Lấy toàn bộ là gì

Từ láy là gì? Từ láy được định nghĩa ra sao? Phân loại từ láy bao gồm loại nào? Sử dụng từ láy có ý nghĩa gì? Có khá nhiều vấn đề bạn đang thắc mắc đến kiến thức này và bạn muốn biết hơn về từ láy.

Tiếng Việt không chỉ phong phú và đa dạng mà còn phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa. Từ láy và từ ghép, hai dạng từ có sự chuyển hoá qua lại với nhau rất khó phân biệt trong nhiều trường hợp. Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ có những cách đơn giản để phân biệt từ láy, từ ghép. Tất cả những gì bạn cần nhớ sẽ được lessonopoly tổng hợp ngay bên dưới bài viết đây.

Lấy toàn bộ là gì
Định nghĩa từ láy?

Từ láy là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau về chỉ nguyên âm hoặc phụ âm, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm. Trong các tiếng tạo nên từ láy có thể có 1 tiếng không mang ý nghĩa gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa nhưng khi được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.

Từ láy thường từ ở trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc láy vần của tiếng gốc.

Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,…

Phân loại từ láy

Lấy toàn bộ là gì
Từ láy là một dạng của từ phức trong hệ thống cấu tạo từ tiếng Việt

Từ láy là các từ có thể giống nhau về vần hoặc về âm, hay có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần. Từ láy được chia làm 2 loại:

Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần của tiếng kia.

Ví dụ: Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, hồng hồng, ào ào, hằm hằm, lanh lảnh, thoang thoảng…: đây là từ láy toàn bộ có thay đổi thanh sắc cuối để nghe hài hòa hơn.

Xa xa, xanh xanh, hồng hồng, rưng rưng…: đây là từ láy toàn bộ để tạo cảm giác mạnh hơn.

Ví dụ khác: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

Một số từ láy khác có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. 

Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận bao gồm:

+ Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Long lanh: láy âm đầu là “l”

Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”

Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”

Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác,mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo

+ Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Tím lịm: láy vần “im”

Liêu xiêu: láy vần “iêu”

Tào lao: láy vần “ao”

Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

Lấy toàn bộ là gì

Tác dụng của từ láy

Cấu tạo của từ láy là từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi ghép lại với nhau lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng… của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.

Định nghĩa từ ghép

Lấy toàn bộ là gì
Khái niệm và phương thức cấu tạo của từ láy và từ ghép cùng các loại từ

Từ ghép là gì?

Từ ghép chính là từ được ghép bởi 2 tiếng trở nên, các tiếng này có quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau còn về mặt âm và vần không bắt buộc phải giống nhau.

Tác dụng của từ ghép

Từ ghép có tác dụng giúp xác định chính xác từ ngữ cần sử dụng trong câu văn và lời nói giúp cho câu văn hoàn chỉnh hơn về mặt ngữ nghĩa.

Việc sử dụng các từ ghép giúp cho người viết, người nói có thể diễn đạt ý nghĩa các từ ngữ cần được sử dụng trong câu văn và lời nói của mình. Đồng thời giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa mà người viết, người đọc diễn đạt một cách chính xác mà không cần suy đoán hay hiểu sai.

Phân loại từ ghép

Từ ghép được chia thành hai loại chính: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là từ được ghép từ 2 tiếng có sự phân biệt về nghĩa rõ ràng, từ đứng đầu là từ chính nó đóng vai trò mang ý nghĩa trọng tâm, từ đứng sau là từ phụ có vai trò bổ trợ ý nghĩa cho từ chính. Ý nghĩa diễn đạt của loại từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ: đỏ hoe, sân bay, hoa hồng, tàu hỏa, xanh nhạt…

 Xe máy: Xe là tiếng chính còn “máy” là tiếng phụ

Bút máy: Bút là tiếng chính còn “máy” là tiếng phụ

Vàng hoe: vàng là tiếng chính còn hoe là tiếng phụ

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập các tiếng cấu tạo nên có vai trò ngang nhau về ý nghĩa, không phân biệt từ chính, từ phụ. Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập thể hiện rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Ví dụ: Bố mẹ, anh chị, nhà cửa, sách vở, bàn ghế, quần áo, ông bà, cỏ cây…

Quần áo: hai tiếng đều bình đẳng nhau về nghĩa

Cách phân biệt về từ láy và từ ghép

Cách 1: Láy âm – từ láy có nghĩa

Trong Tiếng Việt từ láy âm rất nhiều, vì thế mà tất cả những từ Hán việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định đó chính là từ ghép hoàn toàn không phải là từ láy, dù từ này có ngẫu nhiên láy âm.

Ví dụ: Tử tế là từ ghép mặt dù có láy âm “t”

Cách 2:  Từ ghép thuần Việt gồm 2 âm tiết đều có nghĩa không thể là từ láy

Ví dụ: che chắn, trai trẻ và máu mủ,… là từ ghép 

Ngoài ra nếu chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó được xem là từ láy âm.

Ví dụ: lảm nhảm, tàu lửa, lạnh lùng,…

Cách 3: Nếu 2 tiếng trong từ đổi vị trí cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép

Khi đổi vị trí các tiếng trong một từ với nhau thì sẽ được từ mới mà từ mới đó có nghĩa thì được coi là từ ghép. 

Ví dụ: Ngủ đi => đi ngủ, con nhỏ => nhỏ con, mệt mỏi => mỏi mệt, thẫn thờ => thờ thẩn

Lấy toàn bộ là gì
Tổng kết cần nhớ  về sự khác nhau của từ ghép và từ láy

Bạn có thể tham khảo bài học về từ láy tại đây:

Một số dạng bài tập liên quan đến từ láy

Lấy toàn bộ là gì

Câu 1: Cho danh sách từ sau, hãy sắp xếp chúng thành hai loại, từ ghép và từ láy: nhà cửa, sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, dũng cảm, hồi hộp, lẻ loi, chí khí.

=> Lời giải:

Từ láy bao gồm: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, hồi hộp, lẻ loi.

Từ ghép bao gồm: nhà cửa, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Câu 2 Dạng bài xác định kiểu từ láy là láy bộ phận hay láy toàn bộ.

Ví dụ cho các từ sau: mải miết, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, líu lo, hun hút, thăm thẳm, tít tắp. Hãy cho biết các từ láy trên thuộc loại nào?

=> Từ láy bộ phận bao gồm: mải miết, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, líu lo, tít tắp, hun hút

Từ láy toàn bộ bao gồm: thăm thẳm

Câu 3:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.

Xác định từ láy trong văn bản và nêu tác dụng của từ láy đó.

=> Từ láy: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao

Tác dụng sử dụng những từ láy miêu tả âm thanh và tần suất xuất hiện của âm thanh xuất hiện trên dòng sông lúc đêm khuya tĩnh lặng. Từ láy góp phần miêu tả khung cảnh bờ sông về đêm, đồng thời tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để từ âm thanh tiếng cá đớp mồi, gõ vào mạn thuyền thể hiện sự tĩnh lặng của dòng sông về đêm, có thể nghe thấy từng âm thanh rất nhỏ.

Câu 4: Xác định từ láy xuất hiện trong đoạn thơ sau, những từ láy đã góp phần làm nên thành công về giá trị biểu đạt của đoạn thơ như thế nào?

“Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.”

=> Từ láy: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

Tác dụng sử dụng những từ láy này là: có giá trị biểu cảm, miêu tả cao, khiến đoạn thơ đậm chất trữ tình, người đọc có thể hình dung ra được những vất vả, cực nhọc mà người nông dân phải trải qua để có được hạt gạo trắng ngần thơm tho.

Qua bài viết về Từ láy ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thể nắm vững kiến thức định nghĩa về từ láy, phân loại cùng tác dụng của từ láy đối với mỗi câu văn hay lời nói. Đặc biệt với những mẹo giúp phân biệt từ ghép và từ láy bạn cũng dễ dàng với các dạng bài tập để học tốt hơn. Ngôn từ và ngữ pháp tiếng Việt luôn phong phú và nhiều điều chúng ta cần học và biết, nếu có thắc mắc nhiều hơn về các nội dung kiến thức văn học hãy đến với chúng tôi, để nhận được những thông tin tổng hợp kiến thức cơ bản nhất.