Linh lang là ai

Đây là bản thần tích thần Linh Lang ở xã Dịch Vọng Trung huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trích trong “Thần tích tính Hà Đông”. Thần được thờ ở nhiều nơi như Đền Voi Phục, Kim Mã, Láng Hạ… Bản dịch là của Nguyễn Duy Hĩnh, trích trong “Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam”.

Hà Đông tỉnh Hoài Đức phủ Từ Liêm huyện Dịch Vọng tổng Dịch Vọng Trung Vọng thần tích.

Lý triều Lễ bộ thượng thư Quản giám tri điện bách thần phụng sao cô lục cô truyện.

Hoàng đế bệ hạ Khâm phụng.

Sắc chỉ thần hiệu sắc phong.

Đô Cảnh Thành Hoàng quốc vương thiên tử linh thần đại vương sắc phong.

Thành hoàng quốc vương thiên tử tôn nghiêm chỉnh thuận thánh hóa đạt văn chiêu nhân dung mục phù tộ an dân nguy đức tuấn kiệt phổ huệ thuỳ hữu hùng tài vĩ lược vĩ tích phong công.

Linh lang là ai
Đền thờ thần Linh Lang nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tự vương tiến phong đại vị lễ hữu đăng trật tuyên tặng Linh lang đại vương tôn thần thượng đắng nhung chuân hứa Sơn Tây trấn Quốc Oai quận, Từ Liêm huyện, Dịch Vọng tổng, Dịch Vọng trang Hậu sách phụ lão phụng lĩnh thần sắc đệ hồi phụng sự tương hựu bảo ngã lê dân Khâm tai.

Sự tích thần Linh Lang (Linh lang đại vương)

Tích xưa Lý Thái Tổ mở nghiệp đất cổ Pháp danh hương, tứ vị đại vương ngự trị, thiên hạ thái bình. Một hôm vua tuần du vườn hoa kinh thành. Do trời kết hợp cho nên giữa đường gặp trang Bồng Lai. Có Nguyễn thái công và Dương Thị Triệu chăm lo việc thiện, hoằng tâm tác phúc, ngày đêm đốt hương phụng thờ thượng đế. Tự nhiên mộng thấy hào quang đỏ rực đầy nhà, bỗng có con rắn hoa bò đến hoá thành hai đoá sen trắng mới châm nở. Bà bèn mang thai. Một năm sau vào ngày mùng 10 tháng 2 năm Canh Thìn ứng kì sinh một gái diễm lệ, gọi là Nguyễn Thị Hương. Quả là bậc chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, hình dung tuyệt đẹp. Khi lớn lên cha chết sốm, ở với mẹ. Đến 19 tuổi theo cậu ruột đi chơi kinh thành, giữa đường gặp xa giá Thái Tông. Thái Tông nhìn thấy mà thích, bèn bảo rằng: Nguyện kết duyên Cháu Trần, lưới trời hợp duyên. Bèn cưới đem về cung, lập làm cung phi thứ 7, yêu dấu không ai trong cung bằng. Thái Tông yêu dấu lập cung ở Trại Thị cho cung phi ở. Một hôm nhàn du bà tám ở Tây Hồ, ngoạn cảnh ngoạn tình.

Linh lang là ai
Tượng thờ thần Linh Lang tại Đền Voi Phục

Trở về cung đêm bà mơ thấy một người mặc áo xanh tay cầm cờ vàng tự xưng Thiên Đế Sứ, quỳ trước sân nói ràng: Nhiều năm sau quốc gia tất có giặc lớn đến xâm lược, cho nên hoàng gia thiên sắc lệnh cho thủy thần giáng thế đầu thai vào hoàng gia làm con đê báo quốc. Nói xong bay lên không đi mất. Biết là Hoàng thiên báo tin, không nghi ngờ gì. Từ đó cung phi mang thai. Mãn một năm đến giờ Tý ngày mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn ứng kì sinh nở. Hôm đó hương thơm ngào ngạt, bà sinh một quí nam, phong thái tuấn tú, diện mạo phương phi, hình dung cao quí, thiên tư đặc dị, văn chất hơn người. Sinh được ba tháng đã lớn, cung phi bèn ẵm đưa cho vua. Trong lòng vua rất mừng, mở tiệc lớn ăn mừng, đặt tên là Hoàng Linh Lang. Ngày tháng trôi qua Linh Lang vừa mới lớn. Lúc này có giặc Vĩnh Trinh đem 30 vạn quân xâm nhập đất Sơn Nam. Triều thần phiên tướng nhiêu lần đánh dẹp mà chưa thắng. Văn tài vũ sĩ đều kinh hồn lạc phách. Vua lấy làm lo. Vua bèn họp triều thần thương nghị, chọn ngày làm lễ cầu đảo bái yết thiên địa bách linh thần. Vua thân nằm trong đàn. Bỗng nhiên vua thấy một cụ già giáng xuống. Cụ già râu tóc bạc phơ giáng xuống chỉ bảo. Vua hỏi rằng: Nay có giặc lớn đến xâm lược vậy thắng bại như thế nào? Xin chỉ cho. Cụ già ngồi hồi lâu bốc thăm lập quẻ, rồi gọi vua mà bảo rằng: Nếu cầu được người thì giặc này không đáng lo. Nói xong biến mất. Vua biết thiên thần chỉ giáo, bèn ra lệnh sứ giả yết thị ở chợ, trang, hứa phong tước (cho ai có tài giúp nước – NDH).

Linh Lang quốc vương thiên tử chưa biết nói, bỗng nghe sứ giả chiêu mộ, bèn cười hỏi mẹ: Quốc gia hữu sự chăng? Mẹ bảo rằng: Vừa rồi quốc gia có giặc lớn, vua đã họp triều thần văn võ bá quan, mọi người đều kinh sợ. Con miệng còn hơi sữa, hỏi làm gì? Linh Lang bèn cười, nói: hãy mời sứ giả đến đây. Tức thì Linh lang ngồi lên, bảo sứ giả rằng: Mày về lập tức tâu lên hoàng thượng cho ta một con voi khỏe, một cây cờ vuông, phong tước lớn cho ta làm quốc vương thiên tử sung tổng đại thần thì lo gì tướng giặc Vĩnh Trinh. Sứ giả về triều tâu lên vua. Vua nghe rồi cả mừng, cấp tốc chọn một con voi khỏe, làm một lá cờ vuông lớn đưa đến Hoàng Linh Lang tức thì ăn một bữa no say, vươn mình cao hơn 5 xích, cưỡi voi cầm cờ hét lớn. Ta là thiên tướng đây. Voi chạy như bay, trực chỉ Nam Sơn Thượng (Sơn Nam Thượng), phất cờ chỉ huy quân lính vào đồn chính của giặc. Tướng giặc Vĩnh Trinh tự nhiên lăn ra chết, quân giặc tán loạn.Linh Lang trở về kinh thành, mở tiệc chiêu đãi quân sĩ, đi qua trang Dịch Vọng huyện Từ Liêm xa giá đều dừng lại, cờ lớn bay về hướng đông nam. Voi khỏe quỳ hướng về đông

Linh lang là ai
Voi phục hóa đá sau khi thần Linh Lang dẹp giặc thành công

Hoàng Lang đi xem đất nơi này, bỗng thấy ba khu núi sừng sững nước chảy vòng sau núi, đó là nơi có thể hưởng thần. Hoàng Lang dẫn quân trở về Trại Thị lạy mẹ. Đột nhiên bị bệnh đậu mùa, một tháng không khỏi. Thái Tông thân hành đến thăm cầm tay Hoàng Lang nói rằng: Khanh quả là con ta thì chứng đậu mùa này phải lập tức hết ngay. Đột nhiên Hoàng Lang trả lời rằng: Thần không phải là con của bệ hạ, chỉ đầu thai để báo quốc mà thôi. Nói xong bèn đứng dậy, phất cờ ném lên trời mà hoá (vào ngày 20 tháng 7). Con voi khoẻ ngày hôm đó cũng hoá theo. Vua gạt lệ thương tiếc, họp văn võ bá quan luận công ban thưởng, cử Lễ bộ quản giám quan chọn ngày tốt viết sắc phong thần quốc vương thiên tử, 72 đền đều cấp thang mộc ấp các trang trại sách, uỷ giám quan mang sắc phong ban cấp tiền dựng miếu. Đến huyện Từ Liêm bèn gọi phụ lão sách Hậu Trang Dịch Vọng đến hầu phụng lãnh sắc và nhận tiền và chiếu chỉ. Trở về trại hội họp mọi người, mời thầy xem phong thuỷ. Phụ (lão) nói rằng: Ngày trước chỗ Hoàng Lang dừng, có cây cờ chuyển bay hướng đông, tất có đền thờ ở đó. Chỗ đóng quân có thể rất quý, lập Càn Tôm kiêm hướng trước có ấn đường làm án, nước chảy ngược tụ về phía sau đó long cung bao chẩm, sơn thuỷ triều lai, tất phát người đông giàu mạnh, giai nhân tuấn tú, anh hoa phát tiết. Trại Hậu phụng thờ càng anh linh. Lúc sinh tiền thì (Linh Lang) võ công lừng lẫy phù trợ vận nước, sau khi chết thì trang trại tế lễ tôn nghiêm, bảo hộ dân chúng, có đức lớn. Đời sau thờ cũng không bao giờ dứt.

Linh lang là ai
Khuôn viên bên trong đền thờ Thần Linh Lang ngày nay

Huý chữ Quốc vương thiên tử Hoàng Linh Lang. Nghiêm cấm, nghiêm cấm.

Mỗi năm ngày 10 tháng giêng là ngày sinh của thánh.

Mỗi năm ngày 10 tháng 2 là ngày nhập tịch.

Mỗi năm ngày 20 tháng 7 là ngày thánh hoá.

Mỗi năm ngày 20 tháng 12 là ngày đại tịch.

Hồng Phúc nguyên niên (1572) tháng giữa mùa xuân ngày lành.

Lê bộ Hàn Lâm Viện Đông Các Đại Học Sĩ thần Nguyễn Bính phụng soạn.

Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739) giữa mùa thu ngày lành.

Quản giám bách thần tri diện hùng lĩnh thiếu khanh thần Nguyễn Hiền phụng sao y bản chính.

ghi cả ngày sinh, ngày hóa của 2 vị.

Tienamphu.com Hy vọng qua bài viết đã phần nào giúp quý vị hiểu hơn về Sự tích thần Linh Lang dẹp giặc cứu nước. Mọi thông tin góp ý để bài viết hoàn thiện xin vui lòng bình luận ở form bên dưới bài viết

Đọc thêm: Đền Voi Phục Thụy Khuê- Đền thờ hoàng tử Linh Lang

Một trong những vị thần tứ trấn của thành Thăng Long là đức Linh Lang đại vương với đền thờ chính “Tây trấn từ” là đền Thủ Lệ (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội). Linh Lang đại vương là ai? Có công đức như thế nào mà được tôn thờ là thần trấn Tây của kinh đô Thăng Long?
Thần tích đền Thủ Lệ cho biết thần nguyên là hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với vương phi Hạo Nương. Hạo Nương quê ở xã Bỗng Lai (phủ Quốc Oai), sống và gặp vua ở đất Thị Trại (nay là Thủ Lệ). Hạo Nương đi tắm ở hồ Tây, gặp giao long nổi lên quấn lấy người, từ đó mang thai 14 tháng sinh ra đứa bé có tướng mạo khôi kỳ, lưng có 18 vì tinh tú, bụng có chùm sao Bắc đẩu, đặt tên là Hoàng Lang.
Khi Hoàng Lang mới được 1 tháng 7 ngày, đất nước có giặc Vĩnh Trinh từ phương Bắc kéo đến. Thế giặc mạnh, vua cho người đi cầu thỉnh các bậc anh hùng hào kiệt các nơi về đánh giặc. Hoàng Lang bỗng bật dậy nói với mẹ, cho gọi người vào và dặn về tâu vua làm cho một lá cờ cán dài 10 trượng và cho một con voi lớn để đi đánh giặc. Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cầm lá cờ và cưỡi voi xông thẳng tới chỗ quân địch, hét lớn: “Ta là Thiên tướng”. Hoàng Lang giết tướng giặc và phá tan quân giặc Vĩnh Trinh.
Thắng trận trở về, nhà vua muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng ngài nhất mực từ chối. Sau đó Hoàng Lang hóa thành con rắn trắng lặn xuống hồ Tây. Nhà vua thương tiếc cho lập đền thờ ở quê mẹ Bỗng Lai, ở Thị Trại và cho 269 chỗ khác , cứ nơi có lá cờ của Hoàng Lang bay đến và có sự hiển ứng thì thờ phụng. Phong thần là Linh Lang đại vương.

Linh lang là ai
Nghi môn ngoại đền Thủ Lệ.

Câu đối ở đền Voi Phục (Thủ Lệ) kể về sự tích Linh Lang đại vương: 市寨千秋名不朽 西湖一带水無塵

Thị Trại thiên thu danh bất hủ


Tây Hồ nhất đái thủy vô trần. Dịch:

Thị Trại ngàn thu danh bất hủ


Tây Hồ một dải nước sạch trong. Linh Lang đại vương chiếm một vị trí khá quan trọng trong thần điện Việt. Có tới 88 bản thần tích đã được biết của các địa phương khác nhau về Linh Lang, ở nhiều tỉnh miền Bắc. Tập trung nhất là ở vùng Hà Tây và Hà Nam. Điều này cũng có thể hiểu vì Hà Tây là quê mẹ của Linh Lang đại vương. Thần tích Linh Lang đại vương mang đầy màu sắc thần bí, kể về một vị “Thiên tướng” đánh giặc Vĩnh Trinh, tương tự chuyện Thánh Dóng lên 3 vươn mình hóa Phù Đổng đánh giặc Ân. Nhưng thần tích lại chép Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông. Thời Lý là thời kỳ mà đã có sử sách ghi chép rõ ràng, tại sao chính sử không thấy nói gì đến Linh Lang đại vương? Điều này là sự bí ẩn khó lý giải trong sự tích Linh Lang đại vương. Ở nhiều nơi và nhiều người do đó đã gán Linh Lang đại vương với hoàng tử Hoằng Chân nhà Lý tham gia trận chiến chống Tống và hy sinh trên sông Như Nguyệt. Tuy nhiên, như vậy càng là không khớp với thần tích và lộn xộn về thời gian vì cuộc chiến Lý – Tống trên sông Như Nguyệt xảy ra dưới thời Lý Nhân Tông, tức là sau thời Lý Thánh Tông vài chục năm. Vô lý hơn nữa khi Linh Lang đại vương là một trong Thăng Long tứ trấn vì Tứ trấn Thăng Long tương truyền do Lý Thái Tổ đặt ra sau khi dời đô. Hoàng tử Hoằng Chân ở vào thời Lý Thánh Tông hay Lý Nhân Tông, làm thế nào mà thành thần từ thời Lý Thái Tổ được?

Vậy Linh Lang đại vương là ai, nguồn gốc thực sự là thế nào?

Linh lang là ai
Đình Ngoại Bình Đà.

Thân thế và sự nghiệp thực sự của Linh Lang đại vương được phát lộ qua di tích đình Ngoại ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội). Đình Ngoại Bình Đà thờ Linh Lang đại vương nhưng sự tích có nhiều tình tiết khác lạ. Theo bản Bách Việt triệu tổ cổ lục của đất Bình Đà thì nơi đây là nơi thờ thái sư Nguyễn Nỏ, tức Lý Long Cảnh hay Lý Lang Công, em thứ 3 của Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh), chú của Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Lý Lang Công được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm mà giúp cháu (Lộc Tục) đánh giặc Vĩnh Chinh (Ma Mạc) ở Tử Di Sơn, công lao rất lớn. Theo nhận định của tác giả Văn nhân, bản cổ lục này là chuyện lập quốc của nhà Chu thời Tam đại. Nhà Chu bắt đầu khởi dựng từ Cơ Xương Văn Vương đóng đô ở đất Phong. Tới đời con là Cơ Phát Vũ Vương tiến đánh Ân Trụ Vương, chiến thắng, lên ngôi thiên tử, phân chia đất đai cho các công thần làm chư hầu. Cơ Đán Chu Công, một người em có công lớn của Vũ Vương, được phong ở nước Lỗ. Đất cũ của nhà Ân vẫn giao cho con cháu Trụ Vương là Vũ Canh trông giữ hương hỏa cha ông. Chu Vũ Vương cử 3 người em của mình là Quản Thúc, Hoắc Thúc và Sái Thúc giám sát Vũ Canh, gọi là Tam giám. Khi Chu Vũ Vương mất, con là Chu Thành Vương lên nối ngôi còn nhỏ, Chu Công được sự ủy thác phụ chính vương triều. Lúc này Tam giám cùng Vũ Canh phao tin Chu Công muốn cướp ngôi vua, rồi liên kết với các bộ tộc Từ Nhung, Hoài Di nổi loạn. Chu Công giữ mình trong sáng, cất quân dẹp phản loạn, đánh bại Tam giám, rồi đem đám quý tộc của nhà Ân về Lạc Dương an trí. Đất Lạc Dương tới khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông đã trở thành kinh đô của nhà Chu, gọi là Đông Đô. Trong truyền thuyết Việt, Văn Vương được gọi là Văn Lang, lập quốc ở Phong Châu (Phú Thọ). Vũ Vương là Vũ Ninh, người đã cùng Thánh Dóng đánh giặc Ân thắng lợi. Còn Chu Công, vị thái sư, con của Văn Vương đã phụ chính và dẹp giặc nổi loạn, xây dựng Đông Đô là ai trong truyền tích Việt? Xét kỹ thần tích ở Bình Đà thì người được thờ Lý Lang Công chính là Chu Công. Lý Lang Công còn có tên là thái sư Nguyễn Nỏ. Nỏ = Lỗ, vì Chu Công được phân phong ở đất Lỗ, là đất Ai Lao, Hồ Tôn nói đến trong thần tích. Chu Công không về đất phong mà ở lại phụ chính giúp cháu mình là Chu Thành Vương, đánh giặc Từ Nhung Hoài Di, được thần tích gọi tắt là Tử Di.

Vì Lý Lang Công ở Bình Đà cũng là Linh Lang đại vương nên Linh Lang đại vương không ai khác phải là Chu Công. Có liên hệ Linh = Ninh, chỉ phương Tây vì tính chất của phương Tây là định, tĩnh, ninh. Chu cũng có nghĩa là chiêu, là chiều, chỉ phía Tây. Linh Lang (Ninh Lang) do đó tương đương với Chu Công, nghĩa là vị chúa công cai quản phương Tây. Đây là lý do tại sao Linh Lang lại là vị thần trấn Tây, quê ở Hà Tây, sinh ở hồ Tây, thác hóa cũng ở hồ Tây.

Bản thân bà mẹ Linh Lang có tên Hạo Nương, Hạo là sáng, bóng, chỉ hướng Tây. Bà là cung phi thứ 9, nghĩa là Tây cung.

Điều này cũng giải thích tại sao trong thần tích Linh Lang mang họ Lý và có tên Lý Lang Công. Thực ra Lý ở đây không phải là họ. Trong Dịch học có cặp đối lập Lý – Tình ứng với hướng Tây – Đông. Phương Đông là phương của tình cảm nên còn gọi là “thương”, “từ”. Phương Tây là phương của lý lẽ, cũng là “lỗ”,” lão”. Lý còn là quẻ Ly trong Hậu thiên Bát quái, dùng chỉ hướng Tây. Ví dụ, linh vật của nhà Chu là con Ly (Kỳ lân), con vật biểu trưng của hướng Tây. Có thể nhận rõ sự tương thông ý nghĩa giữa các cái tên Linh Lang – Lý Lang Công – Chu Công, đều nghĩa là vị chúa công của hướng Tây.


Khu vực sông Hoài nơi đám Nhung Di nổi loạn đầu thời Chu là vùng đất Hà Nam Trung Quốc. Ở đây có thành Trịnh Châu là di tích thời Thương Ân. Vì thế mà đám giặc Nhung Di đã được gọi là giặc Vĩnh Trinh trong truyền tích về Linh Lang đại vương. Vĩnh Trinh hay Trinh Vĩnh thiết Trịnh, chỉ đúng nơi xuất xứ của giặc loạn thời Chu Công. Sự việc phụ chính cho cháu của Chu Công được thần tích Việt kể là sau khi thắng giặc Vĩnh Trinh nhà vua muốn nhường ngôi cho Linh Lang nhưng ngài hết sức từ chối. Chu Công đã hết lòng phò trợ vua trẻ, củng cố vương triều Chu thêm vững chắc. Chu Công là người khởi xướng nền lễ giáo của Trung Hoa. Không như Thánh Dóng giúp Vũ Vương diệt Trụ bằng vũ khí (roi sắt, ngựa sắt), Chu Công đã thuần phục thiên hạ bằng sự ngay thẳng, bằng lễ nghĩa, bằng thánh đức. Hình ảnh cây cờ lớn cán dài dùng đánh giặc và tung bay khắp nơi trong thần tích Linh Lang đại vương là chỉ cái lễ đức, sự chính đạo của Chu Công đã thắng được giặc dữ và an định đất nước. Theo thần tích Linh Lang đại vương được thờ ở 269 nơi khác nhau. Thực ra đây là cách nói dùng Dịch số. Đất đai thiên tử được chia làm 9 khu vực gọi là 9 châu. Mỗi khu vực lại gồm cả Nam và Bắc, được “số hóa” thành số 2 – 6. Số 2 là con số chỉ phương Nam, số 6 là phương Bắc trong Hà thư. 269 nơi nghĩa là trong cả 9 châu Nam Bắc đều tôn thờ.

Một điểm đáng chú ý nữa, Chu Công là người đầu tiên xây dựng và cai quản thành Lạc Dương, sau là Đông Đô của nhà Chu. Thành Đông Đô là khu vực Hà Nội (Cổ Loa). Đây là lý do mà Chu Công – Linh Lang đã được tôn  sùng thành một trong Thăng Long tứ trấn.

Linh lang là ai
Nghi môn nội “Trấn Nam phương” đền Kim Liên.

Xét các vị thần tứ trấn Thăng Long đều là những vị thánh quan, những người có công gây dựng và phát triển thành Đông Đô – Hà Nội:
– Trấn Nam: Cao Sơn đại vương, người phò tá Tản Viên Sơn Thánh dựng nước thủa hồng hoang. Linh vật là Kim Liên (hoa Sen, màu đỏ, chỉ hướng Nam).
– Trấn Tây: Linh Lang đại vương hay Chu Công, người khởi đầu kinh đô Lạc Dương – Đông Đô. Linh vật là Voi (tượng, chỉ hướng Tây).
– Trấn Bắc: Huyền Thiên đại thánh, tức là Lão Tử, vị thầy thuốc đã cứu giúp dân lành và giúp An Dương Vương (Chu Bình Vương) xây thành Cổ Loa khi dời đô lúc giao thời Tây và Đông Chu. Linh vật là Kim Quy (rùa, huyền vũ , chỉ hướng Bắc).
– Trấn Đông: là thần Tô Lịch, là hình ảnh của Sĩ Nhiếp – Phạm Tô, người nhiếp chính Giao Châu chống giặc Đông Hán. Linh vật là Bạch Mã, hình ảnh của mặt trời, hay Long mã (Long Đỗ) – Rồng, chỉ hướng Đông.