Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Nhiều phương pháp điều trị nghẹt mũi khi ngủ bằng tự nhiên hoặc thuốc có tác dụng cải thiện bệnh đơn giản.

Nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp của bệnh dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Điều này có nghĩa là niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng dẫn đến tăng tiết chất nhờn đào thải chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi, cản trở sự lưu thông khí của đường hô hấp.

Nghẹt mũi có thể tự khỏi hoặc diễn biến nặng, tái phát nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu này tuy thường không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Việc áp dụng những cách trị nghẹt mũi khi ngủ dưới đây giúp loại bỏ nhanh chóng chứng nghẹt mũi.

Nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do chất nhầy tích tụ trong đường mũi gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu trong mũi bị ứ tắc và viêm.

Khi chúng ta nằm nghỉ hoặc ngủ thì huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, lưu lượng máu ở phần thân trên của cơ thể cũng tăng lên, bao gồm ở vị trí đầu và đường mũi. Tình trạng này có thể làm cho tình trạng viêm ở các mạch máu trong mũi diễn biến nghiêm trọng hơn.

Tư thế nằm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho việc loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi và các hốc xoang khó khăn hơn. Tình trạng tắc nghẽn sẽ đỡ dần sau 1-2 giờ khi bạn thức dậy. Nguyên nhân là do chất nhầy có thể chảy được ra ngoài hoặc xuống cổ họng.

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Chất nhầy tích tụ trong đường mũi khiến bạn bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

3.1. Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng liệu pháp massage

Massage là cách trị nghẹt mũi khi ngủ đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay khi dấu hiệu nghẹt mũi xuất hiện. Các vị trí bạn cần massage bao gồm:

  • Điểm giữa hai cung lông mày

Massage nhẹ nhàng bằng ngón tay ở vị trí giữa hai cung lông mày trong khoảng 1 phút, áp lực trong xoang trán sẽ được điều chỉnh và chứng nghẹt mũi khi nằm cũng được cải thiện. Cách này cũng áp dụng được khi bạn gặp tình trạng khô niêm mạc mũi.

Khi bị nghẹt mũi khi ngủ, hãy xoa tròn nhẹ nhàng hai bên cánh mũi từ 1 - 3 phút. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ này có tác dụng khai thông đường hô hấp, bạn sẽ hỉ dịch mũi ra dễ dàng hơn và chứng nghẹt mũi khó chịu cũng vì thế mà được giảm dần.

Khi bị nghẹt mũi khi ngủ bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng tại vị trí điểm giữa môi và mũi từ 2 - 3 phút. Việc massage sẽ có tác dụng giảm sưng mao mạch trong mũi hiệu quả. Khi đó, đường thở sẽ trở nên thông thoáng hơn và tình trạng nghẹt mũi cũng dần biến mất.

Chú ý: Tất cả các phương pháp massage kể trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Tình trạng sức khỏe có thể cải thiện trong các trường hợp nhẹ hoặc nghẹt mũi nguyên nhân không phải do các tác nhân vi khuẩn, virus,...

3.2. Trị nghẹt mũi khi ngủ với nước muối sinh lý

Cách trị nghẹt mũi khi ngủ tại nhà với nước muối sinh lý được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời, có tác dụng làm sạch tốt. Từ đó, nó có vai trò giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi và làm loãng dịch nhầy. Khi rửa mũi sẽ làm các mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu và giảm tình trạng sưng nề.

Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc và sử dụng rửa mũi hàng ngày trước khi đi ngủ nếu thường xuyên bị nghẹt mũi.

Tuy nhiên, với phương pháp này thì bạn cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để tránh gây ra những vấn đề sức khỏe khác như nhiễm khuẩn ngược dòng hay viêm các xoang khác. Bạn nên thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ và được các kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo hiệu quả.

3.3. Cách trị nghẹt mũi bằng tắm nước ấm

Một cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà rất đơn giản mà có thể thực hiện hàng ngày là tắm nước ấm. Cơ chế của việc tắm nước ấm trong trị nghẹt mũi khá đơn giản bởi: Việc hít thở hơi nước ấm trong khi tắm giúp lượng dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm tình trạng viêm. Do đó, nếu bạn đang bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc nghẹt mũi chảy nước mũi, bạn nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm.

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng nước ấm có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi của bạn

3.4. Cách trị nghẹt mũi khi ngủ bằng phương pháp xông hơi

Đây là cách trị nghẹt mũi khi ngủ dân gian khá hiệu quả, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: chậu nước nhỏ đựng đầy nước nóng, có thể thêm vài giọt tinh dầu xả hoặc tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả xông hơi.
  • Dùng tấm chăn hoặc khăn to trùm kín đầu để hơi nước bốc lên mặt, tránh để mặt và mũi quá sát nước tránh hơi nước nóng gây phỏng da.

