Làm trang trại cần bao nhiêu vốn

5 Bước Hoàn Thành Trang Trại Chăn Nuôi - 5 Step Completed Farm

Bước I: Chuẩn bị đất làm trang trại

  • có hai phương án để có đất làm trang trại chăn nuôi đó là mua và thuê. Mỗi phương án có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, trước khi quyết định chọn phương án nào thì cần tìm hiểu kinh nghiệm của người đi trước, và tư vấn.
  •  Phương án mua đất làm trang trại:
  • Ưu điểm: thời gian canh tác lâu dài, ổn định, không cần lo lắng về hết thời hạn thuê hoặc phải hoàn trả, ngoại trừ những lý do đặc biệt, tuy nhiên trường hợp này sẽ được đền bù theo quy định hiện hành.
  • Đất nông nghiệp được sử dụng 50 năm, khi hết hạn nhưng còn nhu cầu có thể tiếp tục gia hạn. Quyền sử dụng đất trang trại có thể sang nhượng, chuyển giao, thừa kế vv.
  • Nhược điểm: Đất làm trang trại cần diện tích lớn, vừa dễ quy hoạch lại có thể vay vốn từ ngân hàng khi muốn tăng sản lượng thì quy định ở khu vực phía bắc và duyên hải miền trung từ 2 Ha trở lên, các tỉnh phía nam và tây nguyên từ 3 Ha trở lên, 5 Ha trở lên đối với các tỉnh phía nam. Việc có được khu đất lớn lại nằm trong vùng quy hoạch của địa phương là rất khó tiếp cận, với những lý do cơ bản, có đất đẹp thì giá quá đắt hiệu quả từ đầu tư trang trại ít không tương ứng hiệu quả đầu tư, đất rẻ thì không thuận giao thông, điện, nước vv.
  •  Phương án thuê đất làm trang trại:
  • Ưu điểm: giá thuê đất làm trang trại tương đối rẻ, từ 15 – 35 triệu/ha tùy khu vực địa lý, cũng như điều kiện tự nhiên của khu đất, nếu tìm được nhưng trang trại đã làm nhưng không hiệu quả do thiếu kinh nghiệm quản lý, hay đơn giản chủ trang trại đó muốn chuyển đổi ngành nghề thì càng thuận lợi. Bên cạnh đó nên xin thuê đất nông nghiệp của nhà nước để làm trang trại với giá rẻ, ổn định lâu dài.
  • Nhược điểm: việc canh tác không phải đất của mình sẽ gặp nhiều phát sinh, nếu muốn mở rộng thêm quy mô, sản lượng vv. Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng là rào cản quyết tâm đầu tư, khi chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, duy trì hoạt động, duy tu bảo dưỡng, không hề nhỏ.

Bước II: Hoàn tất thủ tục xin cấp đất làm trang trại

1/ Nộp hồ sơ thẩm định cho phòng tài nguyên môi trường, nếu hồ hơ đầy đủ hợp lệ thì theo quy định hiện nay, trong vòng 30 ngày cơ quan chức năng có văn bản thẩm định gửi lại để lập hồ sơ xin thuê đất, giao đất. cơ quan TNMT hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

2/ Trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định:

a/ giao đất, cho thuê đất;

b/ ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất;

c/ Chủ đầu tư, người được giao đất, cho thuê đất nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất đối với trường hợp cho thuê đất.

3/ Tuy nhiên bạn đang là người có thế mạnh về lập kế hoạch kinh doanh chứ  không phải việc hoàn tất thủ tục hành chính. Vì vậy khâu này có thể thuê tư vấn, vừa nhanh chóng, gọn nhẹ mà bản thân có nhiều thời gian chuẩn bị các công việc thi công hoàn thiện dự án.

Bước III: Thuê đo vẽ thiết kế trang trại theo tiêu chuẩn.

  • Việc đo vẽ để co cơ sở thiết kế chuyên nghiệp là công việc của đơn vị có chuyên môn, bạn chỉ cần tìm hiểu đơn vị tư vấn thiết kế nào có đủ chuyên môn và mức độ tin cậy là được. Việc thuê thiết kế là việc làm cần thiết đảm bảo tất cả tiêu chí của trang trại tiêu chuẩn.

Bước IV: Xây dựng trang trại

  • Để giảm bớt chi phí đầu tư và tăng nhanh tiến độ thực hiện dự án, sau khi có bản vẽ thiết kế thi công, bạn có thể chọn hạng mục cần chuyên môn cho đơn vị chuyên nghiệp xử lý, bản thân có thể chọn hạng mục đơn giản tự làm.

Bước V: Chọn đơn vị cung cấp con giống, thức ăn

  • Sau khi xây xong trang trại, phần con giống và thức ăn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cung cấp hoặc bàn thảo phương án làm đại lý hay hợp tác kinh doanh.  您关注越南农产品出口与有合作需求就参考在这里 . You refer to the information here tại đây.

Cách đây hơn chục năm, anh Trần Văn Tiến vào Sài Gòn làm trình dược viên. Ban đầu, mức lương của anh chỉ được khoảng 13 triệu. Dần dần, anh làm việc trực tiếp với các nhà thuốc, nhận phân phối riêng một số sản phẩm nên tháng nào, thu nhập của anh cũng được 25 triệu đồng trở lên.

Nhờ đó, anh Tiến có trong tay số tiền tiết kiệm 2,3 tỷ đồng. Vì sinh ra và lớn lên ở quê từ nhỏ nên anh rất thích làm trang trại. Hơn nữa, đi nhiều nơi anh Tiến càng nhận ra, dù xã hội đã phát triển hiện đại thì nhu cầu ăn uống vẫn là thiết yếu. 

Chính bởi suy nghĩ như thế, anh quyết định nghỉ việc và mang hết số tiền về quê đầu tư mở trang trại chăn nuôi lợn. “Mình cũng xác định, ban đầu có thể gặp khó khăn nhưng sau sẽ dần ổn định. Đi làm tuy lương cao nhưng chỉ giải quyết trước mắt, không tự làm chủ mình. Do về quê làm trang trại nên thời gian đầu mình không thể tiếp tục duy trì công việc cũ mà phải quyết nghỉ ngay”.

Nghĩ là làm, anh Tiến xin nghỉ việc ở Sài Gòn, về Thanh Oai mở trang trại. Anh được cả gia đình ủng hộ bởi bố mẹ anh cũng từng nuôi lợn nhiều năm nay. Anh liền triển khai mở trang trại chăn nuôi lợn. Mọi người động viên anh mở rộng quy mô nuôi lên 1.000 con và cho anh vay thêm tiền cũng như hướng dẫn cách làm, cách xây dựng chuồng trại, chăn nuôi từ quy mô nhỏ để có kinh nghiệm chống chọi với các bệnh gia súc. Tuy nhiên, anh Tiến quyết định chỉ khởi nghiệp trong số vốn mình có.

Mở trang trại nuôi lợn, năm đầu tiên anh Tiến lãi 1,7 tỷ đồng (ảnh minh họa)

Với số tiền sẵn có từ những năm đi làm, anh mở trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghiệp với quy mô ban đầu 500 con. Trong đó, riêng tiền giống đã hết khoảng 600 triệu. Vì giá một lợn giống 10kg khoảng 1,2 triệu đồng. 

Ngoài ra, tiền thức ăn cho lợn cũng mất một khoản lớn tùy từng giai đoạn tăng trưởng của chúng. Nhưng trung bình, thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt từ giai đoạn còn nhỏ tới khi xuất bán hết khoảng 2,4 triệu đồng/con. Tính ra, với 500 chú lợn mất khoảng 1,2 tỷ tiền thức ăn”, anh nhẩm tính. 

Khoản tiền mua thuốc thú y cũng được anh Tiến coi trọng, bởi chăn nuôi lợn phải có quy trình phòng bệnh dịch. Chi phí tiêm phòng kháng sinh, thuốc bổ cho cho một con lợn nuôi thịt từ 10kg tới khi xuất chuồng tầm 180.000 đồng/con. 500 con lợn hết khoảng 90 triệu đồng.

"Rồi tiền thuê thêm một người làm với mức lương 3,5 triệu/tháng, tính ra 4 tháng cũng hết 14 triệu đồng chưa kể công sức của chính mình. Bên cạnh đó là chi phí điện nước để vận hành trại như điện thắp sáng, điện chạy dàn mát, quạt hết khoảng 2,5 triệu/tháng. Một lứa lợn nuôi khoảng 4 tháng, như vậy chi phí tiền điện hết khoảng 10 triệu đồng”, anh nói.

Người đàn ông này nhẩm tính, tổng chi phí ban đầu bỏ ra để mở trang trại nuôi 500 con lợn thịt công nghiệp chưa tính tới hao phí chuồng nuôi là: tiền giống + tiền thức ăn + tiền thú y + tiền thuê người làm + tiền điện nước. Tổng cộng, anh Tiến đã bỏ ra gần 2 tỷ đồng, cụ thể số tiền là 1,914 tỷ đồng. 

“Số tiền trên chưa tính 350 triệu mình bỏ ra xây chuồng trại với những tiện nghi cần thiết, diện tích đảm bảo việc chăm sóc. Tổng số tiền về quê đầu tư cho vụ mở trang trại nuôi lợn hết khoảng 2,264 tỷ đồng”, anh Tiến kể.

Sau 4 tháng nuôi, nhờ chăm sóc tốt và đảm bảo được khâu phòng chống dịch bệnh, những chú lợn nhà anh Tiến bắt đầu cho xuất chuồng. Nhờ đó, anh Tiến thu được một khoản lớn. Trung bình mỗi chú lợn nặng 100kg anh bán giá hơi là 60.000 đồng/kg, tỷ lệ con chết khoảng 5%. Tiền thu từ việc bán lợn là (500 x 95%) x 100 x 60.000 =2,85 tỷ đồng. Ngay lứa lợn nuôi đầu tiên, anh Tiến lãi 586 triệu đồng. 

Cứ thế, một năm anh Tiến nuôi được 3 lứa lợn thịt, như vậy ngay năm đầu tiên anh đã lãi hơn 1,7 tỷ đồng. “Với số vốn ban đầu không nhiều nên trang trại nuôi lợn của mình có quy mô nhỏ. Thế nhưng, do có kinh nghiệm mở trang trại nuôi lợn và cách chăm sóc lợn nuôi thịt từ truyền thống gia đình nên mình có cơ sở thực hiện tốt việc này ngay từ lứa lợn đầu và thu lãi luôn. 

Nói chung, ngành nghề chăn nuôi rất vất vả, chưa kể giá cả lên xuống theo cung cầu. Bởi vậy, nếu ai có ý định xây trại lợn như mình, nhất định phải lường trước những rủi ro, suy nghĩ thật kỹ và quyết tâm cao độ. Nếu chăm sóc không cẩn thận, dịch bệnh không kiểm soát được lợn lại chết cả đàn, khi ấy có mà bán nhà đi để bù lỗ”, anh lưu ý.

Thảo Nguyên 

Anh nông dân này là Lương Ngọc Lai (32 tuổi, dân tộc Thái) ở xã Luận Thành, H.Thường Xuân (Thanh Hóa). Từ 2 bàn tay trắng liều vay 100 triệu với lãi suất cao để khởi nghiệp và giờ đã có doanh thu hơn 1 tỉ đồng/năm, lãi 400 triệu đồng/năm. 

Từ 0 đồng...

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình, anh Lương Ngọc Lai cho biết, anh xuất thân là con nhà nghèo, vì gia đình làm nông. Tốt nghiệp cấp 3, anh tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi rời quân ngũ, anh theo học ngành nông nghiệp tại Trường trung cấp Nông lâm Thanh Hóa và tiếp tục học liên thông Khoa Nông lâm Trường ĐH Hồng Đức. Trong thời gian này, anh đã ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp làm giàu trên quê hương.

“Tôi thấy quê mình có lợi thế về lao động, đất đai nhưng chưa phát huy hết. Trong khi đó, xu hướng của xã hội hiện đại đang cần những sản phẩm sạch. Vì vậy, tôi đã ấp ủ dự định làm nông nghiệp sạch để vừa mang đến sản phẩm sạch cho người dân, vừa bảo vệ môi trường, giúp giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên”, anh Lai chia sẻ.

Tuy nhiên, lúc đó trong tay không có đồng nào, anh đã vay mượn của anh em bạn bè được 30 triệu đồng để nuôi gà. Không may, lứa gà đầu tiên thất bại, do thiếu kỹ thuật. Nhưng anh vẫn không nản chí mà quyết tâm theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp của mình. Khi đó, vốn vẫn là con số 0, nhưng anh vẫn liều vay 100 triệu đồng với lãi suất cao để đầu tư.

“Khi mới khởi nghiệp việc tiếp cận nguồn vốn của nhà nước rất khó khăn vì chưa có tài sản đảm bảo. Năm 2016, tôi liều vay 100 triệu đồng, với lãi suất rất cao để có vốn đầu tư. Gia đình tôi rất lo lắng, ai cũng khuyên không tham gia nữa, vì đã thất bại rồi. Nhưng tôi nghĩ khác, vì thất bại đã cho mình kinh nghiệm nên tôi vẫn quyết tâm khởi nghiệp”, anh Lai chia sẻ.

Anh Lương Ngọc Lai và các thanh niên chăm sóc cây dưa vàng tại trang trại

Ảnh NVCC

Sau đó, anh mạnh dạn bỏ ra 10 triệu để đi học hỏi các mô hình làm nông nghiệp sạch và quyết định mở rộng quy mô nuôi 3.000 con gà. Anh Lai cũng tâm sự, để vận động được gia đình đồng ý với quyết định của mình, anh phải mất vài tháng. Anh hứa với gia đình nếu lần này thất bại nữa thì sẽ đi làm ăn xa để trả nợ.

“Đã khởi nghiệp có bài học rồi, tham quan mô hình rồi và đi học rồi nên tôi không sợ nữa. Tôi vừa vận động, vừa làm và sau 3 - 5 tháng bắt đầu nhìn thấy thành quả thì gia đình tôi đã bớt lo”, anh Lai nhớ lại.

...Đến trang trại xanh 3 sạch

Anh tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp do Đoàn thanh niên tổ chức và đã được học hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức làm kinh tế. Thấy việc chỉ nuôi gà không tận dụng hết được nguồn sản phẩm sẵn có, nên anh phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt theo một chuỗi khép kín: nuôi gà, lấy phân gà để nuôi giun quế, lấy phân giun quế để trồng dưa vàng và các loại rau, củ, quả, rồi giun quế lại dùng để nuôi gà.

Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, lại không phải sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, không đưa chất thải ra môi trường. Hướng phát triển mới đã giúp anh thành công. Năm 2019, anh quyết tâm đầu tư dự án “Trang trại xanh 3 sạch” với số vốn gần 2 tỉ đồng, nuôi 10.000 con gà ri thả vườn, lấy phân gà để nuôi giun quế và trồng 9.000 gốc dưa vàng.

Sau 5 năm khởi nghiệp, giờ đây, mô hình của anh đã hoàn thiện, bắt đầu mở rộng sản xuất và cho doanh thu đạt hơn 1 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 400 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động. Sản phẩm của trang trại hiện không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn xuất đi các địa phương khác.

Chỉ cần có quyết tâm

Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Lai còn là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã Luận Thành. Đặc biệt, trong quá trình khởi nghiệp, anh đã tập hợp thanh niên trong vùng cùng tham gia phát triển sản xuất. Từ CLB Thanh niên khởi nghiệp do anh khởi xướng, đến nay, anh đã thành lập HTX với 8 hộ gia đình đều là thanh niên tham gia. Mỗi gia đình nuôi 3.000 con gà trở lên, cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

“Trước đây, thanh niên không có công ăn việc làm. Tôi định hướng vào CLB Thanh niên khởi nghiệp và giờ họ đã phát triển khá, không lo cơm ăn áo mặc, không phải đi lao động xa nhà”, anh Lai chia sẻ.

Anh Lương Ngọc Lai được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2020

Ảnh NVCC

Từ năm 2020 đến nay, do dịch Covid-19, việc nuôi trồng cũng gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng lên, nhưng anh vẫn bao tiêu sản phẩm cho các hộ tham gia chăn nuôi, giúp mô hình “Trang trại anh 3 sạch” của anh vẫn tiếp tục phát triển.

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, anh Lai cho biết: “Đối với bản thân mình, vốn không phải là hàng đầu. Chỉ cần mình tự xây dựng được ý tưởng thì sẽ có vốn. Có rất nhiều người rất ủng hộ thanh niên khởi nghiệp, vì vậy, chỉ cần có quyết tâm thì sẽ có thành công”, anh Lai nói.

Mô hình “Trang trại xanh 3 sạch” của anh Lai đã giành giải nhì cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 - năm 2020”. Anh Lai cũng đã vinh dự nhận được giải thưởng Lương Định Của lần thứ 15 năm 2020 - phần thưởng cao quý của T.Ư Đoàn dành cho nhà nông trẻ xuất sắc.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề