Mã ngành cơ khí ô tô

Hiện nay khi đời sống phát triển thì nhu cầu về các phương tiện vận tải của con người cũng tăng theo. Cụ thể là nhu cầu sử dụng các phương tiện như các loại ô tô cá nhân, ô tô chở khách, xe buýt hay các loại dùng để vận chuyển hàng hóa như xe tải, xe rơ moóc. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà đã có các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ.

Theo Luật doanh nghiệp các doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề khi mới thành lập hoặc các doanh nghiệp đã hoạt động phải đăng ký bổ sung ngành nghề mà mình muốn kinh doanh.

Sau đây là hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung và mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ mà công ty Nam Việt Luật sẽ trình bày để các bạn hiểu rõ hơn.

Mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ

– Mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

– Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ

2910 : Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm sản xuất ô tô và xe có động cơ khác gồm:

– Sản xuất ô tô chở khách;

– Sản xuất xe động cơ thương mại như: Xe tải, xe kéo trên đường cho xe bán rơ moóc…

– Sản xuất xe buýt, xe buýt điện và xe buýt đường dài;

– Sản xuất động cơ xe;

– Sản xuất gầm xe có động cơ;

– Sản xuất xe có động cơ khác như:

+ Xe chạy bằng máy trên tuyết và băng, xe trong sân golf, thủy phi cơ,

+ Động cơ chữa cháy, quét đường, thư viện lưu động, xe bọc sắt…

+ Xe vận tải trộn bê tông,

+ ATV’s, xe kéo nhỏ và các xe kéo tương tự bao gồm xe đua.

Nhóm này cũng gồm: Tái sản xuất xe có động cơ.

Loại trừ:

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho mô tô, xe thô sơ được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);

– Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất xe kéo nông nghiệp được phân vào nhóm 28210 (Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp);

– Sản xuất máy kéo sử dụng trong xây dựng và khai khoáng được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng);

– Sản xuất xe tải gom rác được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng);

– Sản xuất thân xe có động cơ được phân vào nhóm 29200 (Sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc);

– Sản xuất các thiết bị điện cho xe có động cơ được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất thiết bị và linh kiện cho xe có động cơ được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất xe tăng và xe quân sự được phân vào nhóm 30400 (Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội);

– Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế phụ tùng cho xe có động cơ được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).

2920 : Sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc

Nhóm sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc gồm:

– Sản xuất thân xe, gồm cabin cho xe có động cơ;

– Trang bị bên ngoài các loại xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc;

– Sản xuất rơ moóc và bán rơ moóc như: Dùng để vận chuyển hàng hóa: tàu chở dầu, vận chuyển hành khách: rơ moóc có mui;

– Sản xuất contenơ vận chuyển bằng một hoặc nhiều phương thức vận tải.

Loại trừ:

– Sản xuất rơ moóc và bán rơ moóc đặc biệt sử dụng cho nông nghiệp được phân vào nhóm 28210 (Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp);

– Sản xuất bộ phận và các thiết bị đi kèm thân xe cho xe có động cơ được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất xe thô sơ dùng cho động vật kéo được phân vào nhóm 30990 (Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu).

2930: Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác gồm:

– Sản xuất các bộ phận và thiết bị thay đổi cho xe có động cơ như: Phanh, hộp số, trục xe, bánh xe, hệ thống giảm sóc, bộ tản nhiệt, giảm tnanh, ống xả, xúc tác, khớp ly hợp, bánh lái, cột và hộp lái;

– Sản xuất thiết bị và phụ tùng cho thân xe có động cơ như: Dây an toàn, túi không khí, cửa sổ, hãm xung;

– Sản xuất ghế ngồi trong xe;

– Sản xuất thiết bị điện cho xe có động cơ như máy phát điện, máy dao điện, phích cắm sáng, hệ thống dây đánh lửa, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào điện, lắp đặt các thiết bị đo lường vào động cơ, điều chỉnh nguồn điện…

Loại trừ:

– Sản xuất các loại xăm được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su);

– Sản xuất vòi và dây đeo bằng cao su và các sản phẩm từ cao su khác được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất pin cho động cơ được phân vào nhóm 27200 (Sản xuất pin và ắc quy);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho xe có động cơ được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);

– Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất máy bơm cho xe có động cơ và động cơ được phân vào nhóm 28130 (Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác);

– Bảo dưỡng, sửa chữa và thay đổi nhỏ cho xe có động cơ được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).

Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ

Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ.

– Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

– Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ.

– Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơ thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất ô tô, xe có động cơmà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.