Cách làm này bạn cũng có thể áp dụng từ 2 - 3 lần/tuần nếu bạn đang gặp tình trạng viêm mũi kéo dài và chứng nghẹt mũi khi ngủ thường xuyên xuất hiện.

Việc thực hiện biện pháp này thường xuyên sẽ có tác dụng làm tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng biến mất.

3.5. Trị nghẹt mũi khi ngủ bằng ly trà gừng

Một ly trà gừng kèm với mật ong nóng là cách trị nghẹt mũi khi ngủ đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt với người bị nghẹt mũi do cảm lạnh. Cách pha chế trà gừng như sau:

  • Rửa sạch gừng tươi, cạo sạch vỏ và thái thành từng mỏng, cho vào cốc nước nóng.
  • Đợi trong khoảng 15 phút đến khi nước trong cốc chuyển sang màu vàng của gừng.
  • Thêm 2 thìa cà phê mật ong vào và khuấy đều rồi thưởng thức.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc những bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày- tá tràng, trào ngược dạ dày thì cần chú ý hơn khi sử dụng gừng.

3.6. Sử dụng máy tạo độ ẩm khi đi ngủ

Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có tác dụng điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức hợp lý nhất để đem lại những lợi ích cho hệ hô hấp như:

  • Làm dịu các mô bị kích thích, các mạch máu đang bị sưng trong mũi và các xoang
  • Làm loãng chất nhầy trong xoang mũi để dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ hoạt động thông khí bình thường của khoang mũi

Bạn có thể cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, tinh dầu xả, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp vào máy để khuếch tán vào không khí, từ đó, tăng tác dụng. Phương pháp này vừa có tác dụng trị nghẹt mũi khi ngủ vừa có tác dụng giúp bạn thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi.

3.7. Cách trị nghẹt mũi bằng tỏi

Với lượng allicin và scordinin cao trong thành phần, tỏi thường xuyên được sử dụng với tác dụng trị các bệnh về đường hô hấp và loại bỏ triệu để tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Một số cách chữa nghẹt mũi với nguyên liệu là tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Tỏi và mật ong: Bạn chuẩn bị 2 nhánh tỏi tươi, giã nát rồi trộn thêm 2 thìa mật ong và dùng trực tiếp.
  • Chế biến món ăn với tỏi: một số món ăn với tỏi như rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi... vừa có tác dụng trị nghẹt mũi, đồng thời, là những món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao.

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Bạn có thể trị nghẹt mũi khi ngủ bằng cách sử dụng tỏi

Với trường hợp nghẹt mũi nguyên nhân do kích ứng hoặc bệnh lý viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, những cách trị đơn giản trên sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, với trường hợp bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hít thở, đặc biệt là ở người có cơ địa hô hấp nhạy cảm thì cần dùng đến thuốc điều trị.

Đa phần thuốc trị nghẹt mũi đều là thuốc không kê đơn, bạn có thể sử dụng khi bị nghẹt mũi nói chung và nghẹt mũi khi ngủ nói riêng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc thông mũi dạng xịt;
  • Thuốc kháng histamin;

Khi đã áp dụng các biện pháp điều trị như đã kể trên nhưng tình trạng nghẹt mũi khi ngủ của bạn không thuyên giảm hoặc thường xuyên tái phát, bạn cần đi khám và điều trị bệnh sớm. Tình trạng nhiễm trùng có thể đã trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng thuốc điều trị và có thể cần dùng thêm những loại kháng sinh có kê đơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Ngạt mũi, chảy nước mũi là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Mặc dù không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe nhưng căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu. Vậy làm thế nào để chữa ngạt mũi nhanh nhất? Top 7 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng, đơn giản tại nhà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Nguyên nhân gây ghẹt mũi

Ngạt mũi (nghẹt mũi) là tình trạng niêm mạc mũi tiết ra nhiều dịch nhầy hơn so với thông thường khiến khoang mũi, hốc mũi bị bịt kín. Bất kỳ ai cũng có thể bị nghẹt mũi, không chỉ một mà nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, trong đó phổ biến nhất là những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn do viêm xoang.
  • Bị cúm, cảm lạnh thông thường do nhiễm virus.
  • Bị dị ứng thời tiết.
  • Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi (ví dụ khi mang thai) gây ra tình trạng tăng tiết dịch mũi.
  • Dùng một số loại thực phẩm hoặc thuốc gây ra các phản ứng nhất định (ví dụ như thuốc tránh thai).
  • Người bệnh làm việc trong môi trường khô hạn, ngồi điều hòa nhiều,...

