Lcl/lcl là gì

Gửi hàng bằng container khác với phương pháp gửi hàng truyền thống. Trong gửi hàng bằng container có ba cách gửi hàng:

1 – Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load)

Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau:
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.

Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:

a) Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)

Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:

– Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.

– Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.

– Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.

– Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.

– Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.

– Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.

Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.

b) Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier).

Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:

–  Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.

– Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.

– Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

– Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.

– Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

c) Trách nhiệm của người nhận chở hàng

Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:

– Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

– Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.

– Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).

– Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.

2 – Gửi hàng lẻ (Less than container load)

LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

a) Trách nhiệm của người gửi hàng.

– Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này.

– Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.

– Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.

b) Trách nhiệm người chuyên chở.

Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.

+ Người chuyên chở thực:

Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.

+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.

Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading). Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.

Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.

Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng (Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đích.

c) Trách nhệm của người nhận hàng lẻ

– Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

– Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.

– Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)

3 – Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

– Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

– Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ.


  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là LCL là gì? Những ý nghĩa của LCL. Hàng LCL là gì ? Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) trong logistics là gì?
LCL là gì? Những ý nghĩa của LCL – Nghialagi.org
  • LCL = Less than Container Load
  • LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container
  • Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load) – tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.
  • Để làm rõ “hàng LCL là gì”, thử lấy một ví dụ trong thực tế. Công ty May 10 có nhu cầu vận chuyển 10 mét khối (Cubic meter – CBM) hàng may mặc từ Hải Phòng đi Canada. Lô hàng này không đủ để xếp đầy 1 container 20’ (thể tích trong trên 35 mét khối, nên cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng (shipper) khác để tối ưu chỗ và tiết kiệm chi phí.
  • Tất nhiên trừ khi May 10 sẵn sàng trả cước cho cả container 20’ chỉ để gửi 1/3 lượng hàng cho phép, chắc chắn họ sẽ chấp nhận ghép chung với những lô hàng khác để có giá cước hợp lý.
  • Và 10 khối hàng nêu trên được gọi là hàng lẻ, hay hàng LCL.
  • Công ty cung cấp dịch vụ như vừa nêu trên gọi là người gom hàng lẻ. Công việc của họ là tìm kiếm nhiều lô hàng trên tuyến dịch vụ mà mình đang cung cấp.
  • Sau khi gom đủ lượng hàng đóng ghép, người gom hàng lẻ tập kết hàng tại trạm đóng hàng lẻ, còn gọi là kho CFS (Container Freight Station), làm thủ tục đóng chung vào 1 container và thu xếp vận chuyển đến cảng đích. Tại cảng đến, đại diện của consolidator dỡ container, phân ra từng lô hàng và giao cho người nhận hàng tương ứng.
  • Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.
  • Việc reloading này thường tiến hành tại các cảng trung chuyển (transit port), chẳng hạn như Singapore, Hamburg, Busan… Tại các cảng này, hàng LCL từ nhiều nguồn tập kết về và đi nhiều nơi, nên được sắp xếp lại để tối ưu hoá trước khi hành trình tiếp tới đích.

Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ diễn ra theo qui trình như sau:

  • – Người gửi hàng giao hàng lẻ của mình cho người chuyên chở tại trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS) của nơi đi;
  • – Người chuyên chở bằng chi phí của mình đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào container và niêm phong kẹp chì;
  • – Người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container đã đóng hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
  • – Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa về trạm CFS;
  • – Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ hàng hoá ra khỏi container và giao cho người nhận tại CFS.

Đi direct hay via

Khi giao dịch, khi nhân viên sales bên công ty giao nhận vận tải hay nhắc đến thuật ngữ “đi direct” (trực tiếp), chẳng hạn từ Hải Phòng đi Busan, nghĩa là hàng sẽ đi từ Hải Phòng đến Busan mà không phải chuyển sang container khác tại cảng trung gian.

Khi sales nói “đi via” (chuyển tiếp) qua một cảng nào đó, chẳng hạn Hongkong, điều này nghĩa là hàng của bạn sẽ được dỡ ra tại Hong Kong, sau đó đóng vào container khác trước khi đi tiếp đến Busan.

Hình thức đóng via thường xảy ra trong một số trường hợp:

  • Người gom hàng thực tế không có toàn bộ dịch vụ tới cảng đích, mà chỉ tới một cảng chuyển tải (ví dụ Hồng Kông), sau đó sử dụng dịch vụ của một bên khác (coload-out) từ cảng chuyển tải tới cảng đích.
  • Hàng chuyển từ container 20’ sang 40’ trước khi đi tuyến đường dài tới cảng đích. Mục đích là để tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn như công ty OOCL Logistics gom hàng LCL hàng tuần từ Hải Phòng đi Canada, với những tuần không đủ đóng container 40’ trực tiếp, hàng sẽ được đóng container 20’ đi Hong Kong. Tại cảng này, hàng sẽ được đóng chung vào container 40’ với những lô khác (từ những nơi khác) để đi tới các cảng đích như Vancouver, Montreal, Toronto…

Trong cả 2 trường hợp trên, người gửi hàng không phải làm thêm thủ tục gì, mà vẫn đảm bảo hàng được vận chuyến đến cảng đích. Chỉ có điều thời gian vận chuyển (transit time) sẽ kéo dài hơn do thủ tục sang container (rework) tại cảng chuyển tải. Ngoài ra, số lần đóng rút hàng ra vào container tăng lên ít nhiều cũng làm tăng rủi ro cho hàng trong quá trình tác nghiệp.

Vì vậy, một kinh nghiệm thường thấy khi làm việc với người gom hàng lẻ, chủ hàng nên tìm hiểu xem dịch vụ bên gom hàng đang cung cấp là đi thẳng (direct) hay đi via một hay nhiều cảng khác.

Công ty gom hàng lẻ ở Việt Nam

  • Nếu bạn là chủ hàng LCL, chắc hẳn bạn muốn biết công ty nào gom hàng mạnh tuyến nào. Vì như vậy bạn sẽ vừa dễ có được giá cước hợp lý, thời gian vận chuyển ngắn (do đóng trực tiếp), vừa giảm bớt rủi ro về chứng từ khi ít các bên trung gian book hàng qua nhau (coloading).
  • Nếu bạn là công ty giao nhận có dịch vụ gom hàng lẻ, bạn cũng cần thông tin về những bên đóng hàng lẻ. Thông tin như vậy giúp bạn biết ai đang là đối thủ cạnh tranh. Thứ hai để biết sẽ mua dịch vụ ở đâu (khi cần) với những tuyến công ty bạn không có, hoặc có nhưng không đủ hàng hoặc hết chỗ.
  • Vì vậy, một danh sách các công ty gom hàng lẻ sẽ rất hữu ích cho cả chủ hàng và các công ty dịch vụ đóng hàng LCL. Tôi đang xây dựng danh sách này, và sẽ sớm chia sẻ cùng các bạn.

Phân biệt phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) và phương pháp nhận nguyên giao nguyên (FCL/FCL)

Phương pháp này khác phương pháp nhận nguyên, giao nguyên ở chỗ:

– Địa điểm giao nhận hàng hoá là CFS (CFS/CFS).

– Chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container đều do người chuyên chở chịu và trong thực tế đã xuất hiện một dịch vụ gọi là dịch vụ gom hàng mà chính người chuyên chở (hãng tàu) đã đảm nhận dịch vụ này.

*Gom hàng ( Consolidation) là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, là một dịch vụ không thể thiếu được trong vận tải container. Dịch vụ này cũng có thể do một người khác đảm nhiệm, gọi là người gom hàng (Consolidator). Trong trường hợp này qui trình giao nhận hàng lẻ sẽ diễn ra như sau:

  • – Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho người gửi hàng một chứng từ gọi là vận đơn gom hàng (House B/L);
  • – Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên container cho người chuyên chở (hãng tàu);
  • – Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn gọi là vận đơn chủ (Master B/L);
  • – Hãng tàu vận chuyển container đến cảng đến, dỡ khỏi tàu và giao nguyên container cho đại lí của người gom hàng tại cảng đến trên cơ sở xuất trình Master B/L;
  • – Đại lí của người gom hàng bằng chi phí của mình dỡ hàng ra khỏi container và giao hàng cho các người nhận trên cơ sở các người nhận đó xuất trình House B/L.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp LCL là gì? Những ý nghĩa của LCL sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa LCL là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Video liên quan

Chủ đề