con mình có một hay nhiều triệu chứng kể trên, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng trầm trọng.

4. Làm thế nào để trẻ em không bị thiếu máu thiếu sắt?

Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ, vì ngay từ khi còn là bào thai, trẻ đã nhận chất sắt từ người mẹ để phát triển và dự trữ.

Sau khi sinh, trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý, trẻ lớn hơn cần có chế độ dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng. Bữa ăn của trẻ cần đủ năng lượng và các loại thực phẩm giàu sắt. Hàng ngày nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như: thịt đỏ (lợn, bò…), gan (gà, lợn, bò), trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc... các loại thực phẩm này cũng là nguồn chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thu cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại họ đậu: các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành), đậu xanh, đậu đen, lạc và vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Muốn hấp thụ sắt tốt thì cần ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin C như các loại rau (rau ngót, rau muống, mồng tơi, quả đậu…), quả chín (chuối, đu đủ, cam, bưởi...).

Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, quan tâm vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường để tránh nhiễm giun, đặc biệt là giun móc, giữ một vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)

Trẻ nhỏ rất dễ bị thiếu vi chất

Công bố của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, ước tính Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nhưng có đến 1 triệu trẻ bị thiếu vi chất vitamin A tiền lâm sàng. Một khảo sát khác cũng của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết 70% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu hụt vi chất kẽm - dưỡng chất tác động trực tiếp khả năng hấp thu dinh dưỡng - dẫn đến tình trạng biếng ăn, thấp còi nói chung.

Khác với người lớn tự nhận thức “ăn gì thì tốt cho sức khỏe”, trẻ nhỏ thường ăn theo sở thích, nghĩa là trẻ chỉ ăn những loại thực phẩm mà mình thích, dẫn đến tình trạng ăn lệch. Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, thì đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc thiếu vi chất dinh dưỡng còn do những nguyên nhân:

- Ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần: Trẻ em cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển thể trạng và trí óc nên trẻ phải ăn 4-5 bữa mỗi ngày thay vì chỉ 3 bữa như người lớn. Ăn ít, ăn nhanh, ăn không đủ bữa sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… (nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ) là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và trở nên biếng ăn. Việc dùng kháng sinh điều trị bệnh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn xử lý luôn các lợi khuẩn ở đường ruột khiến trẻ tiếp tục biếng ăn và thức ăn cũng không được hấp thụ triệt để tiếp tục khiến trẻ bị thiếu vi chất.

Làm sao để biết trẻ Sơ sinh thiếu chất gì

Ăn ít, ăn không đủ bữa, ăn theo sở thích là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu vi chất ở trẻ từ 2-5 tuổi (ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vi chất và khoáng chất

Thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ ở giai đoạn 2-5 tuổi và nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nếu bố mẹ còn thấy rằng thật khó để nhận biết trẻ bị thiếu vi chất và khoáng chất thì những tư vấn dưới đây của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu sẽ giúp phụ huynh “bắt bệnh” và “chữa trị” cho con kịp thời.

- Thiếu can-xi, thiếu vitamin D: trẻ đổ nhiều mồ hôi, nhất là trong lúc ngủ, ngủ không yên giấc, dễ cáu giận, chậm mọc răng.

- Thiếu kẽm: ăn uống kém, chậm lớn, sức đề kháng giảm, hay bị cảm lạnh.

- Thiếu sắt: sắc da nhợt nhạt, tóc khô, móng tay mềm, dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức hay mệt, trí nhớ kém, hay cáu gắt, ngủ không ngon… Đó là dấu hiệu trẻ bị thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt.

- Thiếu vitamin B1: trẻ biếng ăn, tiêu hóa không tốt, tinh thần rối loạn bất bình thường.

- Thiếu vitamin B2: chung quanh vòm miệng thường mọc mụn nhiệt, đầu lưỡi sưng, môi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng. 

Làm sao để biết trẻ Sơ sinh thiếu chất gì

Mệt mỏi, chán ăn, đứng cân và không tăng chiều cao trong 2-3 tháng liên tục là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị thiếu vi chất dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Bổ sung vi chất “tưởng không dễ ai ngờ dễ không tưởng”

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết, nhiều bố mẹ vẫn thường than rằng rất khó để trẻ ăn uống đủ lượng đủ chất. Đặc biệt là các bậc phụ huynh theo đuổi các phương pháp nuôi con kiểu Mỹ, nghĩa là tôn trọng ý muốn của con trong việc ăn gì và ăn bao nhiêu. Tuy đó là phương pháp có có ý nghĩa quyết định thói quen ăn uống tự chủ và nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng nhưng cũng có thể khiến trẻ bị thiếu vi chất. Nhưng trẻ nhỏ thường có khuynh hướng “gạt rau gắp thịt” hoặc chỉ ăn một vài món. Các vitamin và vi khoáng chất có ở nhiều thức ăn với hàm lượng khác nhau trong các loại rau củ, đậu, hạt, trái cây, lẫn trong thức ăn động vật, đòi hỏi bé phải ăn đa dạng.

Ba mẹ cũng cần lưu ý, vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất đặc biệt mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải dung nạp từ thực phẩm. Thế nhưng tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của các bé mà bố mẹ có cách bổ sung vitamin và khoáng chất khác nhau. Nếu chẳng may, con của bạn chưa chịu ăn đa dạng thì giải pháp đơn giản chính là bổ sung vi chất thông qua các loại chế phẩm khác mà trẻ dễ chấp nhận hơn. Quan trọng là bố mẹ cần chọn được loại sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, 100% tự nhiên, không phẩm màu, không chất bảo quản, không hương liệu nhân tạo để đảm bảo an toàn cho trẻ.

PNKids là kẹo dẻo (gummy) sản xuất ở Mỹ, được tin dùng số 1 tại Singapore, cung cấp 15 loại vitamins và khoáng chất thiết yếu cho thành công tương lai của trẻ. Sản phẩm được thiết kế với công thức chuyên biệt dành cho trẻ em Châu Á. Chỉ với 2 viên kẹo dẻo mỗi ngày, mẹ đã dễ dàng giúp con bổ sung đủ những dưỡng chất mong muốn.

Kẹo PNKids không đậu nành, đậu phộng; không màu, không mùi nhân tạo; không chứa gluten, đường lactose; không chất bảo quản; bao gồm 5 loại sản phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đa dạng và phát triển toàn diện của bé:

- PNKids Multivitamin + Minerals gồm có 2 loại là cho bé trai và bé gái: giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cho cơ thể bé phát triển khỏe mạnh.

- PNKids Bright Eyes: giúp mắt sáng.

- PNKids Prebiotics & Veggie: hỗ trợ phát triển các lợi khuẩn tại đường ruột, từ đó giúp bé tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

- PNKids Strong & Tall: hỗ trợ sự phát triển của xương và răng.

- PNKids Brain Power: hỗ trợ sự phát triển của não bộ và tốt cho mắt.

Thông tin chi tiết sản phẩm: https://pnkids.com.vn/

Hotline: 1900.63.65.63