Xem thêm: Hóa ra đây là lý do chỉ có một bên mũi bị ngạt khi bị cúm

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Ngạt mũi mang đến cảm giác khó chịu và nhiều phiền toái

Các cách trị hết nghẹt mũi nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Bị ngạt mũi thường rất khó chịu và phiền toái. Trong những trường hợp như vậy, điều mà người ta quan tâm nhất chắc hẳn là làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức. Top 7 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng mà chúng tôi mang đến ngay dưới đây có thể không mang lại hiệu quả ngay tức thì nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho tình trạng của bạn:

Trị nghẹt mũi nhanh chóng bằng phương pháp đẩy lưỡi và massage huyệt ấn đường

  • Bước 1: Đẩy cong lưỡi chạm vào răng hàm trên trong vòng 1 giây rồi bỏ xuống.
  • Bước 2: Ngay khi lưỡi vừa bỏ xuống, bạn lập tức lấy ngón tay trỏ và ngón tay giữa ấn nhẹ, day day vào phần giữa 2 lông mày (huyệt ấn đường).

Lặp lại các bước trên liên tục trong 20 giây. Phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng có thể giúp khoang mũi thông suốt, chất dịch trong mũi lưu thông tốt hơn, từ đó mang lại hiệu quả chữa trị nghẹt mũi nhanh chóng.

Cách chữa ngạt mũi nhanh bằng phương pháp nín thở

Làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức? Nín thở chính là phương pháp có thể giúp bạn trị nghẹt mũi ngay tức thì. Khi nín thở, cơ thể chúng ta sẽ khởi động cơ chế phòng vệ. Não bộ nhầm tưởng rằng chúng ta đang gặp nguy hiểm vì thiếu không khí nên sẽ ra lệnh mở rộng khoang mũi, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

  • Đầu tiên, hãy hít thật sâu, nghiêng đầu về phía sau rồi dùng tay bóp chặt mũi nín thở.
  • Giữ nguyên tư thế và tiếp tục nín thở đến khi bạn không thể chịu nổi thì bỏ ra. Bằng cách này, tình trạng nghẹt mũi có thể biến mất ngay lập tức.

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Trị nghẹt mũi nhanh bằng phương pháp nín thở

Mát xa vùng cánh mũi giúp trị ngạt mũi hiệu quả

Cách này khá đơn giản. Khi bị nghẹt mũi, bạn chỉ việc dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn ở vùng cánh mũi. Thực hiện động tác massage này trong vòng 1 - 2 phút sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Ăn gia vị cay nóng

Những món ăn sử dụng gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… rất tốt cho việc giải cảm, giảm nghẹt mũi. Khi ăn những món này, chất nhầy trong khoang mũi sẽ tăng tốc độ dịch chuyển, từ đó làm giảm chứng ngạt mũi một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý dứt điểm?

Cách trị nghẹt mũi nhanh bằng khăn ấm và máy hút mũi, bình hút mũi

  • Bước 1: Lấy 1 miếng vải hoặc khăn sạch cho vào chậu nước ấm rồi vắt khô. Chú ý: Không dùng nước quá nóng vì khi chườm có thể làm bỏng da.
  • Bước 2: Chườm khăn ấm lên mũi. Nhiệt độ ấm sẽ khiến chất dịch nhầy trong mũi lỏng hơn.
  • Bước 3: Dùng máy hút mũi/ bình hút mũi để hút dịch nhầy. Đây có thể xem là một trong những các trị nghẹt mũi tại nhà nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?

Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Chườm khăn ấm lên mũi giúp chữa nghẹt mũi hiệu quả

Xem thêm
Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Sử dụng máy khí dung mũi họng

Nếu nghẹt mũi kéo dài hoặc nghẹt mũi là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi cấp tính/ mãn tính, viêm xoang,… thì có thể bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc. Trong trường hợp đó, kết hợp dùng thuốc và máy khí dung sẽ thúc đẩy hiệu quả điều trị. Máy khí dung mũi họng còn được gọi là máy xông khí dung, máy thở khí dung, máy xông mũi họng. Thiết bị này có khả năng chuyển thuốc thành các hạt dạng khí, sương mịn rồi đẩy chúng vào sâu bên trong phế quản, phế nang nhờ vào áp lực phun của động cơ. Không chỉ có tác dụng đưa thuốc đến đúng vị trí, tăng hiệu quả điều trị, máy xông mũi họng còn giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể.

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về máy khí dung mũi họng

Xem thêm
Làm thế nào để hết nghẹt mũi

Cách chữa ngạt mũi tại nhà bằng máy trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh thường gặp với nhiều triệu chứng, bao gồm cả nghẹt mũi. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng có thể chữa nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng bằng các loại máy trị viêm mũi dị ứng. Đây là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý ánh sáng nhằm ngăn chặn sự thoát ra của Histamin, làm mất hoặc loại bỏ hoàn toàn phản ứng gây dị ứng. Máy chữa viêm mũi dị ứng được cả các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao với những ưu điểm như:

  • Kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng và bảo quản.
  • Có thể đẩy lùi các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,… một cách nhanh chóng.
  • An toàn với người sử dụng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà

Hi vọng top 7 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn và những người thân yêu. Ghé thăm Quantrimang.com thường xuyên để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe bạn nhé!