Tại sao lại ra máu vùng kín

Chảy máu âm đạo bất thường không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Thực chất, hiện tượng này ẩn chứa nhiều nguy hiểm khôn lường!

1. Chảy máu âm đạo bất thường là như thế nào?

Âm đạo ra máu vào đúng chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra tự nhiên.Tuy nhiên trong trường hợp vùng kín chảy máu bất thường thì chị em tuyệt đối không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng thời gian vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần, đôi khi kèm theo một vài triệu chứng như: Suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp chảy máu âm đạo ngay trong giai đoạn đang mang thai hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh.

Chảy máu vùng kín bất thường cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm

2. Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu vùng kín bất thường

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vùng kín bị chảy máu. Đó có thể là sự thay đổi hormone sinh dục hoặc ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt ngày thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho vùng kín chảy máu bất thường:

– Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết giữa 2 loại hormon estrogen và progesterone có thể gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, từ đó làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

– Dấu hiệu rụng trứng: Chảy máu vùng âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu rụng trứng.

– Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là một trong những nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng chảy máu vùng kín bất thường. Không chỉ là tác nhân chính gây bệnh, nghiêm trọng hơn, viêm nhiễm phụ khoa còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh nở.

– Lạm dụng thuốc tránh thai, quan hệ tình dục không lành mạnh: Có thể bạn chưa biết, một số thói quen như: Sử dụng thuốc tránh thai có chứa Progestin, lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày, quan hệ tình dục không lành mạnh… có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trong đó có chảy máu vùng kín bất thường.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng vùng kín chảy máu bất thường cũng có thể là kết quả của việc đặt dụng cụ tránh thai không đúng cách, sảy thai…

Chảy máu âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu rụng trứng

3. Chảy máu vùng kín bất thường có nguy hiểm không?

Nhìn chung, hiện tượng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý người bệnh. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, hiện tượng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất dẫn tới nguy cơ vô sinh. Một số nguy cơ chị em có thể phải “đối mặt” khi vùng kín chảy máu bất thường bao gồm:

– Suy nhược cơ thể do mất máu: Trường hợp ra máu kéo dài hoặc mất đi lượng máu lớn sẽ khiến chị em bị thiếu máu, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, dễ bị choáng váng, chóng mặt. Ngoài ra, nếu tình trạng mất máu xảy ra nghiêm trọng có thể gây nguy hại tới tính mạng.

– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nếu không được chữa trị sớm, những bệnh lý phụ khoa gây chảy máu vùng kín có thể làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ quan sinh sản. Điều này vô hình chung sẽ khiến cho khả năng thụ thai của nữ giới bị giảm sút, tỷ lệ sảy thai tăng cao, nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là vô sinh tăng cao.

– Suy giảm chất lượng cuộc sống: Khi vùng kín bỗng nhiên có triệu chứng ra máu bất thường, chị em sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, bất an. Nếu tình trạng này kéo dài này không được cải thiện sẽ dẫn căng thẳng, stress.

4. Một số phương pháp xử trí hiện tượng chảy máu vùng kín bất thường

Như đã đề cập đến ở trên, mỗi chúng ta tuyệt đối không được chủ quan khi tình trạng vùng kín chảy máu bất thường diễn ra thường xuyên bởi triệu chứng này để lâu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tự tạo cho bản thân một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu tình trạng âm đạo chảy máu bất thường

Dưới đây là một số phương pháp xử trí hiện tượng chảy máu vùng kín bất kỳ chị em nào cũng cần nắm vững:

– Tránh lạm dụng thuốc tránh thai.

– Vệ sinh vùng âm đạo hàng ngày, giữ cho vùng kín luôn được sạch sẽ.

– Tự tạo cho bản thân một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

– Bổ sung cho cơ thể các thảo dược lành tính có tác dụng làm lành các tổn thương do viêm như: Cao diếp cá, khổ sâm, dây ký ninh.

– Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng để được xác định nguyên nhân đồng thời lên phương án điều trị kịp thời.

– Khi xác định bản thân đã mắc bệnh phụ khoa, cần ghi nhớ và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của chuyên gia như: Hạn chế quan hệ tình dục, ăn uống theo đúng chế độ, sử dụng thuốc như chỉ dẫn…

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường. Hi vọng rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc có thể phòng tránh bệnh ngay từ sớm.

Chảy máu vùng kín nhưng không đau có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào từng độ tuổi, đối tượng và mức độ chảy máu. Khi xác định được lý do gây ra tình trạng này thì bạn sẽ có cách điều trị phù hợp.

Không ít phụ nữ gặp phải tình trạng chảy máu bất thường ở vùng kín ở giữa các kỳ kinh nguyệt hay một thời điểm nào đó. Chúng có thể xảy ra ở những lúc bạn không ngờ đến:

  • Giữa các kỳ kinh nguyệt bình thường
  • Sau khi quan hệ tình dục
  • Ở trẻ chưa đến tuổi dậy thì
  • Phụ nữ khi mang thai
  • Người ở giai đoạn sau khi mãn kinh.

Tình trạng này có khả năng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào độ tuổi và thời điểm xuất hiện. Đôi khi hiện tượng này không có gì đáng lo ngại nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu bất thường cảnh báo một vấn đề nào đó. Liệu chảy máu vùng kín nhưng không đau có nguy hiểm không? Khi bị chảy máu ở vùng kín nên xử trí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé.

Nguyên nhân gây chảy máu bất thường ở vùng kín

Chảy máu vùng kín bất thường có thể liên quan đến hệ sinh sản (bệnh phụ khoa), các vấn đề sức khỏe khác hay do ảnh hưởng từ một số loại thuốc.

Những nguyên nhân có thể khiến bạn gặp tình trạng này gồm:

Vấn đề ở cơ quan sinh sản

  • Nhiễm trùng ở tử cung
  • Tử cung bị tổn thương hay mới phẫu thuật gần đây
  • Có sự phát triển bất thường không phải ung thư trong tử cung, như u xơ tử cung, polyp tử cung, polyp cổ tử cung, lạc nội mạc cơ tử cung (adenomyosis)
  • Viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung
  • Tổn thương hoặc có bệnh lý ở âm đạo (do quan hệ tình dục, nhiễm trùng, polyp, mụn cóc sinh dục, loét hay giãn tĩnh mạch)
  • Tăng sản nội mạc tử cung.

Thai kỳ

Biến chứng trong thai kỳ có thể làm bạn bị chảy máu ở vùng kín:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Đe dọa sẩy thai

Một số bệnh lý

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung, tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng
  • Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên
  • Đái tháo đường
  • Xơ gan
  • Lupus ban đỏ
  • Rối loạn đông máu

Các nguyên nhân khác

  • Để quên tampon trong âm đạo
  • Đặt dụng cụ tử cung (IUD) để tránh thai
  • Ngừng hoặc thay đổi thuốc uống tránh thai hoặc liệu pháp hormone ở người mãn kinh
  • Căng thẳng (stress)
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục
  • Dùng một số thuốc như thuốc chống đông máu (warfarin), tamoxifen
  • Có dị vật trong âm đạo.

Việc đánh giá tình trạng chảy máu bất thường ở vùng kín sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, có đang mang thai không, tình trạng mãn kinh, mức độ và thời gian bị chảy máu, các bệnh lý khác, thuốc đang dùng.

Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu thấy có chảy máu âm đạo hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay, kể cả có cảm thấy đau hay không. Một vài vấn đề có thể khiến bạn bị chảy máu vùng kín nhưng không đau trong thời gian mang thai như nhau tiền đạo.

Ở phụ nữ tiền mãn kinh, chảy máu vùng kín nhưng không đau thường xảy ra do rối loạn chức năng buồng trứng hay nội mạc tử cung bị teo. Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng, bạn cần được điều trị ngay.

Nói chung, khi thấy có hiện tượng chảy máu vùng kín bất thường và kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và xác định nguyên nhân. Một số trường hợp, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Chảy máu âm đạo ở phụ nữ mãn kinh không dùng liệu pháp hormone nào.
  • Tình trạng chảy máu kéo dài, lượng máu ra nhiều hay không đúng vào thời điểm dự kiến ở phụ nữ mãn kinh có dùng liệu pháp hormone.
  • Các bé gái chưa có dấu hiệu dậy thì hay dưới 8 tuổi nhưng lại thấy có chảy máu ở âm đạo.

Cách xử trí khi bị chảy máu vùng kín bạn cần biết

Nếu bị chảy máu ít, ở gần kỳ kinh hay khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai, điều đó có thể không đáng lo ngại. Khi nhận thấy có tình trạng chảy máu vùng kín nhưng không đau, hãy đảm bảo để cơ thể:

  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tập thể dục vừa phải
  • Ghi nhật ký theo dõi các triệu chứng bất thường và chu kỳ kinh nguyệt để có thể đưa cho bác sĩ xem xét.

Nếu bạn cảm thấy đau nhẹ, hãy thử:

  • Nằm nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng và co đầu gối lên gần ngực
  • Chườm ấm vùng bụng
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng
  • Xoa bóp, massage vùng bị đau
  • Uống thuốc giảm đau như paracetamol, tránh dùng aspirin
  • Thử làm các kỹ thuật thư giãn cơ thể.

Các trường hợp chảy máu vùng kín bất thường kéo dài hay kèm theo những triệu chứng đáng lo ngại khác cần được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Những lựa chọn trong điều trị có thể gồm:

  • Thuốc cầm máu: như axit tranexamic
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thay đổi phương pháp tránh thai
  • Liệu pháp hormone
  • Nạo sinh thiết/hút buồng tử cung
  • Phẫu thuật loại bỏ polyp, u xơ dưới niêm mạc tử cung, khối u,…
  • Điều trị các bệnh lý nền.

Tình trạng chảy máu vùng kín dù không đau hay có kèm theo các triệu chứng khác khi xảy ra bất thường, kéo dài đều cần chú ý theo dõi. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể và điều trị sớm nếu có vấn đề.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề