Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.

+ Về du lịch văn hóa - lịch sử

Thị xã Lạng Sơn có một ngọn núi trông xa giống hình voi phục và được gọi là núi Đại Tượng. Trong lòng núi có một động lớn, có chùa Tiên ngoạn mục được dựng vào thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Vào chùa Tiên du khách sẽ thấy một nhũ đá to nhô lên tựa hình người ngồi trên bệ đá lớn. Tương truyền đó chính là Tiên Ông đã xuống trần dẫm chân xuống đá thành giếng nước, giúp dân chống hạn. Giếng nước đó gọi là Giếng Tiên, nước đầy trong vắt quanh năm không cạn. Dân đã lập bàn thờ để thờ Tiên Ông, còn gọi là Thần Nông. Hàng năm cứ đến tháng 6 âm lịch, dân đến đây mở hội lễ cúng Thần Nông.

Đền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thượng Ngàn - một trong ba vị Mẫu vẫn được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Đền chính được dựng theo kiểu chữ Đinh gồm có tiền tế và hậu cung. Trên nóc mái nhà tiền tế có tượng long chầu lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, vạn vật sinh sôi. Nhà bái đường gồm 6 gian, gian phía trong thờ Hoàng Thượng Đế, ông Hoàng Mười, Hoàng Bảy. Gian chính cung thờ tam tòa Thánh Mẫu, 2 bên có am thờ Trần Hưng Đạo và chúa Sơn Trang. Chùa được trùng tu năm 1922 và 1933. Đây cũng là điểm du lịch để du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Lễ hội đền Kỳ Cùng

Đền nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại. Đền thờ thủy thần sông Kỳ Cùng. Tương truyền trước đây có một con giao long đào hang ở đây và ăn sâu vào động Nhị Thanh. Du khách thăm Lạng Sơn thường ghé vào đây để lễ thần.

Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông - tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700 m so với mặt nước biển.

Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ.

Vùng núi này là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày. Từ năm 1935 người Pháp đã quy hoạch và xây dựng tại đây nhiều nhà nghỉ. Ngày nay tỉnh Lạng Sơn đang cho xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và đón khách du lịch.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Phong cảnh trong động Nhị Thanh

Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.

Là Chùa Tam Giáo, trong Động có nhiều tượng thánh bày thờ theo nhiều hình thức - Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ khi Ông được cử lên làm quan đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 - 1780. Trong khoảng thời gian ngắn, ông đã làm cho bộ mặt Lạng Sơn thay đổi phát triển đi lên về các mặt Chính trị - Kinh tế, bảo vệ đất nước Đặc biệt về văn hoá, ông đã có công phát hiện ra 8 cảnh đẹp Xứ Lạng ( Trấn doanh bát cảnh ) trong đó có động Nhị Thanh. Tháng 5 năm 1779 ông đã thuê thợ khởi công xây dựng tôn tạo khu động. Động bên trái cao, thế đất tốt hơn làm chùa Tam Giáo thờ 3 vị thánh là Khổng Tử - Lão Tử - Phật Thích Ca. Động Nhị Thanh ở bên dưới chùa Tam Giáo, là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp tự hiên kỳ vĩ. Ngày nay, tại di tích này có hệ thống văn bia tạc trên vách đá của các danh nhân thi sĩ qua lại các thời kỳ lưu lại. Đây là nguồn sử liệu, những tác phẩm văn học hết sức quí giá, thông tin về lịch sử và di tích Lạng Sơn, nơi đây còn có tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ tạc cùng năm 1779 rất đẹp và có giá trị mỹ thuật cao.

Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng, có ngôi chùa cổ đã đi vào ca dao:

“Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa Có Nàng Tô Thị, có chùa TamThanh....”

Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn. Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia “Thiên Động Pháp Luân Thường Chuyển” có niên đại cổ nhất, khắc từ thời Lê Vĩnh Thịnh năm thứ 2 (1677).

Bên trong chùa có các hiện vật quý: bức phù điêu Phật A Di Đà mang phong cách mỹ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ XVI-XVII) được tạo theo thế đứng trong hình một lá bồ đề. Bên dưới tượng là cung Tam Bảo gồm một số pho tượng chủ yếu của Phật giáo dòng đại Thừa. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương, là một trong “Trấn doanh bát cảnh” của Xứ Lạng, được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

Ai về quê em Bình Gia yêu mến, có rừng núi cao, đất hồi thơm, gỗ chè nhiều". Lời hát thiết tha, khiêm nhường và lắng sâu trong lòng những người con của Bình Gia (Lạng Sơn) như­ vẫy gọi, mời chào chúng tôi và du khách đến với Bình Gia, một trong những xứ sở của hoa hồi, bốn mùa quả ngọt hoa thơm, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của một vùng núi cao, mây trắng sớm chiều che phủ những nếp nhà sàn khói lam vương vấn mỗi buổi hoàng hôn, tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo nên thơ của vùng đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao.

Hai di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nằm cách quốc lộ Lạng Sơn - Thái Nguyên gần 100 mét. Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều hóa thạch quí giá gồm răng đư­ời ­ươi, răng của gấu tre, voi, khỉ đuôi dài và răng của người vượn khổng lồ mang tính chất đặc nguyên thủy. Năm 1993, đoàn nghiên cứu cổ sinh Việt - Mỹ - Ôx-trây-li-a tiến hành khảo sát thu được một số mẫu trầm tích và hóa thạch, khẳng định hang Thẩm Khuyên có niên đại cách đây 250 nghìn năm. Các di tích này là một tài liệu vô cùng quí báu cho nền khoa học thế giới, cần được nghiên cứu khám phá tiếp. Ở hang Thẩm Hai, các nhà khảo cổ Việt nam, CHLB Đức đã tìm thấy răng hàm trên của người cổ và nhiều hóa thạch khác. Trong tương lai sẽ cung cấp nhiều thông tin mới làm bằng chứng cho việc nghiên cứu vấn đề nơi sinh của loài người.

Cách Thẩm Khuyên, Thẩm Hai khoảng 3 km là hang Kéo Lèng nằm trên dãy núi Nà Gọi. Ở đây các nhà khảo cổ trong nước cũng đã tìm thấy răng gấu tre, răng hàm, hộp sọ, xư­ơng sống của người cổ cách đây 30 nghìn năm. Những hóa thạch về người và động vật cổ ở ba hang động nói trên góp phần minh chứng rằng, ngay từ thời đồ đá xa xư­a, ở miền núi phía bắc Việt Nam đã có người vượn sinh sống. Bình Gia (Lạng Sơn) là một trong những cái nôi của loài người. Tháng 12-1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã quyết định cấp bằng công nhận ba di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng là di tích khảo cổ học loại đặc biệt quan trọng. Ngoài giá trị khoa học khảo cổ, ba di tích này còn có giá trị danh thắng. Đến thăm ba di tích này, du khách như­ được trở về với một vùng rừng núi tự nhiên nguyên thủy, hoang dã, với những dãy núi đá vôi và rừng trùng điệp của vòng cung Bắc Sơn.

Đến Bình Gia, du khách còn được biết hàng loạt di tích lịch sử cách mạng và được nghe các truyền thuyết về hội đ­á lửa, với cây đa bến đò Văn Mịch, truyền thuyết về những ngôi đền, chùa, đình, làng và các lễ hội dân gian đậm đà sắc thái dân tộc của người Tày, Nùng, Dao. Hồ Phai Danh nằm giữa các dãy núi có diện tích mặt nước 31 mẫu, dung tích 1,2 tỉ m3 nước phục vụ t­ưới nước cho các cánh đồng lúa quanh vùng, chung quanh hồ là những rừng hồi, chè xanh thắm. Giữa hồ là một đảo nổi, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Rồi khu rừng đặc dụng Lân Luông rộng hơn 400 ha có nhiều loại thú quí hiếm như­ gấu, hổ, báo, khỉ, sơn dương, hươu nai...

Nh­ưng các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh này của Bình Gia như­ bị lãng quên, khi mà đường đi lại còn khó khăn, ch­ưa có sự đầu tư­, quản lý của các ngành chức năng của Huyện, Tỉnh và Trung ­ương. Để Bình Gia phát triển kinh tế - xã hội du lịch, rất cần sự quan tâm đầu tư­, giúp đỡ của các ngành ở Tỉnh và Trung ­ương về cơ sở hạ tầng, đồng thời có biện pháp duy trì, bảo quản các di tích, danh lam này và giữ gìn, mở rộng các điệu hát lư­ợn, hát sli, then của người Tày, Nùng, Dao trong các lễ hội và phiên chợ của đồng bào.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Hang Gió

Ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng, thuộc huyện Chi Lăng. Cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy núi Mai Sao. đây là hang động có quy mô lớn, chiều dài hàng trăm mét, rộng 50-70m. Hang có 4 tầng; Trần hang thấp dần, sàn hang có dạng ruộng bậc thang lên dần và cuối cùng là chỗ trần và sàn gặp nhau, tưởng như trời đất gặp nhau. Trong hang có nhiều nhũ đá, hình thù kỳ dị như vú sữa, dòng nước mắt, voi, ngựa, cò, sếu… các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể xem như thiên đình nơi hạ giới.

Núi Tô Thị nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh. Truyền thuyết về nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam, thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Nàng Tô Thị Xứ Lạng không chỉ sống trong truyện kể dân gian mà còn xuất hiện trong hội hè và trở thành tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân. Chuyện nàng Tô Thị Lạng Sơn sống mãi trong ký ức nhân dân, và đá Vọng Phu Lạng Sơn nổi tiếng nhờ có những bài thơ đề vịnh của các nhà Nho danh tiếng như Nguyễn Trãi - Nguyễn Du…

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Hội chợ Tam Thanh

Tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, còn có tên gọi là hội chúng sinh. Đến với ngày hội người ta thắp hương ở chùa cầu trời phật ban phước lành được sống bình an, làm ăn được tài, được lộc… sau lễ còn tổ chức hội. Hội gồm nhiều hình thức như: Thả cá xuống hồ xuống suối (họ chuẩn bị sẵn) tổ chức múa kỳ lân, sư tử, đánh cờ người… đã tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi suốt ngày 15 tháng Giêng.

- Lễ cưới của đồng bào dân tộc Lạng Sơn

Lễ cưới của đồng bào dân tộc nơi đây thường được tổ chức từ tháng 7-8 đến tháng 2 âm lịch năm sau. Lễ cưới được tổ chức linh đình ở cả hai bên nhà trai, nhà gái. Theo tục lệ trước ngày cưới một vài hôm nhà trai phải nộp đồ sính lễ như đã thoả thuận với nhà gái từ lễ ăn hỏi.

Ngoài ra nhà trai nhất thiết phải có một số vải tặng mẹ vợ, gọi là rằm khấu để trả công nuôi dưỡng của bà mẹ đối với con gái. Nhận vải rằm khấu người mẹ đem nhuộm và đợi khi nào con gái sinh con đầu lòng thì làm cho cháu cái địu và cái tã. ở hầu khắp các bản làng phía Đông trong tỉnh, lễ cưới được tiến hành trong hai ngày. Nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Song nhiều nơi người ta tổ chức cùng ngày như ở Thành phố, Thị trấn và các huyện phía Tây trong tỉnh. Đúng ngày, đúng giờ đã được định, đoàn chú rể bắt đầu ra cửa đón dâu. Lễ vật sang đón gồm: mâm xôi gà, rượu, chè, thuốc lá, tiền phong bao, vải rằm khấu, tiền mừng tuổi cho các em của cô dâu chưa thành gia thất…

Đoàn chú rể gồm 6 đến 8 người có ông quan lang dẫn đầu, một pả mẻ cùng với bốn đến sáu bạn trai phù rể. Ông quan lang phải là người đàn ông có gia đình, ăn nói thành thạo, giỏi thơ ca, tài ứng đáp. Pả mẻ cũng là người như vậy. Con trai, con gái thuộc nhiều bài lượn mừng đám cưới, có tài ứng khẩu thành thơ tại chỗ. Người ta tin rằng, những người đi đưa đón dâu có tốt thì sau này đôi vợ chồng này làm ăn mới được may mắn, khá giả.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Hội đền Tả Phủ Kỳ Lừa

Đây là hội có quy mô, lớn nhất và phong phú đặc sắc nhất trong lễ hội ở Lạng Sơn được tổ chức từ 22-27 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Trong thời gian diễn ra lễ hội có nhiều hình thức vui chơi giải trí. Chơi cờ người, múa sư tử, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và quay lại.

Hội đền Tả Phủ: Đền Tả Phủ ở phố Kỳ Lừa, đền thờ Thân Công tài, người có công mở phố Kỳ Lừa và chợ sầm uất từ thế kỷ XVII. Lễ hội hằng năm diễn ra vào ngày 22 - 27 tháng Giêng Âm lịch để tưởng nhớ công ơn ông: Sau phần tế lễ, hội có nhều trò vui: múa rồng, sư tử…

Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Lợn quay

Đây là món ăn đặc sản sang trọng không thể thiếu trong bữa cỗ của người Lạng Sơn. Đặc biệt, trong các buổi lễ hội, lợn quay là vật tế lễ rất quan trọng. Lợn quay không chỉ là món ăn rất ngon mà còn được chế biến rất cầu kỳ, mang hương vị riêng. Khi quay lợn, phải chọn những con nặng khoảng 20 - 35kg, vừa quay lợn trên đống than đang cháy hồng, vừa bôi mật ong pha giấm để bì lợn khi chín có màu vàng sậm, giòn mà không bị nứt. Lợn quay Lạng Sơn có vị ngọt béo ngậy của thịt vừa chín tới, vị thơm của lá mắc mật, ăn một lần là nhớ mãi.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

Vịt quay

Phải là giống vịt bầu, vịt Bắc Kinh, khi chế biến, phải chọn được con vịt mỡ ít, thịt dày mới ngon. Cách quay vịt tương tự như quay lợn. Gia vị tẩm, bao gồm: lá mắc mật, gừng băm nhỏ, tương tàu choong,... Khi quay, người chế biến cũng phải tẩm lớp mật ong pha giấm lên thân vịt để món ăn có màu vàng sậm và giòn.

Là món phở đặc biệt của Xứ Lạng. Khi chế biến, người đầu bếp phải chọn bánh phở dai, sau đó thái nhỏ và nhúng nước sôi cho tơi. Các loại gia vị đem trộn đều với giá, thịt xá xíu, lạc rang, nước lèo. Trứng vịt cắt miếng nhỏ đặt lên trên mặt phở. Để hương vị thêm thơm ngon, người Lạng Sơn thường cho vào bát phở chua một ít cọng mùi tàu, mùi ta, vài lát ớt đỏ. Khi ăn phở có vị chua chua, ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi,... rất đặc biệt.

Là loại rượu đặc sản của xứ Lạng, rượu nổi tiếng thơm ngon, không quá cay và nồng mà cũng không quá nhạt. Rượu Mẫu Sơn mang cái ấm nóng xua tan bầu không khí lạnh giá. Khi thưởng thức các món vịt quay, lợn quay mà có thêm chút nồng nàn của rượu Mẫu Sơn thì thật tuyệt. Với quy trình sản xuất độc đáo, sử dụng nước suối trong trên núi cao, lá men riêng của đồng bào Dao, năm 2003, sản phẩm rượu Mẫu Sơn (của Công ty du lịch xuất nhập khẩu Lạng Sơn) đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, trở thành thức uống ưa thích không thể thiếu của du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất nên thơ và ấm áp tình người này.

- Rượu nếp nương hạ thổ Công Sơn Tửu:

Là sản phẩm truyền thống của dân tộc Dao ở núi Tuyết Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Rượu được chưng cất từ nếp nương, gạo tẻ, men thảo mộc và nguồn nước sạch ở độ cao trên 1000m, tại núi Tuyết Mẫu Sơn. Rượu được ủ trong lòng đất từ tháng 6 đến 12 tháng, nhiệt độ ổn định từ 18 đến 240C, màu trắng tinh khiết, mùi vị thơm ngon, đậm đà êm dịu./.

tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu huyện giáp biên giới?

Tỉnh Lạng Sơn có năm huyện với 18 xã giáp biên giới. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ năm 2016 đến hết năm 2020 đã có bảy trong số 18 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 100 trong số 189 thôn bản giáp biên giới được công nhận đạt chuẩn NTM.

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã.

Lạng Sơn có bao nhiêu?

Tỉnh Lạng Sơn có diện tích. 8320,8 km2, dân số 781655 người(2019), mã số xe 12. Tỉnh Lạng Sơn có 1 Thành phố 10 Huyện. Tỉnh Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính, bao gồm 207 Xã, 14 Thị trấn, 5 Phường. ... Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu Thành phố, Huyện..

Lạng Sơn có bao nhiêu km đường biên giới?

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc Tổ quốc, có 231 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, 02 cửa khẩu quốc tế (đường bộ và đường sắt), 01 cửa khẩu song phương và 09 cửa khẩu phụ; là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và ...