Lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái có ý nghĩa gì

Soạn văn 10 tập 1 tuần 10 (trang 90)

Download.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Ca dao hài hước. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Hy vọng tài liệu dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 10 trong quá trình chuẩn bị bài của mình.

Soạn văn 6: Ca dao hài hước

1.

- Cưới nàng anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm nên voi... không bàn!
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng... co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi,
Ðể cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Ðể cho con lợn con gà nó ăn…

2.

Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.

3.

Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

4.

Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho. Đêm nằm thì ngáy o o, Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà. Đi chợ thì hay ăn quà, Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm,

Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bài 1

a. Lời dẫn cưới của chàng trai

- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.

- Các lễ vật giảm dần về kích thước, giá trị: voi - trâu - bò - chuột béo

- Cách giải thích của chàng trai:

  • Dẫn voi: sợ quốc cấm.
  • Dẫn trâu: sợ nhà gái máu hàn.
  • Dẫn bò: sợ nhà nàng co gân.
  • Dẫn con chuột béo: mời làng mời dân

=> Cách nói thông minh, khéo léo, hóm hỉnh

- Chàng trai: tâm hồn lạc quan, yêu đời, phóng khoáng.

b. Lời thách cưới của cô gái

- Thái độ của cô gái:

  • “Chàng dẫn thế, em lấy làm sang” thể hiện sự ý nhị, khiêm tốn.
  • “Nỡ nào em lại phá ngang...” thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai.

- Lời thách cưới của cô gái:

- Lễ vật thách cưới chưa từng thấy: một nhà khoai lang.

=> Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu.

- Cách dùng lễ vật thách cưới:

  • Củ to để mời làng.
  • Củ nhỏ để họ hàng ăn chơi.
  • Củ mẻ để trẻ ăn giữ nhà.
  • Củ rím, củ hà để nuôi súc vật

=> Thể hiện sự đảm đang, tháo vát và hiểu chuyện của cô gái.

- Ý nghĩa của lời thách cưới:

  • Người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
  • Mang triết lý nhân sinh dân gian: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

2. Bài 2

  • Làm trai cho đáng sức trai: người con trai khỏe khoắn, có sức mạnh phải là trụ cột của gia đình.
  • Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng: hình ảnh phóng đại cho thấy sự hèn kém của người con trai.

=> Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, tầm thường và không đáng mặt trượng phu.

3. Bài 3

  • Nghệ thuật tương phản: chồng người và chồng em.
  • Chồng người đi ngược về xuôi: tháo vát, tài giỏi.
  • Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo: lười nhác, chỉ biết quanh quẩn.

=> Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí.

4. Bài 4

Hình ảnh vợ trong mắt người chồng:

  • Lỗ mũi 18 gánh lông: râu rồng trời cho
  • Ngáy o o: cho vui nhà
  • Hay ăn quà: đỡ tốn cơm
  • Đầu rác rơm: hoa thơm

=>Tất cả những gì xấu xí của người vợ đối với người chồng đều trở nên đẹp đẽ.

=> Bài ca dao còn châm biếm, châm biếm những người phụ nữ không chỉ xấu mà còn vô duyên, thói quen luộm thuộm.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Những bài ca dao đã thể hiện tâm hồn lạc quan và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả của người bình dân.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao - tiếng cười giải trí, tự trào và châm biếm, phê phán...

Soạn bài Ca dao hài hước ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:

- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.

- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Gợi ý:

- Lời dẫn cưới của chàng trai: Chàng trai đã có dự định thật to tát nhưng vì lí do khách quan mà không thể thực hiện được.

  • Dẫn voi: sợ quốc cấm.
  • Dẫn trâu: sợ nhà gái máu hàn.
  • Dẫn bò: sợ nhà nàng co gân.
  • Dẫn con chuột béo: mời làng mời dân

=> Cách nói thông minh, khéo léo, hóm hỉnh

- Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang”, cách dùng lễ vật thách cưới:

  • Củ to để mời làng.
  • Củ nhỏ để họ hàng ăn chơi.
  • Củ mẻ để trẻ ăn giữ nhà.
  • Củ rím, củ hà để nuôi súc vật

=> Thể hiện sự đảm đang, tháo vát và hiểu chuyện của cô gái.

- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ các yếu tố nghệ thuật: Sử dụng biện pháp phóng đại, khoa trương.

Câu 2. Đọc các bài ca số 2, 3, 4 có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.

- Các bài ca dao số 2, 3 và 4 là chế giễu một bộ phận người trong xã hội.

- Bài 2: Cười những người đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với thủ pháp đối lập đã tạo nên một tiếng cười hài hước, châm biếm.

- Bài 3:  Cười những người đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa “chồng người” với “chồng em”.

- Bài 4: Cười những người phụ nữ vô duyên, lôi thôi. Bài ca dao sử dụng nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian.

Câu 3. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước.

  • Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.
  • Xây dựng nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị biểu tượng cao.
  • Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…

II. Luyện tập

Câu 1. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”, từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?

  • Lời thách cưới của cô gái “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” thể hiện sự khéo léo, tinh thế của cô gái. Cô gái hiểu được hoàn cảnh gia đình của chàng trai, nhưng không chê bai hay mặc cảm.
  • Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động, thể hiện sự lạc quan, yêu đời của người lao động ngay trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Câu 2. Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà vặt, nghiện ngập rượu chè; tệ nạn tảo hôn...

1.

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

2.

Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

3. 

Làm trai rửa bát, quét nhà,
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây.

Cập nhật: 02/11/2021

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Câu 1.

Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến tiếng cười và hàm chứa một ý nghĩa văn sâu sắc.- Hỏi cưới là việc hệ trọng cả đời vậy mà chàng trai trong bài ca dao lại  sử dụng những hình ảnh tự trào hài hước: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn chuột,….

- Lời dẫn cưới của chàng trai trong 6 câu đầu:

Cưới nàng anh toan dẫn voi…

Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng

- Lời thách cưới của cô gái: một nhà khoai lang🡺 Cách đối đáp đầy hài hước của đôi trai gái trong lời dẫn cưới và thách cưới cho ta thấy niềm lạc quan, yêu đời, vui trong cảnh nghèo khó của đôi trai gái

- Biện pháp được sử dụng trong bài ca dao là: nói quá kết hợp với lối nói khoa trương , lối diễn đạt đối lập.

Câu 2.

Tiếng cười trong 3 bài ca dao 1, 2 và 3 là tiếng cười phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu của một bộ phận người trong xã hội.

- Sự khác nhau trong mỗi tiếng cười

  • Bài ca dao 2: vận dụng biện pháp đối lập giữa sức trai với khả năng “khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”.
  • Bài ca dao 3: Vận dụng biện pháp nói quá, đối lập để chế giễu kiểu đàn ông lười nhác, không có ý chí
  • Bài ca dao 4: Vận dụng biện pháp nói quá để chế giễu loại phụ nữ vô duyên, thiếu tế nhị trong xã hội

Câu 3.

Ca dao hài hước thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như sau:- Cường điệu, phóng đại- Hình ảnh đối lập- Ngôn từ mỉa mai, châm biếm

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Bài ca dao 1

1. Đối tượng bị chế giễu- Bài ca dao là tiếng cười tự trào của người bình dân về chính mình.- Tiếng cười ấy thể hiện tinh thần lạc quan. Trong cảnh nghèo, con người không hề nao núng, than vãn mà vẫn lạc quan yêu đời. Điều đó cho thấy một khát vọng vượt lên hoàn cảnh thực tại, một niềm tin mạnh mẽ vào cuộc đời. Tiếng cười cho thấy sự yêu đời, ham sống của con người.

2. Hình thức bài ca dao

- Bài ca dao được viết theo thể lục bát, giàu vần điệu, có thể dùng để hát.- Bài ca dao được chia làm hai phần: lời người con trai và lời người con gái.

- Chủ đề của bài ca dao hướng đến việc cưới xin, cụ thể là đồ dẫn cưới.

3. Nghệ thuật gây cười- Sự khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò,...- Sự đối lập: + dẫn voi - sợ quốc cấm.+ dẫn trâu - sợ máu hàn.+ dẫn bò - sợ co gân.+ dẫn lợn gà - khoai lang- Cách nói giảm: + từ voi – trâu –bò – chuột chàng trai)+ từ củ to – củ nhỏ – củ mê – của rím, củ hà (cô gái)

+ từ mời làng – họ hàng – trẻ con – con lợn, con gà.

4. Không gian bài ca dao– Từ voi cho đến chuột, khoai lang, từ quốc gia, dân làng đến con lợn, con gà... Cách nói giảm này đã bao quát một không gian rộng lớn.

- Càng thu hẹp theo lối nói giảm, người đọc càng buồn cười và cảm nhận sâu sắc hơn về cảnh nghèo của đôi trai gái và niềm vui lạc quan của họ trong cảnh nghèo.

5. Nội dung lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai
lang"- Lời thách cưới chứng tỏ cô gái thấu hiểu cảnh nghèo khổ của chàng trai.- Cho thấy sự vô tư, thanh thản, yêu đời.- Người con gái không cần lễ vật cao sang mà cốt cần tấm chân tình của chàng trai.

- Không hề mặc cảm vì sự nghèo khổ, cả chàng trai và cô gái rất lạc quan vì thế lời thơ mang tính dí dỏm, đáng yêu.

II. Các bài ca dao 2, 3, 4

1. Đối tượng bị chế giễu ở các bài ca dao- Đối tượng bị chế giễu: chàng trai, người chồng, cô vợ.

- Đối tượng bị chê cười không phải là tự trào như ở bài 1 mà là những đối tượng tồn tại độc lập với chủ thể các bài thơ.

2. Mục đích của tiếng cười- Chế giễu thói hư tật xấu của con người:+ Chàng trai yếu đến mức không gánh nối hai hạt vừng.+ Người chồng không có chí tiến thủ chỉ quanh quẩn nơi xó bếp.+ Cô vợ có nhiều thói tật xấu: lông mũi nhiều, ngủ ngày, ăn quà, ở bẩn (rác trên đầu).

- Đây là dạng tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân để tránh những thói hư tật xấu con người dễ mắc phải.

3. Đặc điểm tiếng cười ở bài 2, 3- Thủ pháp phóng đại: hai hạt vùng năng đến nỗi chàng trai phải dốc hết sức mới gánh được.- Thủ pháp tương phản (đối lập):+ Khom lưng chống gối gánh - hai hạt vừng

+ Đi ngược về xuôi - ngồi bếp sờ đuôi mèo.

4. Chân dung hài của cô vợ ở bài ca dao 4- Hình thức: lỗ mũi mười tám gánh lông.- Thói tật: ngáy o o...- Tính xấu: hay ăn quà.- Cách sống luộm thuộm (rác trên đầu).

- Trong đời thực, hiếm có người phụ nữ nào hội đủ các thói xấu trên. Điều này, vì thế cũng đủ để gây cười.

5. Các biện pháp nghệ thuật tạo tiếng cười của bài ca dao 4 - Biện pháp phóng đại: lỗ mũi mười tám gánh lông.- Biện pháp tương phản: tuy nhiều tật xấu nhưng chồng vẫn yêu.+ Lỗ mũi nhiều lông - râu rồng trời cho+ Ngáy o o... - ngáy cho vui nhà.+ Hay ăn quà - đỡ cơm.+ Rác cùng rơm - hoa thơm rắc đầu.

- Biện pháp lặp: chồng yêu... chồng yêu... .

6. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước- Các chi tiết, hình ảnh,... mang tính điển hình cao.- Phóng đại, tương phản, đối lập...

- Biện pháp lặp, tăng cấp, nói giảm, nói quá.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về lời thách cưới của cô gái- Đấy là tiếng cười tự trào của người lao động thể hiện tinh thần lạc quan, không hề mặc cảm trước cuộc sống đang còn thiếu thốn của mình.- Tiếng cười đó tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua mọi gian khó- Thể hiện sự vô tư trước vật chất.

- Với những người lao động tình yêu là quý hơn tất cả, đồ thách cưới không quan trọng lắm…

2. Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la an quà, thầy bói,...1. Ra đường võng giá nghêng ngangVề nhà vợ hỏi cám rang đầu mày?2. Chồng người đi Hán, về HồChồng tôi ngồi bếp, rang ngô cháy quần.3. Làm trai cho đáng nên trai

Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 10

- Soạn bài Lời tiễn dặn
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự

 

SOẠN BÀI CA DAO HÀI HƯỚC, ngắn 3

I. Hướng dẫn soạn bài

Có thể sắp xếp bốn bài ca dao thành 2 nhóm:- Nhóm tiếng cười tự trào: bài số 1.

- Nhóm tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội: các bài 2, 3, 4.

Câu 1:
a. Cưới xin hôn lễ là một chuyện vô cùng hệ trọng và có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều rất khác thường. Thực ra nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.
- Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai đã có những dự định thật to tát. Chàng muốn có một đám cưới linh đình nhưng vì những lí do khách quan nên những dự định của chàng không thực hiện.

  • Muốn dẫn voi --> sợ quốc cấm
  • Muốn dẫn trâu --> sợ họ máu hàn
  • Muốn dẫn bò --> sợ họ nhà nàng co gân.

Không phải là chàng không muốn làm cho nhà gái nở mày nở mặt bằng một lễ vật sang trọng mà là vì chàng lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của họ. Cuối cùng, chàng quyết định:

"Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng"

--> Lí lẽ của chàng trai thật thông minh, cũng thật hóm hỉnh, đáng yêu.- Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách "một nhà khoai lang" thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu "hoàn cảnh" của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau thôi. Và như thế đám cưới chỉ cần một "nhà khoai lang" là cũng quá đủ rồi.

- Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cời ấy hướng vào chính họ nhưng cũng là để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.

b. Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:- Lối nói khoa trương phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang...- Lối nói giảm dần:voi --> trâu --> bò --> chuộtcủ to --> củ nhỏ --> củ mẻ --> củ rím, củ hà.- Cách nói đối lập, phủ định:dẫn voi/ sợ quốc cấmdẫn trâu/ sợ họ máu hàndẫn bò/ sợ họ co gândẫn lợn gà/ khoai lang- Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng:"Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng"

Câu 2:So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biến, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.

- Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với thủ pháp đối lập đã tạo nên một tiếng cười hài hước, châm biếm. Tính hài hước là ở chỗ, bài ca dao xây dựng hình ảnh một chàng trai đang cố gắng hết sức (khom lưng chống gối) chỉ để "gánh hai hạt vừng".


- Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác. Không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa "chồng người" với "chồng em", làm cho người đàn ông được so sánh hiện lên buồn cười và thảm hại vô cùng. Hình ảnh người đàn ông "ngồi bếp sờ đuôi con mèo" là tiêu biểu cho loại đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ.
- Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh - một loại người không phải không có trong xã hội.

Câu 3:Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.

Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

II. Luyện tập
Câu 1:
Lời thách cưới của cô gái: "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang" là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh. Như trên đã phân tích, cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới (dù chỉ là lời đối đáp nam nữ trong dân ca)

Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn, sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.

Câu 2: Tham khảo một số bài ca dao hài hước phê phán dưới đây:- Lấy chồng cho đỡ nắng mưaChẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.- Gái sao chồng đánh chẳng chừaĐi chợ vẫn giữ cùi dừa bánh đa.- Bực mình chẳng muốn nói raMuốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời- Anh đừng chê thiếp xấu xa,Bởi chưng bác mẹ sinh ra thế này.Anh ham xóc đĩa cò quay,Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè.- Lấy chồng từ thuở mời lămChồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi.- Sông bao nhiêu nước cũng vừaTrai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

------------------------HẾT---------------------------

Tấm cám là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 10, học sinh cần Soạn bài Tấm Cám, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Đọc thêm: Vận nước (Quốc tộ) để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.

Nội dung Soạn bài Ca dao hài hước hôm nay sẽ hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đọc hiểu trong SGK, qua đó hiểu được khái niệm, đặc trưng cũng như vai trò của ca dao hài hước trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Các em hãy cùng tham khảo nhé.

Lời chúc 20/10 hài hước vui nhộn nhất Thơ 8/3 hài hước, những bài thơ chúc mừng 8/3 hài hước nhất Thơ chúc tết hài hước, vui tươi tặng bạn bè, người thân 19 lời chúc Tết hài hước tặng bạn bè Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Kịch bản tết trung thu hài hước và độc đáo