Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về

Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh gia tăng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại... Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì? Đào tạo ở đại học và triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này như thế nào?

Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao.  Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học. 

Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về
Phát triển giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan..., hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu... Không những vậy, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen trong cơ thể con người giúp chẩn đoán sớm và tư vấn về bệnh di truyền trước sinh, hay kết hợp với nghiên cứu công nghệ tế bào gốc và các ứng dụng trong dược học nhằm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ung thư, giảm chi phí và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Theo Global Market Insights, trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng vai trò dẫn đầu quốc tế với mức tăng cao nhất là 9%, tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.

Học Công nghệ sinh học tại USTH có gì đặc biệt?

Chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược của USTH với thời gian đào tạo 3 năm sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về công nghệ sinh học trong 3 lĩnh vực: nông nghiệp, y học và dược học.


 


Chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn quốc tế HCERES và được xây dựng với hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh hơn 40 trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp - một trong những cường quốc về phát triển công nghệ sinh học trên thế giới, đặc biệt là sự hợp tác từ các trường có thế mạnh về lĩnh vực này như: Đại học tổng hợp Nice Sophia Antipolis, Đại học Aix Marseille, Đại học Montpellier, Đại học Lyon 1, Đại học Paris 7, Đại học Strasbourg,..

Tại USTH, sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành. Đối với các môn chuyên ngành, thời lượng thực hành chiếm từ 20-70% tổng thời lượng môn học sẽ giúp các sinh viên vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế.    Bên cạnh chương trình được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được cung các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tế thông qua các seminar khoa học, các khóa thực tập trong ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ NGOs và các viện nghiên cứu, giúp các sinh viên có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế với nhiều giờ thực hành sẽ giúp sinh viên USTH có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.

Ngoài ra, đây là một trong những ngành có số lượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài cao nhất USTH. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khoảng 50%-80% sinh viên ngành công nghệ sinh học của trường đã tham gia thực tập tốt nghiệp tại Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Canada,...

Triển vọng nghề nghiệp rộng mở

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược tại USTH có thể ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như: 

  • Nghiên cứu viên về sinh học thực nghiệm, di truyền học, vi sinh vật học, y sinh, dược học ở các viện, trung tâm nghiên cứu của các bộ, ban, ngành, các trường đại học.
  • Nhân viên phòng phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học như các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm công nghệ sinh học…
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng khám tư nhân.
  • Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…
  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý liên quan đến công nghệ sinh học thuộc các bộ, ban, ngành; các tổ chức phi chính phủ

Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể lựa chọn học cao hơn lên chương trình Thạc sĩ cấp bằng đôi bởi USTH và các trường đại học uy tín Pháp, hoặc theo học tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước. Với nhiều lợi thế cạnh tranh, sinh viên USTH đã giành được các suất học bổng danh giá như: học bổng chính phủ Anh Chevening, học bổng Excellence của Đại sứ quán Pháp, học bổng tại các trường đại học uy tín trên thế giới như Đại học Cambridge (Anh), Viện nghiên cứu vì phát triển IRD Montpellier (Pháp), Đại học Geneve (Thuỵ Sĩ)...

TÌM HIỂU THÊM


Chương trình Cử nhân ngành Công nghệ sinh học nông, y, dược
Chương trình Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học nông, y, dược
Cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học trên bản đồ thế giới
 

Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về

Cùng với ngành Công nghệ sinh học thì ngành Sinh học cũng đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây cũng được đánh giá là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm. Nếu bạn quan tâm đến ngành học này, hãy tìm hiểu thông tin tổng quan ngành Sinh học qua bài viết dưới đây để biết được có nên học ngành này không nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Sinh học 

  • Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: Biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).
  • Ngành Sinh học là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng). Ngành Sinh học gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Sinh hóa học, Thực vật học, Sinh học tế bào, Sinh thái học, Di truyền học: nghiên cứu về sự di truyền Sinh học tiến hóa, Sinh học phân tử, Sinh lý học, Động vật học.
  • Chương trình đào tạo ngành Sinh học trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng nền tảng và chuyên sâu liên quan đến những đối tượng sinh học cụ thể như động vật, thực vật, sinh vật, vi sinh  vật... Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về cách thức hình thành, phát triển, tiến triển hóa các thay đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý, trao đổi chất, di truyền, sinh học phân tử.. của các vi sinh vật. Từ đó làm cơ sở để hình thành những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cũng như đưa ra các đề xuất mang tính ứng dụng cao cho Công nghệ sinh học.
Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về
Thông tin tổng quan về ngành Sinh học

2. Chương trình đào tạo ngành Sinh học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Sinh học trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đế 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ ngh Mác - Lênin 1 

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ ngh Mác - Lênin 2 

3

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Việt Nam 

5

6

7

8

9

10

11

Giáo dục quốc phòng - an ninh 

12

Kỹ năng bổ trợ 

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

13

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức theo khối ngành

15

16

Giải tích 1 

17

Giải tích 2

18

19

20

21

22

23

24

Thực tập Hóa học đại cương 

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

25

26

Sinh học tế bào 

27

Hóa sinh học

28

Di truyền học

29

30

Vi sinh vật học

31

Thống kê sinh học 

32

Sinh lý học người và động vật

33

IV.2

Các học phần tự chọn

34

35

Lý sinh học

36

Đa dạng sinh học 

37

Nguyên tắc phân loại sinh vật 

38

Proteomic và sinh học cấu trúc 

39

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

40

Thực vật học 

41

Động vật học động vật không xương sống 

42

Động vật học động vật có xương sống

43

Sinh học người 

44

45

46

Miễn dịch học 

V.2

Các học phần tự chọn

V.2.1

Các học phần chuyên sâu (Sinh viên chọn các học phần của mộ nhóm chuyên sâu)

Nhóm A: Sinh học phân tử và tế bào

47

Cơ sở di truyền học phân tử 

48

Cơ sở di truyền học chọn giống

49

50

Hóa sinh học các hợp chất có hoạt tín sinh học 

51

Enzyme học 

52

53

Cơ sở vi sinh vật học phân tử 

54

55

Sinh học khối u 
 

Nhóm B: Sinh học cơ thể

56

Công nghệ mô và tế bào thực vật

57

Sinh trưởng và phát triển thực vật 

58

59

Sinh học vi nấm 

60

61

62

63

Dinh dưỡng học 

64

 

Nhóm C: Sinh học quần thể

65

Tiến hóa của thực vật hạt kín 

66

67

Phương pháp nghiên cứu thực vật 

68

Động vật không xương sống y học 

69

70

71

Địa lý sinh vật 

72

73

74

75

76

V.2.2

Các học phần bổ trợ

77

Nhập môn công nghệ sinh học

78

Tin sinh học 

79

V.3

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

80

81

Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

82

83

84

85

Vi sinh vật học công nghiệp

86

87

Môi trường và phát triển bền vững 

88

Sinh học biển 

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Sinh học

- Mã ngành: 7420101

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sinh học:

  • B00 (Toán - Hóa - Sinh)
  • A00 ( Toán - Lý - Hóa)
  • D07 (Toán - Hóa - Anh)
  • C08 (Văn - Hóa - Sinh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Sinh học

Thực tế, điểm chuẩn của ngành Sinh học tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo cũng như hình thức xét tuyển. Vì vậy, bạn nên tham khảo điểm chuẩn của ngành tại cổng thông tin tuyển sinh của từng trường. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 - 20 điểm. Đây được đánh giá là mức điểm chuẩn trung bình, đem đến nhiều cơ hội cho thí sinh tham gia xét tuyển.

5. Các trường đào tạo ngành Sinh học

Các thí sinh muốn theo học ngành Sinh học có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung

  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế

- Khu vực miền Nam

6. Cơ hội việc làm ngành Sinh học

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Sinh học có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

Lĩnh vực sinh học nghiên cứu về
Ngành Sinh học ra trường làm gì?
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng...), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y và dược.
  • Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y và dược.
  • Giảng dạy một số môn sinh học thực nghiệm ở các trường đại học, cao đẳng về nông, lâm, ngư, y và các trường THPT nếu được trang bị thêm khối kiến thức khoa học giáo dục.

7. Mức lương của ngành Sinh học

Mức lương của ngành Sinh học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí công tác, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là nhóm ngành có thu nhập cao và ổn định. Cụ thể, mức lương cơ bản của ngành ở mức 7 - 10 triệu đồng. Với những kỹ thuật viên Sinh học có năng lực chuyên môn cao, mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Sinh học 

Nếu bạn muốn theo đuổi đam mê với ngành Sinh học, bạn cần có những tố chất, kỹ năng dưới đây:

  • Niềm đam mê với sinh học và ưa khám phá;
  • Học tốt các môn khoa học tự nhiên;
  • Tư duy logic, cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Có trình độ ngoại ngữ tốt;
  • Môt số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…

Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Sinh học. Hy vọng bài viết đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.