Làm thế nào luyện tập khéo léo

Trong giao tiếp hằng ngày, ngoài việc có một phong cách giao tiếp tốt, bạn còn phải có kỹ năng từ chối khéo léo. Nghệ thuật từ chối thật sự rất quan trọng, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. 

Làm thế nào để từ chối mà vẫn thể hiện sự tôn trọng đối với lời đề nghị của đối phương? Làm sao để đối phương vẫn vui vẻ khi nghe lời từ chối? Ắt hẳn đây là một loại nghệ thuật trong kỹ năng giao tiếp mà tất cả chúng ta nên học.

 

Nghệ thuật từ chối trong giao tiếp

Người Á Đông chúng ta sống theo lối sống tình cảm, nhẹ nhàng, cách làm việc cũng thiên nhiều về hướng tình cảm. Thế nên việc nói ra lời từ chối một đề nghị của đối phương là rất khó. Và thường chúng ta sẽ nhận lời rồi làm việc đó một cách không vui vẻ, mang nặng áp lực tinh thần.

Đối với nhân viên cùng công ty, lời đề nghị có thể là làm giúp kế hoạch, tính giúp dự trù kinh phí. Nhận lời làm một vài lần đầu tiên, những lần sau đó bạn sẽ được mặc định là phải làm giúp họ. Vậy là, bạn bỗng dưng có thêm “sếp”.

Đối với sinh viên, lời đề nghị có thể là cho mượn tiền, làm giúp bài tập nhóm. Hay là những lời rủ rê lôi kéo đến những nơi sang trọng xa hoa. Nếu không biết cách từ chối khéo léo, bạn sẽ hoặc là mất tiền, hoặc là mất tình bạn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào được nhờ vả bạn cũng từ chối. Bạn nên xác định được đâu là tình huống nên từ chối hoặc nhận lời.

 

Một số mẹo để nhận biết bạn có nên từ chối hay không

– Hãy suy nghĩ đến mối quan hệ của bạn với người đó và lời từ chối có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của cả hai. Đó là việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến. Thông thường, bạn có thể từ chối khéo léo lời đề nghị của một người không quá thân thiết.

– Từ chối nhận làm giúp những việc mà bạn không hiểu rõ. Bởi lẽ, bạn sẽ mất nhiều thời gian của bản thân để tìm hiểu về chúng. Song, không có điều gì là chắc chắn rằng, bạn sẽ làm tốt chúng. Đôi khi bạn còn nhận lại lời chê bai hoặc sự nghi ngờ về năng lực.

– Nếu bạn cảm thấy không muốn thực hiện nó. Hãy mạnh dạn từ chối và nói lời xin lỗi. Làm một việc bản thân không hứng thú thì cũng khó đem lại kết quả cao.

– Tập cách nói không với những lời nhờ vả cùng nội dung được lặp đi lặp lại bởi một người. Vì rất có thể, bạn đang bị lợi dụng đấy.

 

Làm thế nào để sử dụng kỹ năng từ chối một cách hiệu quả nhất?

Hiểu rõ bản thân

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ cảm giác cũng như khả năng đáp ứng của mình đối với lời đề nghị đó. Đặc biệt là thời gian và chuyên môn của bạn. Nếu mối quan hệ đó không quá thân thiết và lời đề nghị không phù hợp chuyên môn. Bạn hãy nhẹ nhàng từ chối.

Tỏ thái độ lịch sự

Nếu xét thấy bản thân không có đủ thời gian, không có đủ hứng thú thì hãy từ chối một cách nhẹ nhàng, ngắn gọn, lịch sự. Tuyệt đối không được tỏ thái độ khó chịu hay thô lỗ.

Đừng nói trực tiếp từ “không”. Bạn có thể dùng nhiều cách biểu đạt khéo léo khác nhau thể hiện sự từ chối thay vì nói không.

Giải thích rõ ràng

Thực tế, bạn có thể từ chối không kèm lời giải thích nào. Tuy nhiên, giải thích rõ ràng, ngắn gọn sẽ giúp bạn nhận được cái nhìn thông cảm từ đối phương nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm một phương pháp, hoặc một người đủ điều kiện trình độ chuyên môn giúp đỡ thay thế.

 

Một số ví dụ về lời từ chối trong hoàn cảnh cụ thể

Cách từ chối lời mời đi chơi

  • Lấy lý do rằng mình có cuộc hẹn quan trong hơn: gặp khách hàng, có hẹn với gia đình…
  • Đưa ra lời hẹn vào một ngày khác. Đây là cách từ chối khéo léo cho một người bạn thân hay sếp. Lúc này người nghe sẽ cảm thấy dễ chịu hơn là một chữ “Không”

Cách từ chối cho vay tiền

  • Nếu bạn lặp đi lặp lại vấn đề người bạn mượn tiền. Hãy chủ động “kêu ca” về vấn đề tài chính của mình khi đoán được ý đồ đề nghị mượn cho lần tiếp theo.

Cách từ chối trong công việc

  • Hãy nói với họ bạn còn đang bận việc khác. Như vậy họ sẽ phải tự làm hoặc tìm một người khác mà không van nài bạn thêm.
  • Bạn cũng có thể nói rằng “mình không đủ khả năng làm việc này” với những công việc thật sự không đúng chuyên môn. Đối phương sẽ sớm nhận ra và không quay trở lại nhờ bạn nữa.

Kỹ năng từ chối là một nghệ thuật trong kỹ năng giao tiếp mà bạn phải luyện tập thường xuyên. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi hay “ngại”, bạn phải biết cách sử dụng kỹ năng từ chối để tránh thiệt cho bản thân.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc gặp phải những tình huống khó xử cần phải từ chối một ai đó. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những kỹ năng từ chối một cách khéo léo trong giao tiếp thông qua bài viết sau.

Nội dung chính

  1. 1. Kỹ năng từ chối là gì ?
  2. 2. Các cách từ chối khéo léo
    1. 2.1 Trong công việc
    2. 2.2. Trong tình cảm

1. Kỹ năng từ chối là gì ?

Kỹ năng từ chối trong giao tiếp là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ nhằm thể hiện việc không chấp nhận những điều được yêu cầu hay được dành cho.

Thực tế trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cùng đồng ý hoàn toàn với lời đề nghị. Thế nhưng từ chối làm sao để vẫn thể hiện được sự kiên quyết của mình lại không làm mất lòng đối phương thì đó là cả một nghệ thuật.

Làm thế nào luyện tập khéo léo

Trước khi từ chối một ai đó, bạn cần đánh giá vấn đề mà họ đưa ra cho bạn. Trong trường hợp bạn cần phải từ chối, hãy chọn thời điểm thích hợp để đưa ra lời từ chối. Hãy chọn một thời điểm mà bạn chắc chắn  bạn đã dành đủ thời gian để nghiên cứu vấn đề trước khi cho họ câu trả lời, đồng thời cũng giúp họ giảm thời gian chờ đợi từ bạn. Cần giữ thái độ khéo léo hòa nhã khi từ chối, bạn không nên dùng lời kẽ quá thẳng thắn để từ chối vấn đề.

2. Các cách từ chối khéo léo

2.1 Trong công việc

Trong công việc, có đôi khi bạn phải từ chối vì không muốn ôm vào mình những trách nhiệm không phải của mình, và bạn cần có thời gian để thực hiện những công việc của bản thân.

Làm thế nào luyện tập khéo léo

Bạn không thể làm hài lòng tất cả yêu cầu của mọi người và cũng không có đủ thời gian cho việc đó. Việc từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ, bởi mỗi người đều có quyền từ chối việc gì đó nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình.

Để từ chối những đề nghị, những lời mời trong công việc tránh mất lòng người khác, bạn có thể lựa chọn những cách từ chối sau:

  • Sự bận rộn: Hãy cho đối phương biết rằng bạn đang rất bận rộn, có nhiều thứ phải lo nên bạn không thể nhận thêm một trách nhiệm nào nữa.
  • Giới thiệu người phù hợp: Lời từ chối sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách giới thiệu đối phương đối tượng phù hợp có thể giúp đỡ.
  • Sự thành tâm: Nếu bạn không thể đáp ứng, hãy thể hiện sự cảm kích cũng như tiêc nuối không thể thực hiên yêu cầu của họ.
  • Trì hoãn: Cho đối phương biết rằng bạn rất muốn giúp đỡ nhưng không phải thời điểm này.
  • Hãy nói “không”: Trong những trường hợp gây ảnh hưởng lớn đến cá nhân bạn, cần bất cứ lý do biện hộ nào cả, chỉ cần nói thẳng ra rằng bạn không thể làm được.

2.2. Trong tình cảm

Tình cảm là thứ khó thể ép buộc. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối tình cảm của một ai đó  mà mình không yêu, hay một món quà mà bạn cho rằng mình không nên nhận. Nhưng bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế trước khi bật ra những phản ứng đầu tiên.

Làm thế nào luyện tập khéo léo

Trước khi từ chối, hãy học cách đặt mình vào vị trí của “đối phương”, để thông cảm với tâm trạng của họ. Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm với mình như sự coi thường, xúc phạm, thái độ giễu cợt, ý định chà đạp, biến đối phương thành kẻ vô duyên…Một số cách từ chối trong chuyện tình cảm:

  • Khéo léo: Hãy trả lời bằng những lời giải thích chân thật nhất, kèm với đó là câu cảm ơn về tình cảm mà người ấy đã dành cho bạn. Bạn nên biết rằng việc để nói lời tỏ tình với ai đó không hề đơn giản, bởi thế bạn không nên quá sỗ sàng trước tấm chân tình của người khác.
  • Dứt khoát: Tránh việc mập mờ, không đồng ý cũng không từ chối để người ấy cứ nuôi hi vọng. Khi tình cảm còn chưa sâu đậm, bạn hãy thẳng thắn nhưng khéo léo, như vậy, sẽ tránh gây tổn thương cho người đó hơn trước khi tình cảm mà họ trao cho bạn đã quá sâu sắc.
  • Đối xử tốt như những người bạn: Hãy cư xử một cách tự nhiên, thoải mái những kiên quyết thể hiện giới hạn tình cảm mà bạn mong muốn giữa hai người.
  • Giới thiệu người phù hợp: Việc từ chối tình cảm một chàng trai bằng cách giới thiệu cho anh ấy một đối tượng phù hợp đôi khi lại là cách hay. Chàng sẽ chuyển mục tiêu nếu thấy hợp, còn không thì anh chàng cũng tự hiểu là bạn không cảm thấy hứng thú với mình và tự rút lui.