Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam

Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam

Thành phần và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thành phần và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân 

1.1. Thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân

Tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 thì thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Theo đó, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ được quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

* Quân đội nhân dân:

- Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

- Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

- Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Công an nhân dân:

- Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.

- Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.

* Dân quân tự vệ:

- Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; 

Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.

- Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.2. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân

Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân theo khoản 2 Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; 

- Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng;

- Cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân

Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân theo khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

(QK7 Online) - “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi”. Trích trong Báo cáo tình hình và nhiệm vụ tại Hội nghị lần thứ III của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 4 năm 1952 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là hạt nhân của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức; bởi họ là giai cấp kiên quyết, triệt để, có tổ chức, có kỷ luật, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Do đó, khi phân tích đặc điểm của các giai cấp trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới gánh vác được sứ mệnh lãnh đạo toàn dân đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới. Để hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang đó, giai cấp công nhân phải có chính Đảng cách mạng với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt. Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân và là đội quân chủ lực của cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập, họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng giai cấp và các tầng lớp trong xã hội Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và thành công trong việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến với việc bổ sung phong trào yêu nước cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân. Người đã nhận rõ sức mạnh to lớn từ phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mà lực lượng đông đảo, nòng cốt là giai cấp nông dân. Trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định rõ: Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Tuy thành phần xuất thân, thành phần giai cấp của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đa dạng, song cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác giáo dục, xây dựng bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, thực hiện toàn quân một ý chí; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.

Báo Quân khu 7

Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam
Bác Hồ với đồng bào các dân tộc.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng khối liên minh công – nông trong sự nghiệp cách mạng

Xuất phát từ thực tế cách mạng ở châu Âu, C.Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chủ nghĩa tư bản trong điều kiện tự do cạnh tranh, từ đó cống hiến cho nhân loại những phát minh vĩ đại bằng học thuyết của mình từ lý luận về “hình thái kinh tế - xã hội” đến học thuyết “giá trị thặng dư”; đặc biệt vào tháng 2/1848 với sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản và khẳng định sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản mà lực lượng làm nên lịch sử là giai cấp công nhân.

Tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh, Pháp cuối thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát thành lý luận về liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân không tổ chức được mối liên minh với người bạn đồng minh tự nhiên của mình là giai cấp nông dân. Ph.Ăngghen đã khẳng định: cách mạng vô sản là bài đồng ca của hai giai cấp công nhân và nông dân. Nếu không có bài đồng ca này thì bài đơn ca ở các quốc gia nông dân sẽ là bài ai điếu. Điều đó đã lý giải một cách khoa học về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề liên minh công nông trong cách mạng vô sản.

Như vậy, từ lý luận và thực tiễn của phong trào công nhân, trực tiếp nhất là qua cách mạng Đức và Công xã Pari năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen đều khẳng định: cuộc cách mạng vô sản hay phong trào công nhân không thể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản nếu không có khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo. Điều đó cho thấy các ông đã nhận thức được sự cần thiết phải có sự đoàn kết, liên minh để tạo sức mạnh đủ lớn trong cách mạng vô sản, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc liên kết giữa 2 giai cấp công – nông.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.I. Lênin đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về tổ chức liên minh công - nông và các tầng lớp lao động khác một cách khoa học phù hợp với tình hình thực tế trong Cách mạng XHCN tháng Mười Nga (1917) với phương châm: Hãy cho tôi một tổ chức, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga nhằm biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Lênin cho rằng, liên minh công - nông là hai lực lượng chủ công của chính quyền Xô-viết.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không chỉ có liên minh công - nông mà còn liên minh với các tầng lớp lao động khác. Đặc biệt đối với các nước thuộc địa, tiền tư bản, nông nghiệp lạc hậu quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội thì đây chính là lực lượng cách mạng chủ yếu. Với tư cách là giai cấp lãnh đạo, giai cấp công nhân mà đứng đầu là Đảng cộng sản phải nắm bắt được những yêu cầu khách quan từ các giai cấp, tầng lớp để tổ chức thành liên minh vững chắc, Đó không chỉ là điều kiện để đưa cách mạng đến thắng lợi mà đồng thời còn làm gia tăng sự đoàn kết để “không có thế lực nào phá vỡ nổi”.

Tuy có đề cập đến các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân, song tầng lớp trí thức vẫn chưa được xác định là lực lượng nòng cốt nên chưa được nhấn mạnh và coi trọng. Điều này có lẽ do điều kiện lịch sử của xã hội nước Nga Xô-viết lúc bấy giờ khiến V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích nhận thức là chỉ có những lực lượng trực tiếp tham gia lao động sản xuất đông đảo nhất trong xã hội mới có thể tạo ra một liên minh vững chắc làm nòng cốt cho khối đoàn kết toàn dân. Mặt khác, có thể do mặt bằng dân trí, trình độ nhận thức, ý thức tổ chức kỷ luật… của công – nông ở nước Nga Xô-viết đã khá cao nên vai trò của trí thức không được thể hiện rõ.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng khối liên minh công - nông - trí trong sự nghiệp cách mạng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “trí thức là hiểu biết”(1), “trí thức ta là những người lao động trí óc, luôn luôn hòa mình với công nông và cùng công nông ra sức xây dựng xã hội mới”(2), “Lao động trí óc là ai? Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy.v.v…”(3). Như vậy, trí thức là hiểu biết, là những người lao động trí óc (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) đem hiểu biết của mình truyền thụ, phổ biến, hướng dẫn cho mọi người trong xã hội cùng hiểu biết và phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu, hy sinh và trí thông minh, sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và những người trí thức cách mạng”(4), nhân dân là động lực chủ yếu của cách mạng... Vì thế, ngay trong tác phẩm Đường Kách mệnh, mặc dù xác định “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh”(5) trong đó công nhân giữ vai trò lãnh đạo, song trong tiến trình cách mạng, dù ở thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc hay cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhận thức rõ vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức cách mạng và xác định xây dựng liên minh công – nông – trí thành lực lượng nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực cơ bản cho cách mạng.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trí thức là “vốn liếng quý báu của dân tộc”. Tiếp thu truyền thống của dân tộc Việt Nam coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ sức mạnh vô tận của trí tuệ con người và sức mạnh lớn lao của một dân tộc giàu tri thức. Người nhận thấy, trí thức không phải là một giai cấp, họ chỉ là một tầng lớp có số lượng khiêm tốn trong xã hội Việt Nam (đầu thế kỉ XX), nhưng luôn đi đầu, là ngòi nổ trong phong trào đấu tranh đòi độc lập, đòi quyền dân tộc, dân chủ. Trí thức cũng là những người luôn đi tiên phong trong việc tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, đón nhận những luồng tư tưởng mới, tiến bộ để từ đó tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân.

Trong Mười chính sách của Việt Minh và Kính cáo đồng bào (1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa các bậc Hiền huynh, các Hiền nhân chí sĩ  lên hàng đầu. Người coi trí thức là lớp tiên tri, tiên giác. Sau khi giành độc lập, tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc (1946), Người khẳng định: “Một phần tương lai của dân tộc” nằm trong sự cố gắng, sự đóng góp của anh chị em trí thức. Người “tin rằng, với kinh nghiệm, với học thức, với sự quyết tâm” của những trí thức cách mạng thì “việc kháng chiến nhất định thành công và nền tự do, độc lập nhất định vững vàng”(6).

Năm 1946, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, khi trả lời câu hỏi của một nhà báo nước ngoài về vấn đề trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”(7). Tại Đại hội II của Đảng (2/1951), vị trí, vai trò của trí thức được thể hiện rõ hơn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra quan điểm: “Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam”; “Về thành phần, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng”(8) “Lao động trí óc” ở đây là cái nền, mà cái lõi là đội ngũ (tầng lớp) trí thức.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trí thức là bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng.

Người đã nhận rõ sự khác biệt giữa trí thức tại các nước thuộc địa, nửa thuộc địa hay các dân tộc bị áp bức với các nước tư bản đế quốc. Trí thức Việt Nam “dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản mà ra nhưng cũng đều bị đế quốc áp bức”(9). Sự áp bức của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, trong đó bao gồm cả giới trí thức đã được Người tố cáo một cách đanh thép: “Tất cả những người trí thức nào có đôi chút tiếng tăm đều bị đưa đi đày. Tất cả các trường tư thục đều bị đóng cửa và tất cả các sách báo nước ngoài đều bị cấm”(10).

Là những người có học thức, hiểu biết, trí thức Việt Nam rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai yếu tố tích cực của trí thức Việt Nam: “Có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng”(11). Người nhận xét, trí thức “có học thức, dễ có cảm giác chính trị. Họ không trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp thụ sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”(12). Trong tâm thức của mỗi trí thức Việt Nam luôn luôn có ý thức và tình cảm sâu sắc với dân tộc. Đối với họ, dân tộc chính là cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng lý trí, tình cảm, tinh thần và trí tuệ, tài năng của mình. Với thế mạnh là nhạy bén về chính trị, những người trí thức Việt Nam nhận thấy rõ tình cảnh của dân tộc và chính bản thân mình. Họ cảm thấy nô lệ, mất nước là “quốc sỉ” và mong muốn tìm lối thoát.

Sự nhạy bén về chính trị và tinh thần cách mạng của trí thức được biểu hiện qua sự ra đời, tồn tại và phát triển nhanh chóng của những tổ chức chính trị của sinh viên, trí thức (phần lớn trong số họ sau này trở thành những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam), mà Nguyễn Ái Quốc đã nhắc đến trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 5/3/1930: Bên cạnh Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, còn có ba nhóm chính trị: nhóm thanh niên ở Nam Kỳ, Tân Việt ở Trung Kỳ và An Nam quốc dân Đảng ở Bắc Kỳ. Nhóm thứ nhất gồm phần lớn là thanh niên, sinh viên; nhóm thứ hai là trí thức; nhóm thứ ba là tiểu tư sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, trí thức Việt Nam đã đi tiên phong tham gia cách mạng. Họ chính là lực lượng đi đầu trong việc tiếp thu tư tưởng cách mạng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tích cực truyền bá trong quần chúng nhân dân và hăng hái tham gia vào các tổ chức cách mạng - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của trí thức Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN, khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trước yêu cầu phải có một đường lối chính trị rõ ràng, phải phân định rõ chiến tuyến giữa cách mạng và phản cách mạng, Hồ Chí Minh đã xếp trí thức vào hàng ngũ lực lượng cách mạng của dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo, là một trong những đồng minh gần gũi của giai cấp công nhân và nông dân. Người khẳng định một cách dứt khoát trong những văn kiện đầu tiên mang tính cương lĩnh của Đảng. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” (13). Chương trình tóm tắt của Đảng viết: “Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản”(14). Việc xác định ngay từ rất sớm vị trí của trí thức trong lực lượng cách mạng đã góp phần cô lập kẻ thù, đưa tầng lớp trí thức về phía cách mạng, tăng cường sức mạnh lớn lao cho cách mạng và vấn đề mang tính chất chiến lược này được khẳng định xuyên suốt trong các giai đoạn cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cuộc cách mạng mà Hồ Chủ tịch, Đảng và nhân dân ta tiến hành là một cuộc cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ với những nhiệm vụ rất lớn lao. Đó là đánh đuổi đế quốc thực dân, đánh đổ phong kiến, đòi lại tự do, độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Những nhiệm vụ ấy được thực hiện khi ở Việt Nam có đến 95% dân số mù chữ, nền kinh tế nước ta ở vào tình trạng hết sức lạc hậu, tiêu điều, kiệt quệ, nhân dân hết sức cực khổ, lầm than. Trong hoàn cảnh ấy, nhiệm vụ cách mạng của các giai cấp, của nhân dân Việt Nam càng trở nên nặng nề, trong đó giới trí thức cũng phải đảm nhận nhiều trọng trách lớn hơn, phức tạp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội”(15). Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trí thức phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng những tư tưởng cách mạng, là ngòi nổ cho các phong trào cách mạng, đấu tranh chống lại những luận điệu phản động, mị dân của kẻ thù. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trí thức phải đi đầu trong việc nâng cao dân trí, xây dựng và kiến thiết nước nhà. Người khẳng định: “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần”(16).

Người nhấn mạnh: “Chính là những đảng cách mạng lại càng trọng trí thức: vì muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các kỹ sư.v.v... Tóm lại cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”(17). Trong mọi lĩnh vực, mọi thời kỳ cách mạng đều rất cần đến học vấn, tài năng và tâm huyết, sức lực của giới trí thức. Đội ngũ trí thức đồng hành cùng dân tộc tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt quá trình cách mạng “Trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi”(18).

Từ vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng của đội ngũ trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là lực lượng cơ bản và đưa họ tham gia vào khối liên minh công – nông – trí để tạo ra thế “chân kiềng” vững chắc làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi trong mọi giai đoạn cách mạng “công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”(19). Theo Người, “Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản”(20). Người nhấn mạnh: “Tuyên ngôn của Đảng nói: "Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất” và: “Lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng”(21). Khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp tầng lớp tiểu tư sản (trong đó có trí thức) là đồng minh của giai cấp công nhân, là một động lực của cách mạng, là một lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là chân lý hiển nhiên không chỉ đúng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà còn đúng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Không có tầng lớp trí thức hợp tác với giai cấp công, nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không thể hoàn thành được. Thực tế cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức sẽ khắc phục được mọi khó khăn, trở ngại để đưa cách mạng đến thắng lợi.

Xác định liên minh công - nông - trí thức là nền tảng vững chắc của hệ thống chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Giai cấp công nhân đoàn kết chặt chẽ với giới trí thức, để giúp họ phục vụ cách mạng, phục vụ chủ nghĩa xã hội”(22) và “Trên con đường tiến đến đoàn kết, tôi thiết tưởng trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức”(23).

Những trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945 hầu hết được đào tạo trong các nhà trường của chế độ thực dân phong kiến hoặc làm việc trong bộ máy của chế độ cũ nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng, lề lối làm việc cũ như: lập trường thiếu kiên định, tính kỷ luật chưa cao, xa rời quần chúng... “lý luận không đi đôi với thực hành, xem khinh lao động, tư tưởng mơ hồ, lập trường không vững, khi hành động thì hay lung lay”(24). Để trở thành người lao động chân chính, thành lực lượng quan trọng của cách mạng, thành bộ phận nòng cốt không thể thiếu của khối liên minh công - nông - trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “trí thức ta cần cải tạo tư tưởng, sửa đổi lề lối làm việc”(25). “Mục đích cải tạo là làm cho những người trí thức chúng ta trở thành những người trí thức của giai cấp công nhân, hết lòng hết sức phục vụ công nông, góp phần xứng đáng và vẻ vang vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”(26). Muốn vậy cần phải thực hiện “Công nông trí thức hóa. Trí thức công nông hóa. Nghĩa là công nông cần học tập văn hóa để nâng cao trình độ tri thức của mình, trí thức cần gần gụi công nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của công nông. Đó là nhiệm vụ chung và cần kíp, mà chúng ta phải cùng nhau cố gắng làm cho kỳ được”(27). Theo Người, cần phải đưa trí thức tham gia trực tiếp vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc, để “anh em trí thức cũng biết trọng lao động, cũng biết làm lao động, hợp thành một khối với công nông, nâng cao trình độ công nông về văn hóa lý luận”(28). Từ quan điểm chỉ đạo đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức đã hăng hái xung phong ra tiền tuyến, trực tiếp vào các nhà máy, ruộng đồng, học tập, lao động, xây dựng ý thức phục vụ công nông, cải tạo tư tưởng, sửa đổi lối làm việc, trở thành những trí thức cách mạng chân chính. Bởi vì, chỉ có gắn bó với công nông, phục vụ, suy tư, trăn trở về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trí thức mới khẳng định được vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đó cũng chính là tiền đề quan trọng để khối liên minh công - nông - trí ngày càng được củng cố bền chặt, tăng cường sức mạnh và thực sự trở thành hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

ThS. Vũ Tuấn - Học viện Kỹ thuật quân sự

--------------------------

Ghi chú:

(1),(7) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H. 2011, tr.275, tr.184.

(2) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 13, tr.118.

(3),(8),(15),(21),(25),(27) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 7. tr.71, tr.40, tr.72,tr.71, tr.72, tr.72.

(4) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 14, tr.467.

(5) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 2, tr.297.

(6) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 4, tr.176.

(9),(11),(12),(16),(17),(18),(20),(24),(28) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 8, tr.53, tr.54, tr.258, tr.59, tr.53, tr.56, tr.255, tr.258, tr.57.

(10),(13),(14) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 3, tr.38, tr.3, tr.4.

(19),(23) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 10, tr.376, tr.377.

(22) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 12, tr.371.

(26) Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 11, tr.243.

tcnn.vn