Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành

Tình trạng của vết thương bấm lỗ tai mỗi người đều không giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những mốc thời gian và cách nhất định để xác định được thời điểm cần tháo khuyên tai để tiến hành vệ sinh và chăm sóc lỗ bấm.

Bấm lỗ tai có đau không?

Vị trí bấm để đeo khuyên tai của bạn sẽ quyết định việc bấm lỗ tai có đau hay không. Vì vậy không thể đưa ra một kết luận về mức độ chính xác của cơn đau khi bấm lỗ tai. Trước khi thực hiện bấm lỗ tai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết những vị trí ít đau và vị trí đau nhiều. Cụ thể là ở phần thùy hay dái tai, việc bấm khuyên tai sẽ không tạo cảm giác quá đau mà chỉ nhức nhối ở mức độ nhẹ. Đồng thời, thời gian để lỗ bấm lành lặn cũng tương đối nhanh. Mặt khác, xỏ khuyên ở phần sụn hoặc vành tai trên, vành tai trong, lỗ rook, lỗ helix,... là những nơi tập trung rất nhiều mạch máu và các sợi dây thần kinh sẽ khiến cường độ đau đớn được nâng lên cao hơn. Có thể khiến bạn mất đến 1 - 3 tháng để vết thương được phục hồi hoàn toàn.

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Vị trí bấm khuyên sẽ quyết định việc bấm lỗ tai có đau hay không.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện hai phương pháp đó chính là bắn và xỏ lỗ tai. Nếu đem ra cân đo đong đếm, đương nhiên phương pháp bắn lỗ tai sẽ gây đau nhói hơn vì phải dùng lực mạnh so với dùng kim xỏ lỗ tai. Tuy nhiên, hình dạng lỗ tai cũng đều đẹp và cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất hơn phương pháp xỏ bằng kim.

Bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được?

Tương tự câu hỏi bấm lỗ tai có đau hay không thì với thắc mắc bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được sẽ nhận về câu trả lời tương đối giống. Khoảng thời gian để vết thương lành hẳn của mỗi đối tượng sẽ không giống nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí bấm, cách chăm sóc và vệ sinh của mỗi người.

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được?

Khi bấm khuyên tai ở vị trí dái tai, nơi không có lớp sụn và các dây thần kinh gây nhạy cảm, lỗ bấm sẽ nhanh chóng hồi phục và lành lặn. Dao động từ 3 - 4 tuần là bạn có thể tháo khuyên tai của mình ra được rồi. Ngược lại, với những vị trí như vành tai, thùy tai hoặc sụn tai sẽ ngốn thời gian của bạn nhiều hơn. Nó khiến bạn mất những 6 - 8 tuần để có thể dễ dàng lành lại và bình phục hẳn.

Tất nhiên việc vết bấm có nhanh lành, không xảy ra tình trạng viêm nhiễm, xuất hiện mụn hay áp xe và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thì còn bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc và vệ sinh cá nhân của mỗi người. Trong thời điểm nhạy cảm này, bạn cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và học cách chăm sóc vết thương ở vùng tai của mình sao cho hợp lí, khoa học.

Ngoài ra, việc bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng làn da của từng người. Nếu vết bấm của bạn lâu bình phục hơn so với số ngày dự kiến của bác sĩ thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy nên bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu đang xảy ra để tìm cách xử lí phù hợp nhé!

Không nên quá nôn nóng mà hấp tấp tháo khuyên tai khi vết thương vẫn chưa lành hẳn. Hành động này sẽ làm mở rộng vết bấm đang dần lành lại của bạn và khiến những cơn đau kéo dài dai dẳng hơn nữa. 

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Không được tháo khuyên tai khi vết thương vẫn chưa lành hẳn.

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh thì câu trả lời bấm khuyên tai bao lâu thì tháo được cũng tương tự như đối tượng người lớn. Nhưng cần đặc biệt chú ý quan sát các bé dù là những dấu hiệu nhỏ nhất để phòng chống các rủi ro có thể gặp phải.

