Mận bao nhiêu 1kg

Chưa vào chính vụ nhưng mận Hậu - đặc sản Sơn La luôn được săn đón. Vì nguồn cung đầu mùa khan hiếm, vài ngày gần đây giới buôn liên tục thông báo "cháy" đơn để đẩy giá mận lên cao.

Mỗi ngày bán 50 kg mận hậu với giá 100.000 đồng một kg, chị Hoa ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, 2 ngày nay đã tăng giá mận lên 120.000 đồng một kg khi nhà vườn báo tăng giá 5.000 đồng mỗi kg.

Bán giá lên tới 150.000 đồng một kg, chị Linh ở quận Thanh Xuân, "khoe" mỗi ngày xuất bán gần 1 tạ. "Vì là mận đầu mùa, trái tuyển nên có giá cao bao nhiêu khách cũng đặt mua. So với năm ngoái, năm nay mận đầu mùa có sớm hơn và đầu tháng 3 giá có thể hạ nhiệt hơn", chị Linh nói.

Các đầu mối ở TP HCM báo giá đắt hơn nhiều ở Hà Nội. Chị Loan ở quận 3 (TP HCM) viện cớ chi phí vận chuyển tăng cao nên mỗi kg mận bán với giá 230.000 đồng và vẫn cho rằng "chỉ đủ hàng cho khách lẻ, khách sỉ hầu như không đủ để giao".

Mận bao nhiêu 1kg

Mận Sơn La đầu mùa tại một cửa hàng ở TP HCM. Ảnh: Hồng Châu

Trong khi giới buôn đua nhau bán mận với giá cao, theo nhà vườn, giá tại nơi trồng thực tế thấp hơn nhiều lần.

Ông Thành, một nhà vườn sở hữu 2 ha mận ở Sơn La cho biết, mận loại 1 đầu mùa nhà ông đang được bán với giá 40.000-50.000 đồng một kg, loại 2,3 chỉ ở mức 25.000-30.000 đồng. Tuy nhiên, việc các tiểu thương nâng giá bán lên tới vài trăm nghìn đồng một kg là do nguồn cung thấp.

"Có tới 2 ha mận nhưng đầu mùa, mỗi lần thu hoạch cũng chỉ được vài chục kg, cao lắm một tạ", ông Thành nói.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sơn La, mận hậu trái vụ thường rất khó đồng nhất về giá vì sản lượng thu hoạch thấp, mỗi vườn chỉ được khoảng vài chục kg. Do đó, nhà vườn cũng bán ra mỗi nơi một giá.

"Vì là hàng đầu vụ nên giá còn cao, nhưng đến tháng 4 vào chính vụ giá sản phẩm này sẽ hạ nhiệt", ông Huệ dự báo.

Mùa mận hậu chính vụ Sơn La kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. Vì thế, những loại mận ra sau đó đều có thể là mận Trung Quốc. Sản lượng mận hậu tại Sơn La năm nay dự kiến đạt 88.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm ngoái.

Năm ngoái, mận hậu ruby Sơn La được một doanh nghiệp Việt đóng gói và xuất sang Singapore và Malaysia với giá bán lần lượt là 18 đôla Singapore (khoảng 300.000 đồng) và 38 ringgit Malaysia (khoảng 216.000 đồng) mỗi kg.

Mận hậu của Sơn La có quả nhỏ, màu đỏ tím rất bắt mắt, tím pha lẫn xanh, trên bề mặt có những nốt lấm tấm màu phấn trắng, quả cứng. Khi ăn, chúng có vị chua, thanh và giòn, khi chín có vị ngọt nhưng vẫn pha lẫn vị chua dịu, lẫn ít đắng. Còn mận Trung Quốc quả to hơn, màu vàng hoặc tím bầm rất đều màu không pha lẫn xanh, quả mềm, ăn nhạt.

Do khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc nên thời gian gần đây, trên thị trường nhiều loại trái cây dội chợ với giá vô cùng rẻ. Ví như giá các loại xoài Đài Loan, xoài Úc, xoài keo hay dưa hấu, thanh long ruột đỏ… đều chưa đến 10.000 đồng/kg. Thậm chí, một số loại trái cây vốn có giá đắt đỏ như xoài Cát Chu, xoài cát Hoà Lộc, roi đỏ An Phước cũng rớt giá xuống 15.000-30.000 đồng/kg tuỳ loại.

Giá lao dốc, hàng lại khó tiêu thụ, nhiều nhà vườn thua lỗ, bỏ trái cây chín rụng đầy vườn không buồn thu hái.

Trái ngược với nhiều loại trái cây giá đang rớt thảm, những ngày này mận hậu Mộc Châu (Sơn La) giá đắt khét, thậm chí loại mận vip giá lên tới 180.000-200.000 đồng/kg. 

Mận bao nhiêu 1kg

Mận hậu Mộc Châu bước vào đầu vụ thu hoạch, giá bán vô cùng đắt đỏ.

Với mức giá này, mận hậu đặc sản Sơn La trở thành một trong những loại trái cây nội địa có giá đắt đỏ nhất trên thị trường. Đáng nói, mận dù vẫn còn chua và chát, chưa ngọt như chính vụ thu hoạch nhưng loại vip size 20-30 quả/kg vẫn liên tục “cháy hàng”.

Chị Lê Thanh Hương - chủ cửa hàng trái cây ở Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) - cho biết, hiện tại mận hậu Mộc Châu mới bắt đầu vào mùa thu hoạch nên giá rất đắt, đặc biệt là những quả mận vip giá cao ngất ngưởng.

Như loại hàng chị hay nhập về bán có giá 180.000 đồng/kg size 25-30 quả/kg, còn size 20 quả/kg giá 200.000 đồng. Theo chị, loại mận này tương đối hiếm bởi mận đầu mùa vốn chưa nhiều, những trái mận kích cỡ khủng, to bằng cổ tay người lớn lại càng ít hơn.

Đây cũng là lý do mận hậu vip luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù ăn chúng vẫn chua và chát, chị Hương thừa nhận. Hiện mỗi ngày chị nhập về khoảng 50-60kg loại mận vip này. Mận về đến cửa hàng phần nhiều dành để trả đơn khách đặt trước đó, số còn lại chỉ bán đến đầu giờ là hết.

Mận bao nhiêu 1kg

Một quả mận hậu hàng vip giá có thể lên tới 10.000 đồng (ảnh: Q. Hương)

“Thật ra loại mận vip này giá lúc nào cũng đắt đỏ. Vào chính vụ hoặc cuối vụ mận vip giá cũng lên tới 80.000-110.000 đồng/kg. Nhưng đổi lại, quả mận ở thời điểm này đã chín, ăn ngọt chứ không còn chua, chát như đầu vụ”, chị Hương chia sẻ.

Theo chị Nguyễn Thị Mai, tiểu thương bán trái cây online tại Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội), giá mận loại thường đã trên dưới 100.000 đồng/kg, còn mận hậu hàng tuyển chọn giá lên tới 170.000 đồng/kg loại 25-30 quả/kg.

Mận thường gần như lúc nào cũng sẵn, một ngày chị bán hết cả tạ. Riêng hàng tuyển thì khách phải đặt trước vì loại này khá hiếm, rất khó gom hàng, chị cho hay. 

Mận bao nhiêu 1kg

Dân buôn cho biết, với mận hậu vip hàng mua gom được không đủ để trả đơn cho các mối sỉ (ảnh: Q. Hương)

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Đỗ Trung Quân - đầu mối đổ sỉ mận hậu ở Mộc Châu - cho biết, mận ngon phải vào thời điểm tháng 4 Âm lịch. Khi đó chính vụ thu hoạch, mận đã chín đỏ. Còn muốn ăn ngon nhất, không bị chua thì phải chờ cuối tháng 4 đầu tháng 5 Âm lịch, khi đó mận cuối mùa nên chín mềm, ngọt lừ. Song, tầm này lại là thời điểm mận dễ bán nhất. Mận quả càng to càng đắt hàng.

“Mận size từ 20-30 quả/kg tôi phải gom từ rất nhiều nhà vườn. Bởi, mỗi nhà vườn khi họ hái chọn ra được 10-30kg. Trong khi, khách sỉ ở Hà Nội đặt loại mận này lên tới con số 4-5 tạ mỗi ngày”, anh nói. Còn loại mận hậu, mận cơm mỗi ngày anh đổ buôn khoảng 2-3 tấn, giá dao động theo từng ngày. 

Trên thị trường, mận hậu loại thường hiện có giá từ 75.000-100.000 đồng/kg tuỳ loại. Mận hậu size 20-30 quả/kg giá lên tới 165-200.000 đồng/kg. Dân buôn bán cho biết, mận hậu vip có thời điểm giá còn vọt lên 250.000 đồng/kg.