Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì

Với những người làm kinh doanh thì lợi nhuận sau thuế là một khái niệm rất quen thuộc. Vậy lợi nhuận sau thuế được tính như thế nào?

Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu – tổng chi phí bỏ ra để thực hiện việc sản xuất – Thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, mang lại lợi nhuận càng lớn cho các cổ đông. Đây cũng là chỉ số để đánh giá một doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí của mình có tốt hay không. Lợi nhuận ròng sau thuế có tên gọi tiếng Anh là Profit After Tax, ký hiệu: PAT.

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế được tính bằng công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình tính trong một năm tài chính. Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá của hàng hóa với số lượng sản phẩm được bán ra.
  • Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp… Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + các chi phí khác.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật). Căn cứ Điều 10, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ các đối tượng được ưu đãi về thuế suất theo quy định). Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế khá đơn giản

Doanh nghiệp A có doanh thu là 800 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, thuê kho, bãi… là 250 triệu đồng. Mức thuế suất áp dụng với doanh nghiệp A là 20%.

Áp dụng công thức trên, ta có:

Lợi nhuận sau thuế = 800.000.000 – 250.000.000 – (20% x 800.000.000) = 390.000.000 (đồng)

Thông qua ví dụ trên có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế là tổng chi phí và tiền thuế. Nếu tổng chi phí giảm, mức thuế giảm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ càng cao.

Tuy nhiên, mức thuế thu nhập doanh nghiệp do Nhà nước quy định chung và thường chỉ được điều chỉnh trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch bệnh. Theo đó tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 92/2021/NĐ-CP có nêu rõ: “Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019…”

Lợi nhuận sau thuế là 1 chỉ số tài chính quan trọng

Như vậy để tăng lãi ròng thì doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hoặc hiệu quả lao động thì doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Thay vào đó, hãy tìm cách để tăng doanh thu như nâng cao năng lực sản xuất, tăng thời gian làm việc của lao động, mở rộng quy mô của doanh nghiệp…

Lợi nhuận trước thuếlợi nhuận sau thuế là hai chỉ số tài chính quan trọng vậy: Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có gì khác nhau?

Việc xác định lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào vì:

  • Lợi nhuận ròng chính là thước đo xác định doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi hay lỗ hay hòa vốn. Các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ dựa vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
  • Các cổ đông có thể phân tích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
  • Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt. Ngoài ra, khi so sánh lợi nhuận ròng với con số trung bình trên thị trường, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai.
  • Lợi nhuận ròng cũng là cơ sở quan trọng xác định việc gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp có thành công hay không. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để cân nhắc trước khi rót vốn đầu tư.
  • Đối với doanh nghiệp lớn, lợi nhuận sau thuế là con số rất quan trọng vì nó chính là nguồn thu nhập của các cổ đông.

Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không phải toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được. Trong báo cáo thu nhập sẽ bao gồm nhiều khoản chi phí không sử dụng đến tiền mặt (khấu hao, khấu trừ dần). Vì vậy, để nắm được doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu tiền mặt cần phải xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Như vậy, lợi nhuận sau thuế là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh của mình. Từ đó, sẽ nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Mỗi doanh khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại và tạo ra những khoản lợi nhuận, doanh thu phải chịu thuế. Về nguyên tắc, phải tuân theo quy định của pháp luật về thuế và sẽ phải nộp một khoản thuế nhất định dựa trên doanh thu của doanh nghiệp cho nhà nước.

Thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung là một chế định pháp lý quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuế này. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách chính xác thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp ra sao?

Luật sư tư vấn pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp: 1900.6568

* Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 78/2014/TT-BTC;
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC;

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tạo ra thu nhập. Tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi đăng ký thuế sẽ được cấp mã số thuế doanh nghiệp dùng để nộp thuế TNDN.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp tiếng Anh là: Corporate Income Tax

3. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm?

Dựa vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong đó:

Xem thêm: Mẫu phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi (03-3A/TNDN)

– Thu nhập chịu thuế trong kỳ là thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác.

– Thuế suất thuế TNDN là mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.

Tỷ lệ thuế suất dựa trên khối lượng thu nhập hay tài sản chịu thuế (đơn vị: %)

Hiện nay mức thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đang được áp dụng tại Việt Nam là 20% với các ngành bình thường.

Và ở một số ngành đặc thù, mức thuế suất TNDN có các mức khác nhau, cụ thể:

– Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí: 32 tới 50%.

– Hoạt động thăm dò và khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (đất hiếm, bạc, vàng, thiếc, bạch kim, kim cương, đá quý…) là 50% và nếu 70% diện tích khai thác đó nằm ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì giảm xuống còn 40%.

– Một số doanh nghiệp được quy định tại Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 10-20%.

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là gì? Quy định về thuế thu nhập hoãn lại?

4. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Về nguyên tắc thì thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản thu nhập của tổ chức, không phân biệt từ sản xuất kinh doanh hay đầu tư. Và đương nhiên khoản thu nhập chịu thuế này đã được loại bỏ những khoản thu nhập không phải chịu phí theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính thì cách tính thuế doanh nghiệp tạm tính theo quý phải nộp và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm phải nộp được tính như sau:

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế TNDN dựa theo công thức:

Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Riêng trường hợp các doanh nghiệp có lập quỹ phát triển khoa học công nghệ sẽ được miễn tính thuế đối với phần thu nhập được trích ra quỹ. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp này sẽ có công thức tính thuế TNDN riêng, cụ thể:

Thuế TNDN = (Doanh thu tính thuế – Quỹ phát triển KHCN) x Thuế suất thuế TNDN

Các thành phần trong công thức tính thuế TNDN

Doanh thu tính thuế = Doanh thu chịu thuế – (Doanh thu được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển) * Doanh thu chịu thuế để tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Xem thêm: So sánh, mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập chịu thuế được tính như sau: Doanh thu chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác

Cách xác định doanh thu để tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tất cả tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu không có thuế GTGT. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Cách xác định chi phí được trừ để tính chi phí thuế TNDN:

Có 2 loại chi phí được trừ là Chi phí kế toán và Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Chi phí kế toán là tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp phát sinh.

Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp phát sinh thì sẽ có những khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chú ý:

Xem thêm: Có ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới thành lập?

Các khoản thu nhập được miễn thuế khi tính chi phí thuế TNDN hiện hành: Là các khoản theo quy định pháp luật.

Các khoản lỗ được kết chuyển trong phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì sẽ được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế TNDN của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp đó tự lựa chọn. Phần thu nhập tính thuế TNDN còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Theo quy định trước ngày 01/01/2016:

Những doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 20 tỷ đồng sẽ có thuế suất 20%.

Thuế suất 22% được áp dụng cho những doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng theo thuế suất 20%.

Chú ý: Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp sẽ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 20%. + Theo quyết định từ ngày 01/01/2016 trở đi: tất cả các doanh nghiệp đang áp dụng thuế suất 20% và 22% sẽ chuyển sang áp dụng mức thuế là 20%.

5. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?

Sau khi làm quyết toán thuế, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp?

Kế toán cần lưu ý những điểm sau:

+ Nếu người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì  đơn vị trực thuộc nộp  hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn trực thuộc cho CQT quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc;

+ Nếu NNT có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc dó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc;

+ Nếu NNT có cơ sở sản xuất (tính cả cơ sở gia công và lắp ráp) thì hạch toán phụ thuộc hoạt động tai địa bàn tỉnh, TP trực thuộc TW khác với địa bản nơi đơn vị đóng trụ sở chính khi nôp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc;

+ Với các tập đoàn kinh tế hay tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với CQT quản lý trực tiếp đơn vị thành viên;

+ Với các trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt đọng kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với CQT quản lý trực tiếp đơn vị thành viên;

Kế toán các doanh nghiệp căn cứ vào quy định trên để khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nữa nhưng thay vào đó vẫn phải tự tạm tính tiền thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có thì đi nộp. Theo khoản 2, điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2013 thì thời hạn nộp thuế TNDN như sau:

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Xử phạt nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp?

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo quý, còn được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.

Một số quy định trong tính thuế TNDN tạm tính:

– Doanh nghiệp đóng thuế TNDN theo quý nếu có phát sinh.

– Không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính.

– Thời hạn chậm nhất đóng thuế TNDN theo quý là ngày thứ 30 của quý sau.

Xử phạt khi nộp thuế TNDN theo quý chậm

Cụ thể khi số thuế tạm nộp thấp hơn số thuế TNDN khi quyết toán 20% trở lên.

Tiền phạt dựa vào phần chênh lệch tính từ 20% trở lên đó được tính từ ngày tiếp theo cho đến ngày cuối cùng của quý cuối cùng trong năm.

Nếu tổng số thuế TNDN của các quý thấp hơn quyết toán thuế TNDN 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với thời hạn quy định thì tiền phạt phải nộp tính từ ngày quá hạn nộp thuế đến ngày thực nộp thuế còn thiếu.

6. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng rất quan trọng trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam. Để phát huy hiệu quả vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần phải xem xét dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau.

Vai trò của thuế TNDN được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm:

– Là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

– Công cụ quan trọng giúp khuyến khích và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo chiều hướng phát triển dựa trên kế hoạch, chiến lược của Nhà nước.

– Giúp Nhà nước có thể điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế.

– Thuế TNDN là công cụ giúp nhà nước thực hiện các chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Video liên quan

Chủ đề