Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm giáo án

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT102.LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS biết cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch , quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm.

- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thành thục hơn.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức học tập, có ý thức xây dung luận điểm chặt chẽ cho bài viết.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Khi trình bày đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?

3. Bài mới:Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu cáchxây dựng luận điểm cho bài văn nghị luận giờ học này chúng ta sẽ luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm..

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1. HDHS CHUẨN BỊ

- HS đọc bài tập SGK

H: Với đề bài trờn em thấy đề bài yờu cầu cần làm sỏng tỏ vấn đề gỡ?

cho ai ? nhằm mục đích gỡ?

H: Để đạt được mục đích đó, người làm bài cần đưa ra những luận điểm nào?

HOẠT ĐỘNG 2. HDHS LUYỆN TẬP:

H: Nờn sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra không ? Vì sao?

H: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bài ấy cần điều chỉnh sắp xếp ntn?

- Luận điểm a: ND khụng phự hợp với đề bài "phải học chăm chỉ" luận điểm lại núi "lđ tốt"

- Cũn thiếu những luận điểm cần thiết-> mạch văn đứt đọan, vấn đề khụng sỏng rừ( cần thờm luận điểm: đất nước cần người tài giỏi, hay phải chăm học mới giỏi…)

- GV h/dẫn H/s sắp xếp lại luận điểm

- Gọi HS đọc cỏc luận điểm

H: Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm (a) trong bài đều chính xác ? tại sao?

H: Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác không? Em thích câu nào hơn cả? Vì sao?

H: Nên sắp xếp những luận cứ d­ới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận cứ ở trên được mạch lạc, chặt chẽ?

- Cách sắp xếp trong SGK là hợp lí đảm bảo rành mạch sáng rõ vàphản ánh được quá trình làm rõ dần luận điểm b­ớc tr­ớc đếnb­ớc sau và b­ớc sau kế tiếp b­ớc tr­ớc

H: Theo em nên viết câu kết đoạn ntn? Cho phù hợp với yêu cầu của bạn?

(Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không? Chỉ có bài văn nghị luận mới cần kết bài.

- Nếu nhất thiết có kết đoạn khiến bài văn khó làm, trở nên đơn điệu.

- GV HD HS viết đoạn văn

H: Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp hay diễn dịch?

H: Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thànhqui nạp hoặc từ qui nạp sangdiễn dịch được không?

H: Có phải chỉ thay đổi vị trí của câu - Không đơn giản thế. Còn cần sửa lại các câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi.

- Gọi HS đọc đoạn văn trình bày luận điểm - HS nhận xét

- GV bổ xung - nhận xét ­u khuyết điểm.

I. Chuẩn bị:

Đề bài: “Hãy viết một bài báo t­ường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.

-Vấn đề cần làm sáng tỏ: khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”

II. Luyện tập:

1. Xây dựng hệ thống luận điểm:

a. Bài tập: Sgk-T83

- Hệ thống luận điểm nêu ra ch­a chính xác và ch­a hợp lý.

- Loại bỏ luận điểm a-> không phù hợp

b. Nhận xét:

- Sự sắp xếp luận điểm ch­a hợp lí:

- Vị trí luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm (d) không đứng tr­ớc (e).

+) Sắp xếp lại nh­ sau:

a. Một đất nước muốn sánh kịp với bạn bè năm châu, cần có những ng­ời tài giỏi.

b. Quanh ta có nhiềunhững tấm g­ơng của các bạn HS đang phấn đấu để đáp ứng nhu cầu của đất nước.

c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì tr­ớc hết phải chăm.

d. Nh­ng vẫn còn một số bạn trong lớp còn thích ham chơi, ch­a chăm làm cha mẹ, thầy cô phiền lòng

e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học bài thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống

g. Vậy bây giờ các bạn nên ít vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở thành ng­ời có ích cho c/s tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.

2. Trình bày luận điểm

a. Chọn câu văn giới thiệu luận điểm:

Câu thứ 2 xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên.Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quảđể có thể nối bằng “do đó”.

Cách 1: Tốt: đơn giản dễ làm theo

Cách 2: không được vì có từ “do đó” không có tác dụng chuyển đoạn.

Cỏch 3: Tốt-> giọng điệu gần gũi thõn thiết.

b. Sắp xếp luận cứ:

- Cách sắp xếp trong SGK là tốt đảm bảo rành mạch sáng rõ-> phản ánh được quá trình làm rõ dần luận điểm b­ớc tr­ớc, b­ớc sau và b­ớc sau kế tiếp b­ớc tr­ớc.

c. Viết câu kết đoạn:

Nếu các bạn cứ ham chơi mà l­ời học nh­ vậy sau này t­ơng lai mù mịt, cuộc sống vất vả thua kém bạn bè, lúc bấy giờ dẫu các bạn muốn vui vẻ phỏng có được không?

d.Biến đổi đoạn văn diễn dịch sang qui nạp:

- Đoạn văn viết theo cách quy nạp.

Ngư­ời học sinh hôm nay ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì đó có ý nghĩa và khó có được niềm vui trong cuộc sống. Muốn có niềm vui trong cuộc sống và trở thành ng­ời có ích thìcác bạn phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà tr­ờng .Vì sau này lớn lên bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học- kĩ thuật và văn hoá-nghệ thuật ngày một nâng cao.Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Những điểm cần l­u ý khi viết đoạn văn trình bày luận điểm?

5.H­ớng dẫn hs học ở nhà: học bài cũ. Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 6.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 106: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ

              TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận.

 - Vận dụng được những kiến thức đó vào việc tìm và sắp xếp trình bày luận diểm trong một bài văn nghị  luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

 - Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.

- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng luận điểm khi viết bài nghị luận.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.

- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.

3. Thái độ.

- Có ý thức sử dụng luận điểm khi viết bài nghị luận.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(2')

H: Khi triển khai một luận điểm thành một đoạn văn, chúng ta cần chú ý điều gì?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài:

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (17')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV ghi đề bài đã yêu cầu HS lập dàn ý.

GV tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

H: Hãy tiến hành tìm hiểu đề cho đề văn trên?

( Cho HS nhắc lại những nội dung cần tìm hiểu khi tìm hiểu đề).

GV nhận xét, bổ sung.

GV: treo bảng phụ bài tập 1.

GV: yêu cầu HS thảo luận: Có thể sử dụng hệ thống luận điểm đã cho không? Ta có thể bổ sung như thế nào cho phù hợp?

GV nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống luận điểm.

H: Khi tiến hành xây dựng luận đỉêm thành đoạn văn, ta cần chú ý điều gì?

GV: treo bảng phụ bài tập 2a.

H:Em nên chọn cách  nào để giới thiệu luận điểm ?

GV nhận xét.

H: Còn cách nào khác để giới thiệu luận điểm ấy ?

GV: cung cấp cho các em một số cách giới thiệu khác.

GV: Gọi HS đọc bài tập 2b.

H:Em nên sắp xếp các luận cứ trên theo trình tự nào cho hợp lí?

GV: Gọi HS đọc bài tập2c.

H: Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

GV nhận xét và cung cấp cho các em một vài cách khác để kết đoạn.

H: Đoạn văn viết  như trên gọi là đoạn văn diễn dịch hay đoạn văn quy nạp?

H: Thử thay đổi nó thành đoạn quy nạp?

GV: muốn vậy ta thay đổi câu nêu luận điểm và thay đổi một số từ nối sao cho hợp lí.

HS đọc bài.

- HS dựa vào yêu cầu BT để  trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe// ghi

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi

- Nghe//ghi

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi

- HS đọc bài.

- HS dựa vào yêu cầu BT để  trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe// ghi

- HS đọc bài.

- HS dựa vào yêu cầu BT để  trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Nghe// ghi

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi

HS đọc đoạn văn

Nhận xét, bổ sung .

Đề : Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn cần chăm chỉ học tập hơn.

1. Xây dựng hệ thống luận điểm

* Tìm hiểu đề.

- Kiểu bài : nghị luận.

Vấn đề nghị luận: khuyên các bạn chăm chỉ học tập hơn.

- Đối tượng hướng tới : 1 số bạn cùng lớp.

- Giới hạn đề: những kiến thức về đời sống.

- Luận điểm a không phù hợp với đề bài,

- Các luận điểm còn lại phù hợp với đề nhưng sắp xếp chưa hợp lí.

->Cần sắp xếp lại.

*Hệ thống luận điểm cho bài viết :

- Đất nước cần nhiều người tài giỏi để xây dựng và phát triển.

 Muốn thành người tài giỏi trước hết phải chăm học.

- Quanh ta có nhiều tấm gương phấn đấu học để thành người tài giỏi để xây dựng đất nước.

- Vậy mà trong lớp vẫn còn một số bạn ham chơi chưa chăm học.

- Ham chơi như vậy sẽ khó tìm được niềm vui trong cuộc sống.

- Vì vậy, ngay từ bây giờ phải chăm chỉ học tập để sau này thành người có ích cho đất nước.

2. Trình bày luận điểm.

*Trình bày luận điểm cần chú ý:

- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề....

- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo trình tự hợp lí..

- Diễn đạt trong sáng hấp dẫn.....

*Bài tập:

a. Câu (2) không phù hợp vì hai luận điểm trên không có quan hệ nhân quả, nên không dùng từ nối “do đó”

b. Các luận  cứ trên hợp lí, phù hợp và đủ để làm sáng tỏ luận điểm.

c. Có thể kết thúc như văn bản “hịch tướng sĩ”.

Ngoài ra có thể kết thúc bằng cách khác .

d. Đoạn văn trên là đọan diễn dịch

 

Hoạt động 3:Luyện tập (23')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV: Gọi HS đọc lại những đoạn văn vừa thay đổi.

GV: nhận xét, chỉ rõ những ưu khuyết điểm trong đoạn văn của HS để có cơ sở cho các em hoàn thành bài tập 4 ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới.

- HS trình bày trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

Luyện tập

*Trình bày luận điểm (đã viết trước tổ hoặc trước lớp)

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn, chỉ rõ các luận điểm

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

Vẽ sơ đồ tư duy

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, hoàn thành bài tập

- Tập viết những đoạn văn triển khai các luận điểm còn lại trong  bài để rèn luyện thêm kĩ năng viết văn nghị luận.

* Bài mới: 

- Đọc, chuẩn bị tiết 107,108: Viết bài làm văn số 6.

+ Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập về luận điểm, tập thiết lập hệ thống luận điểm cho một số đề văn được giới thiệu trong SGK.

**********************************

Video liên quan

Chủ đề