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai

Một số điều lưu ý khi bấm lỗ tai như:

  • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện bấm lỗ tai thay vì tự làm tại nhà để đảm bảo không xảy ra những rủi ro không đáng có.

  • Khi bấm khuyên tai, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và không nên quá căng thẳng. Tìm hiểu thêm kiến thức để lập ra kế hoạch chăm sóc cũng như tuân thủ các nguyên tắc về những loại thực phẩm cần hạn chế nạp vào cơ thể trong giai đoạn này cũng là cách để bản thân không quá bỡ ngỡ và áp lực sau khi bấm lỗ tai. 

  • Dùng nước muối sinh lý thay vì cồn để vệ sinh vị trí tổn thương trên tai.

  • Vệ sinh vết thương thường xuyên và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như sữa tắm, dầu gội hay bụi bẩn, mồ hôi. Vì có thể làm xuất hiện tình trạng viêm da do tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng.

  • Tránh hành động dùng tay sờ lên vết thương thường xuyên. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp xúc với vết bấm và xâm nhập gây nên tình trạng viêm, ngứa hay thậm chí là nhiễm trùng.

  • Hạn chế xõa tóc trong thời gian này vì có thể vướn vào khuyên tai và nguy cơ làm trầy xước vết thương.

  • Nhiều người đưa ra lời khuyên rằng hãy xoay khuyên thường xuyên sau khi bấm lỗ tai. Nhưng hành động này không những làm phần thịt mới bị tổn thương, trầy xước do cọ xát mà còn làm tăng nguy cơ kích ứng của vết thương. Bạn có thể xoay nhẹ nhàng khuyên khi vết thương đã có phần lành và không còn cảm giác quá đau đớn nhé!

Chắc chắn với những lượng thông tin và kiến thức trên, bạn đã không còn băn khoăn về việc bấm lỗ tai có đau không và bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được. Không một ai có quyền phê bình chuyện làm đẹp nhưng hãy biết cách làm đẹp đúng cách và chú ý đến sức khỏe cùng sự an toàn của bản thân.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Thời gian lành vết thương bấm lỗ tai có thể nhanh hay chậm, tùy thuộc vào chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt của bạn. Bên cạnh đó, thời gian lành có thể bị tác động bởi vị trí bấm lỗ tai khác nhau. Vậy bấm lỗ tai bao lâu lành và cần có những lưu ý gì mà bạn nên biết khi bấm lỗ tai?

Bấm lỗ tai có đau không?

Bấm lỗ tai có đau không phụ thuộc phần lớn và vị trí mà bạn muốn bấm để đeo khuyên tai. Theo một vài nghiên cứu, vị trí thùy tai, dái tai là vị trí bấm khuyên không đau và an toàn nhất cho sức khỏe của bạn. Đối với một số khu vực có tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu như sụn tai hay vành tai thì hình thức bấm khuyên tai sẽ gây đau đớn khá nhiều.

Tuy nhiên, việc bấm lỗ tai có đau không còn phụ thuộc vào sự cảm nhận đau đớn của từng người. Một số người sợ kim tiêm hay có xu hướng sợ đau sẽ cảm thấy bị bấm lỗ tai thật sự rất kinh khủng và khó chịu. Đối với một số người khác có thể chịu đau tốt thì việc bấm lỗ tai sẽ khá bình thường và không gây ra nhiều đau đớn.

Bấm lỗ tại bao lâu lành tương tự như bấm lỗ tai có đau đớn hay không vì việc chịu đau cũng như thời gian lành vết thương ở mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào vị trí bấm của bạn. Với những vết thương bấm lỗ tai ở thùy tai sẽ mất từ 6 đến 8 tuần để hoàn toàn lành lại. Tuy nhiên, ở những vị trí bấm khác sẽ mất khá nhiều thời gian hơn.

Trong một số trường hợp, câu trả lời cho bấm lỗ tai bao lâu lành thì thời gian lành vết thương có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng cho những vết thương ở vành sụn dày. Bên cạnh đó, thời gian lành vết bấm còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc vệ sinh của mọi người.

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Bấm lỗ tai bao lâu lành là thắc mắc của nhiều người

Sau khi bấm, thời gian lành và tháo khuyên tai của mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên sẽ dao động từ 3 đến 6 tuần. Với những vết bấm ở dái tai thời gian lành sẽ nhanh chóng hơn và trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần là bạn có thể tháo khuyên. Tuy nhiên những vết ở vành tai, sụn tai thì thời gian tháo khuyên có thể lên đến hơn 6 tuần.

Như đã nói, thời gian bấm lỗ tai bao lâu lành không có một con số cụ thể và chính xác. Điều này còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt của bạn. Điều bạn cần làm là ăn uống đầy đủ chất và tránh những chất gây hại cho vết thương cũng như có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Một số lưu ý khi bấm lỗ tai bạn nên biết

Bấm lỗ tai là lúc làm cho tai trở nên nhạy cảm. Tùy vào thể trạng của mỗi người, bấm lỗ tai sẽ bị đau nhức hoặc sưng mủ. Nếu bạn không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và viêm làm gây ra nhiều khó chịu.

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Sau khi bấm lỗ tai cần vệ sinh kĩ để vết thương phục hồi tốt 

Sau đây là một số lưu ý mà bạn còn biết sau khi bấm lỗ tai.

  • Sau khi bấm lỗ tai trong khoảng thời gian vài tuần đầu, bạn nên thường xuyên làm sạch lỗ bấm để không xuất hiện tình trạng bấm lỗ tai sưng mủ chảy máu. Điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương và tránh bị nhiễm khuẩn. Nên dùng nước muối, cồn hoặc oxy già để rửa tay hàng ngày mỗi ngày từ 2 đến 3 lần trong suốt vài tuần đầu tiên. Nên dùng bông để tẩm dung dịch vệ sinh và thoa nhẹ nhàng lên mặt trước và mặt sau của chỗ bấm. Sau đó có thể xoay tai nhẹ nhàng theo phía kim đồng hồ để những chất dịch bị đông cứng bong ra. Trong trường hợp sau thời gian vệ sinh chỗ bấm đã lành lại và không còn đau thì bạn có thể ngưng sử dụng nước muối.

  • Bạn nên đeo khuyên tai có trọng lượng nhỏ, nhẹ. Vì lỗ bấm đang trong quá trình lành lại, vì vậy, nếu đeo khuyên tai lớn nặng sẽ làm cho vết thương lâu lành và gây ra nhiều đau nhức.

  • Bạn có thể rửa tay với xà phòng trước khi tiến hành vệ sinh lỗ bấm và tránh chạm tay vào lỗ bấm nếu không thật sự cần thiết.

  • Lựa chọn những trang phục đơn giản, tránh các loại trang phục có thể gây vướng và khuyên tai trong quá trình lỗ bấm đang được bình phục.

  • Không nên đi bơi trong quá trình lỗ bấm đang hồi phục, bởi nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ làm lỗ bấm bị nhiễm trùng.

  • Nên lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, tránh chèn ép lên lỗ bấm. Thường xuyên vệ sinh gối mền để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

  • Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, kéo dài hay mưng mủ, có dịch đặc thì tốt nhất nên gặp bác sĩ sớm nhất ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hoặc viêm tai ngoài.

Lỗ xỏ khuyên bao lâu thì lành
Nên bấm lỗ tai khi còn sớm để hạn chế đau và phục hồi tốt hơn

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn một số thông tin về bấm lỗ tai bao lâu lành. Bên cạnh đó thì bạn cũng phải tìm hiểu và ưu tiên đến những trung tâm uy tín để bấm lỗ tai. Đừng vì chi phí thấp mà chọn những nơi không có uy tín bạn nhé.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp