Vì sao công ty phá sản

Luật Phá sản doanh nghiệp ( PSDN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1994, cũng từ đó Toà án nhân dân ( TAND) chính thức thực hiện nhiệm vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Sau 7 năm triển khai, thi hành Luật PSDN , theo thống kê của TAND TC, số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp chưa nhiều, bình quân mỗi năm toàn ngành toà án chỉ nhận được và thụ lý khoảng 30 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong số này thì khoảng 1/2 số đơn phải đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết hoặc giải quyết bằng hoà giải thành. Theo thống kê chưa đầy đủ của TANDTC, trên phạm vi toàn quốc mới có khoảng 70 doanh nghiệp bị toà án ra quyết định tuyên bố phá sản.Kể từ khi thi hành Luật PSDN thì số lượng doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản rất thấp (mỗi năm không qúa 30 vụ). Đó là một con số mang nhiều ý nghĩa khi chúng ta so sánh với tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản. Theo số liệu thống kê thì tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm là: năm 1994 có 7176; năm 1995 có 6158; năm 1996 có 5485; năm 1997 có 4636; năm 1998 có 4252; năm 1999 có 5782; năm 2000 có 14413. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là quá thấp so với số doanh nghiệp được thành lập. Thực trạng này lại không phản ánh đúng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng doanh nghiệp được thành lập đã tăng gấp nhiều lần so với trước nhưng thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản lại không có biến chuyển gì. Thực tế, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chấm dứt hoạt động nhưng không giải quyết theo thủ tục phá sản là một hiện tượng không phải là ít. Vì nhiều lý do khác nhau mà các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ không muốn nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.Nhiều đơn yêu cầu tuyên bố phá sản không được thụ lý hồ sơ do hồ sơ không đầy đủ như không đủ sổ sách, chứng từ kế toán để xác định việc thua lỗ, hay khó khăn trong kinh doanh hoặc thiếu kiểm toán... Ví dụ ở TP Hồ Chí Minh có 21 trường hợp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng có 11 trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định của Luật PSDN, chỉ có 10 trường hợp được toà Kinh tế chấp nhận và ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thực tế, nhiều hồ sơ đòi nợ phải "đi lòng vòng" qua khá nhiều cơ quan như công an, kiểm sát mới quay về toà án. Ví dụ vụ Cty TNHH Computer Việt Nam 100% vốn nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi đưa ra toà thì các chủ nợ lại gửi hồ sơ yêu cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó UBND Thành phố lại chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý, sau đó Sở này mới lại chuyển cho TAND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.Số doanh nghiệp bị toà án ra quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp trong số các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản được Toà án thụ lý. VD TAND Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý và ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản 10 trường hợp nhưng mới ra quyết định tuyên bố phá sản được 2 doanh nghiệp là Cty TNHH Đức Thắng và Cty Tamexco. Số vụ việc còn lại một phần được đình chỉ do hoà giải thành nhưng cũng không ít trường hợp bị đình chỉ do Hội nghị chủ nợ không tiến hành được, do không đủ thành phần theo quy định của Luật PSDN như vụ Cty TNHH may mặc Ngọc Thảo. Cty TNHH thương mại Bảo Sơn Thành phố Hồ Chí Minh; hoặc đình chỉ giải quyết phá sản để xử lý hình sự do phát hiện có hành vi lợi dụng yêu cầu tuyên bố phá sản để chiếm đoạt tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ như DNTN Kim Thoại Cần Thơ, Cty TNHH Ngọc Thảo thành phố Hồ Chí Minh... Nhiều vụ việc bị treo lơ lửng với nhiều lý do khác nhau (như chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự ở Cty XNK Bình Tây hay vì quá phức tạp hoặc phải chờ đợi hướng dẫn).Các doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản kể từ năm 1995 đến nay hầu như chỉ rơi vào doanh nghiệp tư nhân hoặc Cty TNHH, Cty cổ phần hoặc một vài trường hợp doanh nghiệp liên doanh. Qua số liệu thống kê cho thấy, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị giải quyết theo thủ tục phá sản chiếm một tỷ lệ cao so với DNNN và hợp tác xã. Tính đến hết năm 1999,mới chỉ có 10 doanh nghiệp Nhà nước, 2 hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trên tổng số 64 vụ việc phá sản. Đây là một thực trạng chung của các địa phương,các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi, trợ giúp của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh (ưu đãi đầu tư, miễn thuế, giảm thuế...); trong trường hợp lâm vào tình trạng phá sản, toà án chỉ quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, không áp dụng biện pháp cứu vãn doanh nghiệp. Xuất phát từ đó, số doanh nghiệp Nhà nước bị mở thủ tục phá sản đã ít thì số doanh nghiệp Nhà nước bị tuyên bố phá sản lại càng ít hơn.Tình trạng các cơ quan quản lý không đưa ra quan điểm dứt khoát của mình về việc giải về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DNNN, còn lấn cấn giữa phá sản với việc giải thể doanh nghiệp xảy ra khá phổ biến. Dẫn đến nhiều DNNN đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng vẫn được cơ quan quản lý cho giải thể mà không giải quyết theo thủ tục phá sản.Thời gian giải quyết vụ phá sản từ khi thụ lý đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản ( nếu không hoà giải thành) theo luật PSDN thường là từ 5-8 tháng nhưng trên thực tế có một số vụ việc kéo dài từ 2-3 năm, như vụ Tamexco thành phố Hồ Chí Minh. Thời hạn tố tụng bị vi phạm khá nhiều, ví dụ vụ Cty TNHH may mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo Thành phố Hồ Chí Minh được mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ngày 8-8-1997 nhưng đến ngày 29-6-1998 hội nghị chủ nợ mới họp ( 10 tháng); vụ Cty TNHH Bảo Sơn Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định mở thủ tục phá sản từ 10-2-1999 nhưng đến ngày 12-10-1999 mới họp hội nghị chủ nợ (hơn 8 tháng). Trong khi đó, theo quy định của các Điều 21,22,27 của Luật PSDN thì kể từ khi đăng báo lần đầu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, trong thời hạn 115 ngày (gần 4 tháng), Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ.Các vụ án hình sự được khởi tố trước và có thể sau khi Toà án đã mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong thực tế, các trường hợp này gây khó khăn cho cả toà án và cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, đôi khi là tranh luận gay gắt giữa các cơ quan này với nhau (như vụ Cty TNHH Ngọc Thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vụ việc giải quyết phá sản liên quan đến vụ án hình sự xảy ra cả với doanh nghiệp Nhà nước như Cty Tamexco, Cty XNK Bình Tây,Cty Mài Lam Sơn Thành phố Hồ Chí Minh... Thực tế giải quyết thi hành trong thời gian qua cho thấy, một trong các nguyên nhân làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là do chính doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Không ít doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh dùng thủ đoạn,mánh khoé lừa đảo, chiếm dụng vốn nên đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp hành chính, hình sự, kinh tế, dân sự. Do phải thi hành nghĩa vụ tài sản quá lớn nên lâm vào tính trạng phá sản (vụ Cty Tamexco).Việc gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản còn lại của doanh nghiệp không thanh toán đủ tổng giá trị các khoản nợ là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế tình trạng các doanh nghiệp mắc nợ với số nợ quá lớn, vượt quá nhiều so với giá trị còn lại của doanh nghiệp xảy ra khá nhiều. Ví dụ Cty Tamexco Thành phố Hồ Chí Minh, nợ phải trả là 368.321.392.108 đồng, nợ phải thu là 235.541.520.213 đồng, giá trị tài sản còn lại chỉ có 9.463.842.880 đồng, cân đối tài sản có và nợ, Cty mất khả năng thanh toán 105.316.029.015 đồng. Cty TNHH Ngọc Thảo thành phố Hồ Chí Minh nợ phải trả là 324.257.263.422 đồng, nợ phải thu 169.898.000 đồng, giá trị tài sản còn lại 199.315.757.543 đồng, cân đối tài sản có và nợ Cty mất khả năng thanh toán nợ 124.771.607.879 đồng.

P.V

Ngày 24/10, phát biểu tại tổ khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017 trong kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính - ông Đinh Tiến Dũng cho biết: “Cứ 4 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì có 3 doanh nghiệp đóng cửa, phá sản. Đấy là một thực tế".

Trước đó, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2017, trung bình mỗi ngày có hơn 315 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động.

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, trong số các doanh nghiệp phá sản có đến gần 92% doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng (tức doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Thông tin số doanh nghiệp mới thành lập chỉ nhỉnh hơn số doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động khiến không ít người lo ngại ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài, việc làm, hệ lụy xã hội…

Thực tế, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể rất cởi mở môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường kinh doanh được đánh giá là đã tốt lên nhiều.

Theo các chuyên gia việc hàng loạt các doanh nghiệp phá sản liên tục sẽ làm xấu hình ảnh môi trường đầu tư trong nước và cần sớm có những chính sách giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trước và sau khi thành lập. Ảnh: Vũ Phương. 

Việc có đến hàng trăm doanh nghiệp phá sản, giải thể mỗi ngày ít nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, nhất là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp đóng cửa cũng dẫn tới một loạt những hệ lụy về mặt xã hội như vấn đề thất nghiệp, lao động…cũng bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia, ngoài những khó khăn về vốn, thị trường, sự non trẻ… khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động thì cũng có nguyên nhân từ những “doanh nghiệp ma” xuất hiện nhằm trục lợi.

Đã có hàng nghìn "doanh nghiệp ma" được thành lập nhanh chóng và giải thể rất nhanh khiến số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới luôn tăng mạnh trong nhiều năm qua.

Chuyên gia Tái cấu trúc Doanh nghiệp Eric Vũ cho rằng, quan trọng nhất vẫn là kỹ năng sinh tồn của doanh nghiệp sẽ quyết định thành hay bại. Ảnh: NVCC

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia Tái cấu trúc Doanh nghiệp – ông Eric Vũ cho rằng: “Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp 'chết lâm sàng', hoặc phải tuyên bố phá sản, đóng cửa.

Ngoài nguyên nhân khiến cho tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản cao và phần lớn rơi vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khó khăn về hành lang pháp lý hay thiếu chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Nguyên nhân quan trọng nhất là “kỹ năng sinh tồn” của các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số, nhất là khi thế giới đang bước vào Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Một số nguyên nhân khác nữa như doanh nghiệp chọn sai mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu doanh nghiệp, nếu họ đưa ra đưa ra chiến lược sai thì doanh nghiệp sẽ phải trả giá.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân doanh nghiệp chậm áp dụng khoa học kỹ thuật, dẫn tới lạc hậu, sẩn phẩm làm ra không bán được. Rồi vấn đề quản lý tài chính, sử dụng con người, hoạt động marketing…”.

Điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp

Ông Eric Vũ cũng phân tích: “Chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa, bởi các doanh nghiệp vừa và lớn đã trải qua một thời gian kinh doanh trên thương trường.

Họ cũng đã từng thất bại và đứng dậy thành công nên “kỹ năng sinh tồn” của các doanh nghiệp vừa và lớn tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra khi đã phát triển lên quy mô vừa và lớn thì doanh nghiệp đã tích luỹ được nguồn lực đủ mạnh như Tài chính và Nhân sự để tạo ra cho mình “sức đề kháng” tốt hơn với môi trường kinh doanh nhiều biến động, so với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ”.

Nói về hành lang pháp lý đã thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hay chưa, đó có phải là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa.

Chuyên gia Eric Vũ cho rằng: “Sau khi Bộ Công thương gỡ bỏ 675 giấy phép con, chiếm hơn 55% điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp Việt đã có được môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng hơn để phát triển.

Tuy nhiên, vẫn cần phải có những chính sách tốt hơn nữa để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển”.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Tỷ lệ cứ 4 doanh nghiệp thành lập thì 3 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, phá sản là không có gì đặc biệt.

Tỷ lệ này thông thường vẫn gặp ở bên Mỹ cũng như nhiều nền kinh tế phát triển khác trên thế giới cũng vậy.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa thất bại có thể khi thành lập doanh nghiệp họ chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc, tính khả thi đầu ra, thị trường ra sao, nhu cầu về tài chính, vấn đề điều hành…

Doanh nghiệp mới thành lập mà không được tư vấn các vấn đề mà doanh nghiệp mới thành lập phải đối mặt cũng như nghiên cứu thị một cách kỹ lưỡng thì khi đi vào hoạt động sẽ gặp khó khăn.

Khi không thể tiếp tục duy trì hoạt động doanh nghiệp nữa dẫn đến họ phải tuyên bố phá sản, đóng cửa, giải thể”.

Ông Bùi Kiến Thành cho rằng, cần có một tổ chức đứng ra tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp mới thành lập sẽ hạn chế được tình trạng doanh nghiệp phá sản. Ảnh: Giaoduc.net.vn

Ông Bùi Kiến Thành cũng cho hay: “Không riêng gì doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập gặp phải những khó khăn trên dẫn đến đóng cửa mà nhiều doanh nghiệp mới thành lập trên thế giới cũng vấp phải.

Tuy nhiên, như bên Mỹ họ có một tổ chức được thành lập để hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ do chính phủ liên bang lập ra.

Nhiệm vụ của họ là tham mưu, góp ý cho những doanh nghiệp trước khi thành lập để làm sao thấy được những vấn đề của doanh nghiệp mới thành lập, cũng như đường hướng phát triển ra sao.

Trước khi thành lập tổ chức này sẽ tư vấn giúp doanh nghiệp làm sao để có hướng phát triển tốt nhất. Như vậy, với việc hỗ trợ này sẽ giảm thiểu được tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới phải đóng cửa”.

Cũng theo ông Bùi Kiến Thành, hiện Việt Nam chưa có tổ chức nào được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập. Bên cạnh đó, cũng chưa có tổ chức, cơ quan nào nêu ý thưởng thành lập tổ chức này.

Cần thiết thành lập tổ chức này để giúp đỡ, tư vấn cho các doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam, như thế sẽ giúp doanh nghiệp mới thành lập phát triển hơn.  

Vũ Phương

Video liên quan

Chủ đề