Lệnh bán khống là gì

Trong đầu tư chứng khoán, bán khống là một trong những chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe nói về việc bán khống chứng khoán, nhưng bạn có biết kiến thức và cách thực hiện của bán khống không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà giao dịch: Hiểu đúng định nghĩa bán khống là gì? Nắm được cách thực hiện giao dịch bán khống và các thông tin cần thiết về bán khống tại VN và trên thế giới. 

Khái niệm bán khống (short selling) là gì?

Đây là một cách để kiếm tiền trên các công cụ tìm kiếm khác nhau như cổ phiếu hay trái phiếu hoặc các công cụ phái sinh có giá đang sụt giảm.

Định nghĩa của bán khống có thể hiểu khá đơn giản là hành động bán một loại chứng khoán mà nhà đầu tư đang không sở hữu với hy vọng rằng nó sẽ giảm giá và các nhà đầu tư có thể đóng giao dịch để kiếm lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Trong một giao dịch bán khống nhà đầu tư có thể sẽ mượn một cổ phiếu hay bán cổ phiếu và sau đó mua lại để trả cho người cho vay.

Định nghĩa về bán khống trong đầu tư chứng khoán

Ví dụ về bán khống:

Cổ phiếu của công ty A đang giao dịch với giá 50 USD, nhưng nhà đầu tư tin rằng giá công ty A sẽ giảm và nhà đầu tư quyết định thực hiện bán khống để kiếm lời. Nhà đầu tư có thể mượn 100 cổ phiếu công ty A từ nhà môi giới rồi sau đó bán số lượng cổ phiếu này trên thị trường mở.

Tuần sau, cổ phiếu A giảm đáng kể chỉ còn 30 USD, nhà đầu tư đóng giao dịch và mua lại 100 cổ phiếu hoa với giá 30 USD. 

Nếu tính mức chênh lệch của giá cổ phiếu A khi nhà đầu tư vay (50x100=5000 USD) với giá khi bạn mua lại (30x100=3000 USD) thì nhà đầu tư thu được một khoản lãi là 2000 USD chưa bao gồm chi phí môi giới, cũng như các khoản hoa hồng khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại nếu giá của các cổ phiếu đã mượn có chiều hướng tăng lên, các nhà giao dịch sẽ phải đóng giao dịch và chịu một khoản lỗ.

Các bước thực hiện bán khống

Như đã nói ở phần trên, trong một giao dịch bán khống thường có ba bước cơ bản:

- Bước 01: Nhà đầu tư mở một giao dịch bằng cách mượn chứng khoán, thường là từ một đại lý môi giới khác.

- Bước 02: Thực hiện lệnh bán số chứng khoán đã mượn trên thị trường. Để thực hiện lệnh bán khống, các nhà giao dịch phải có tài khoản ký quỹ và thường xuyên phải trả lãi cho giá trị của các cổ phiếu, chứng khoán đã vay trong khi giao dịch đang được thực hiện.

- Bước 03: Đợi chứng khoán giảm giá và sau đó, để đóng giao dịch, các nhà đầu tư sẽ mua lại số chứng khoán đã bán trên thị trường với mức giá thấp hơn giá đã vay mượn.

- Bước 04: Trả lại chứng khoán cho người cho mượn hoặc nhà môi giới và thu lợi từ mức giá chênh lệch. Nhà đầu tư không phải chịu bất kỳ khoản lãi nào được tính bởi nhà môi giới hoặc tiền hoa hồng tính trên các giao dịch.

Hành động của nhà đầu tư khi mở hay đóng giao dịch có thể được thực hiện thông qua các sàn giao dịch trên thị trường thông thường với phần lớn các nhà môi giới. Tuy nhiên mỗi nhà môi giới sẽ có những quy định mà tài khoản giao dịch phải đáp ứng được khi thực hiện giao dịch ký quỹ.

Cách thực hiện bán khống

Tham khảo một ví dụ về bán khống chứng khoán:

Bán khống các chỉ số S&P 500 trên sàn Mitrade

S&P 500 là chỉ số chứng khoán của Mỹ, chỉ số này luôn có những biến động mạnh vì thế khi giao dịch các nhà đầu tư luôn đóng vị thế trong ngày và cũng thu về lợi nhuận trong ngày.

Hiện tại S&P 500 đang có giá là 1777,10 USD, nhà đầu tư dự đoán rằng sau 15 phút nữa giá của nó giảm.

Nhà đầu tư quyết định mở vị thế bán với số lượng là 1 Lot. Lúc này, số tiền nhà giao dịch cần bỏ ra để đầu tư 1 lô S&P 500 trên Mitrade là:

Số tiền đầu tư = Giá mở vị thế x Số lô x Tỷ lệ ký quỹ = 1777,10 x 1 x 1 x 5% = 88,86$

Tỷ lệ ký quỹ hay còn gọi là đòn bẩy các sản phẩm sẽ khác nhau trên sàn Mitrade.

15 phút sau ví dụ giá của S&P 500 bị sụt giảm xuống còn 1690 USD, như vậy nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận là:

Lợi nhuận = Số chênh lệch giá x Số lô x Kích thước của lô = (1777,10 - 1690) x 1 x 1 = 87,1

Vậy sau 15  phút, nhà giao dịch đã có lợi nhuận là 87,1 USD. Với số vốn đầu tư là 88,86 USD và tương đương với hiệu suất 98 %. Tất nhiên đây chỉ là một ví dụ và số lợi nhuận thu được sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số lô và chênh lệch giá tại thời điểm đóng cửa.

Nhưng đủ để thấy lợi nhuận thu về từ việc bán khống là rất tốt. Đặc biệt hơn với các sản phẩm có độ biến động cao, nếu các nhà đầu tư tính toán chính xác, có thể giúp họ thu về số lợi nhuận khổng lồ.

Ví dụ về bán khống vàng: 

Đơn giản như ví dụ dưới đây minh họa cơ chế của hành động bán khống CFD.

Anh B quyết định đầu tư tài chính và đang có dự đoán là giá vàng sẽ tăng vì thị trường gặp nhiều biến động do Coronavirus. Vàng hiện đang được giao dịch với giá 45 triệu đồng/lượng. Anh B không thể vay vàng và để bán khống, thay vào đó anh quyết định sử dụng hợp đồng chênh lệch CFDs.

Anh B chọn vị thế bán (short position) cho 100 lượng vàng với mức giá 45 triệu. Có 2 kịch bản khi anh B giao dịch với CFD.

Một tuần sau, giá vàng giảm xuống còn 40 triệu đồng / lượng và anh B quyết định đóng hợp đồng. Hành động này của anh B tương tự như hành động mua lại. Như vậy, anh B đóng vị trí CFD trên 100 lượng vàng tại mức giá là 40 triệu đồng. Vì thế, cuối cùng tổng lợi nhuận mà anh B thu được từ giao dịch hàng hóa phái sinh này sẽ là:

Lợi nhuận = (45 triệu - 40 triệu) x 100= 500 triệu VND

Tuy nhiên, một tuần sau, nếu giá vàng không giảm mà tăng lên mức 55 triệu đồng/ lượng. Khi anh B quyết định đóng vị thế CFD Của mình trên 100 lượng vàng với giá 55 triệu đồng/ lượng. Anh B sẽ thua lỗ:

Lợi nhuận = (45 triệu - 40 triệu) x 100 = 500 triệu VND 

Nếu anh B chọn vị thế mua Long position thì mọi thứ sẽ ngược lại.

Bán khống chứng khoán hiện có được hợp pháp tại Việt Nam không?

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn khống chứng khoán chưa được cho phép.

Bán khống không được cho phép tại Việt Nam

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể thực hiện chiến lược này bằng phương thức giao dịch với các sản phẩm phái sinh như CFD - Hợp đồng chênh lệch nhờ vào tính chất 02 chiều của thị trường này.

Hợp đồng chênh lệch CFD được hiểu là một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà môi giới CFD để trao đổi chênh lệch các giá trị của sản phẩm tài chính giữa thời điểm mở và đóng hợp đồng.

CFD đã phần nào cung cấp cho các nhà giao dịch, nhà đầu tư cơ hội kiếm lời từ biến động giá cả khi thị trường tăng và giảm và không cần sở hữu tài sản. Một nhà đầu tư hợp đồng chênh lệch không bao giờ thực sự sở hữu tài sản cơ bản mà thay vào đó họ thường nhận được số doanh thu dựa trên chính sự thay đổi giá của tài sản đó.

Tại thị trường chứng khoán, các sản phẩm phái sinh phổ biến khác thường bao gồm:

- Hợp đồng quyền chọn

- Hợp đồng kỳ hạn

- Hợp đồng hoán đổi

Tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh CFD, nhà đầu tư sẽ có hai lựa chọn để thực hiện giao dịch:

Chọn vị thế mua hợp đồng (tiếng anh là: Long position): Được thực hiện hành động mua vào và thu được lợi nhuận khi giá chứng khoán đang đà tăng.

Chọn vị thế bán hợp đồng (tiếng anh là Short position): Thực hiện hành động bán khống và thu được lợi nhuận trong trường hợp giá chứng khoán giảm.

Tác dụng của bán khống

Một nhà giao dịch có thể sử dụng cách bán khống như một phương thức để đầu cơ; còn một nhà đầu tư dài hạn hoặc nhà quản lý các danh mục đầu tư có thể sử dụng hành động này như một hàng rào chống lại rủi ro giảm giá của môi trường chứng khoán.

Sử dụng bán khống để đầu cơ  và thu về lợi nhuận: Trong những thời điểm tăng nhanh chóng của thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà giao dịch giàu kinh nghiệm dễ dàng nhận ra được xu hướng giảm giá trong tương lai và thực hiện bán khống để thu được một khoản lợi nhuận tối đa.

Tuy là một phương thức giao dịch hiện đi và tiên tiến, quá trình đầu cơ thu lợi nhuận tồn tại mức rủi ro tiềm ẩn khá cao. Các nhà đầu tư cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm khi thực hiện bạn không trong trường hợp này.

Tác dụng của bán khống

Không những vậy, sử dụng bán khống để đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedging): Mục tiêu chính của việc phòng ngừa rủi ro thường trái ngược với động lực thu lợi nhuận thuần túy của việc đầu cơ. Khái niệm hedging này thường được thực hiện nhằm bảo vệ các lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất trong những danh mục đầu tư do những biến động của thị trường.

Hedging có chi phí đáng kể lên hầu như đại đa số các nhà đầu tư bán lẻ thường không xem xét nó trong những khoảng thời gian bình thường.

Đầu tư có thể xảy ra rủi ro thấp hơn và thường diễn ra trong một khoảng thời gian kéo dài trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Trong khi đó, hoạt động đầu cơ là một hoạt động có rủi ro cao hơn đáng kể và thường trong một khoảng thời gian rất ngắn. 

Đầu cơ là một phương thức giao dịch hiện đại và tiên tiến, lại còn có bảo hiểm rủi ro nên đây là một giao dịch phổ biến hơn liên quan đến việc đặt một vị trí bù đắp để giảm thiểu rủi ro.

Ưu nhược điểm của bán khống

Ưu điểm của bán khống

Việc bán khống thường đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có những cơ hội kiếm thêm lợi nhuận, không chỉ từ các thị trường đó có xu hướng tăng, mà còn có thể thu lợi nhuận từ chính các thị trường đang có xu hướng giảm.

Bán khống có thể mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn trong khi chỉ cần số vốn ít ỏi ban đầu.

Hành động bạn không có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, các giao dịch trực tuyến ngày nay ngày càng gia tăng.

Trong đó, nhờ các sản phẩm hàng hóa phái sinh, chẳng hạn như CFD, các nhà giao dịch có thể mở một vị thế mua trên hàng 1000 thị trường mà không cần thực hiện những hành động vay như phương pháp bán khống truyền thống qua các nhà môi giới - đây được coi là một phương pháp vẫn chưa được cho phép tại Việt Nam.

Bán khống trong chứng khoán có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm hoạt động đầu cơ thu lợi nhuận, đảm nhận được vị thế bán hoặc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư.

Nhược điểm của bán khống 

Việc bán khống có thể coi là một chiến lược rủi ro. Về cả mặt lý thuyết và thực tế, một tại sàn chứng khoán có thể tăng giá trị vô thời hạn hoặc trong một thời gian dài. Các sản phẩm ký quỹ (đòn bẩy) có thể làm gia tăng mức độ rủi ro hơn nữa, mang lại một khoản tổn thất to lớn cho các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi giá trị thị trường đang có xu hướng lên.

Nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu một phần rủi ro sau khi bị thu hồi, trong trường hợp nếu người cho vay chứng khoán muốn thanh lý vị thế của mình và thu hồi chứng khoán đã cho vay. Điều đó bắt buộc các nhà giao dịch, nhà đầu tư đang cho vay sẽ phải thanh lý vị thế của họ vào ngay thời điểm bất lợi.

Ưu nhược điểm của bán khống trên thị trường chứng khoán

Nhà giao dịch có nên thực hiện bán khống trong giao dịch không?

Tuy đôi khi có thể gặp phải những chỉ trích, nhưng thực tế, bán khống là một hành động cung cấp thanh toán cho thị trường, giúp ngăn chặn sự tăng giá của các chứng khoán xấu.

Các nhà giao dịch, nhà đầu tư hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm khi thường xuyên tham gia vào các chiến lược bán khống, đồng thời sẽ có thêm kiến thức cho cả hai mục đích đầu cơ và phòng ngừa rủi ro. Trong một thị trường đang giảm giá hoặc trung tính, bạn không có thể mang lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các nhà đầu cơ nhanh nhạy.

- Bán khống có tỷ lệ rủi ro hoặc lợi nhuận cao: Tuy nhiên để mang lại lợi nhuận lớn, nhưng thua lỗ có thể tăng nhanh và vô hạn. Bán khống chỉ lên được thực hiện bởi các nhà đầu tư và nhà giao dịch nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Đối với các nhà giao dịch mới tham gia thị trường, cần quan tâm đến những rủi ro của bạn không như:

- Giới hạn lợi nhuận tối đa cũng như có mức rủi ro không giới hạn: Một chứng khoán chỉ có thể giảm về mức 0, dẫn đến thua lỗ 100 %, nhưng không có giới hạn về mức giá cao nhất.

- Chọn sai thời điểm: Mặc dù một công ty được định giá quá cao, nhưng sẽ mất một thời gian để ra chứng khoán của nó giảm. Trong khi đó, nhà đầu tư dễ bị tổn thương bởi mức lãi và các cuộc gọi kỳ quý.

- Đi ngược với xu hướng: Trong lịch sử, thị trường chứng khoán đã di chuyển theo xu hướng tăng. Điều này đi ngược lại với việc thu lợi nhuận từ  những sụt giảm của thị trường và bán khống không có xu hướng dài hạn. 

- Rủi ro pháp lý phát sinh với các lệnh cấm về bán khống chứng khoán: Trong một lĩnh vực cụ thể hoặc tại một thị trường rộng lớn hơn để nhà đầu tư có thể tránh hoảng loạn cũng như áp lực bán.

FTV là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại thị trường Việt Nam

FTV chuyên tư vấn kiến thức trong quá trình đầu tư chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong năm 2022 tại Việt Nam vẫn luôn là thị trường được đánh giá cao vì là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố. Điều này khiến cho rất nhiều bạn vốn đang quan tâm và rất muốn thử sức với lĩnh vực đầu tư tài chính chứng khoán. 

Là người mới bắt đầu, các bạn hy vọng có thể bắt tay ngay vào đầu tư chứng khoán mà lại chưa có chút kiến thức hay được ai đó truyền đạt kinh nghiệm về lĩnh vực này,thì bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi - Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV. Tại đây, công ty chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm, có thể tư vấn cho các bạn 24/7, bằng cách tận tình nhất về các cách thức đầu tư sinh lời và có thể phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật cho các bạn những thông tin mới nhất về các thay đổi và biến động của thị trường chứng khoán thông qua các số liệu thống kê và phân tích… 

Không chỉ vậy, FTV chúng tôi còn có thể cung cấp thêm cho các bạn các loại tài liệu tham khảo hữu ích như các loại biểu đồ, các bảng thống kê, đánh giá về thị trường. Ngoài ra, các bạn còn được hướng dẫn về các cách thức để có thể giao dịch từng cổ phiếu, và từng loại mặt hàng hoá một cách hiệu quả.

Để liên hệ và được FTV giải đáp nhanh chóng nhất nếu các bạn còn những câu hỏi thắc mắc và muốn biết thêm các thông tin chi tiết khác về bán khống là gì. Các bạn vui lòng liên hệ ngay với công ty FTV bằng cách truy cập vào website ftv.com.vn hay gọi ngay đến Hotline 0983 668 883.

Trên đây là những thông tin về bán khống là gì, ưu nhược điểm và ý nghĩa của khái niệm này trong chứng khoán… Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này để có thể đầu tư an toàn và hiệu quả. 

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề