Marketing tin đồn là gì

Có rất nhiều chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến Buzz Marketing. Vậy bạn có biết Buzz Marketing là gì hay không? Hãy cùng chúng JobsGO giải đáp trong nội dung bài viết này.

Marketing tin đồn là gì

Tìm hiểu Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing chính là một chiến lược marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nó được dùng để thu hút sự chú ý của khách hàng, những người có ảnh hưởng để thực hiện khuếch đại, lan rộng thông điệp marketing.

Hay hiểu theo cách khác thì Buzz Marketing cũng là một dạng của marketing truyền miệng. Buzz là kích hoạt để dẫn đến tiếp thị truyền miệng. Nó cũng có thể là cụm từ, ý tưởng, biểu tượng, linh vật,… làm cho nhiều người bắt đầu bàn tán về thương hiệu hoặc sản phẩm đó. Thông thường buzz sẽ bắt đầu câu chuyện bằng ý tưởng khác biệt, kỳ lạ hoặc là những điều mà người khác chia sẻ.

Có 6 loại câu chuyện có thể tạo ra buzz, đó là: Chuyện cấm kỵ, chuyện bất thường, chuyện chọc giận, chuyện cười, chuyện bí mật và chuyện đáng chú ý.

Marketing tin đồn là gì

Tìm hiểu Buzz Marketing là gì?

Để hiểu hơn về Buzz Marketing thì bạn cũng cần phải tìm hiểu xem viral marketing là gì? Nó cũng được hiểu là tiếp thị lan truyền hoặc là một chiến lược marketing có thể tác động đến hành vi như: Chia sẻ, lan truyền nội dung từ người này qua người khác nhanh chóng. Trong viral marketing thì nội dung chính là điểm mấu chốt quan trọng bạn cần chú ý đến. Thông thường, nội dung ở hình thức nào cũng có khả năng tạo viral marketing, ví dụ như: Video, hình ảnh, slogan,… chỉ cần nó chạm được đến cảm xúc thật sự của khách hàng thì chắc chắn sẽ lan truyền được (Cảm xúc này bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực). Như vậy, thông qua viral marketing, khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu của bạn nhiều hơn.

👉 Xem thêm: 10 xu hướng Marketing nổi bật nhất 2021

Cách để tạo ra Buzz Marketing truyền thông hiệu quả

Có một Buzz Marketing truyền thông hiệu quả là điều mà các doanh nghiệp đang quan tâm đến rất nhiều? Vậy bạn cần phải thực hiện nó như thế nào? Hãy theo dõi ngay ở nội dung của phần này nhé!

Tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn sản phẩm

Thông thường các chiến lược marketing tập trung nhiều vào quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Thế nhưng đối với Buzz Marketing thì bạn sẽ phải dồn sự chú ý vào con người (khách hàng) nhiều hơn.

Cách tốt nhất để bạn có được một Buzz Marketing chính là quan tâm đến chiến lược truyền thông nhu cầu, sở thích,… của khách hàng mục tiêu. Một câu chuyện hay, một tin tức nóng nhắc đến sản phẩm sẽ khiến cho khách hàng hiểu đó là quảng cáo.

Marketing tin đồn là gì

Tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn sản phẩm

Sử dụng Influencer

Influencer chính là người có ảnh hưởng. Họ tác động đến quyết định và khả năng mua hàng của khách hàng mục tiêu. Trên thực tế những Influencer phải nổi tiếng ở mức độ nào đó hoặc là người có kiến thức, địa vị đối với một nhóm đối tượng khán giả của họ.

Thực tế đã chứng minh được khách hàng thường tin tưởng vào người có tầm ảnh hưởng nhiều hơn là quảng cáo. Khi bạn sử dụng Influencer đúng cách sẽ giúp thu hút sự chú ý của đối tượng đang theo dõi họ một cách tích cực nhất.

Áp dụng nguyên tắc khan hiếm

Khi sử dụng nguyên tắc này sẽ tạo ra chênh lệch giữa cung và cầu ở một sản phẩm nào đó. Sử dụng nguyên tắc này đang ngày càng gia tăng đối với hàng hóa đang có chương trình khuyến mãi, flash sale trên các sàn thương mại điện tử. Bởi nó vừa làm tăng cầu lại vừa gây ra tiếng vang bên cạnh sản phẩm.

👉 Xem thêm: WOMM là gì? Yếu tố nào làm nên chiến dịch WOMM hiệu quả?

Sử dụng tâm lý đám đông

Như bạn đã biết, mạng xã hội chính là nơi có lượng người truy cập lớn mỗi ngày. Có thể nói, đây chính là nơi giúp cho các thông điệp lan tỏa dễ dàng hơn. Khách hàng có thể chia sẻ, bình luận, thả icon. Chính vì thế mà khi muốn tạo Buzz Marketing bạn cần phải làm cho nội dung thân thiện với người sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt bạn nên chú ý đến: Hình ảnh, nhân vật, nội dung, hashtag,… để tạo hiệu ứng buzz tốt hơn.

Marketing tin đồn là gì

Sử dụng tâm lý đám đông

Sử dụng “Tin đồn” có định hướng cụ thể

Tin đồn khiến làm cho các chiến dịch marketing hiệu quả hơn rất nhiều. Thế nhưng các tin đồn được đưa ra đều phải nằm trong kế hoạch, phải được kiểm soát và định hướng. Một khi doanh nghiệp định hướng được dư luận thì sẽ giúp cho các tin lan truyền đúng hướng marketing ngầm.

Buzz Marketing ví dụ

Dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu thì buộc doanh nghiệp sẽ phải tạo ra nhiều Buzz Marketing hơn nữa. Một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo đó chính là Điện máy xanh.

Vào cuối năm 2016, chiến dịch quảng cáo của đơn vị này được xem là một bước đi chiến lược. Quảng cáo được ra mắt công chúng với hình ảnh vui nhộn, giai điệu hay, bắt tai. Sau một thời gian ngắn, quảng cáo này được nhiều người biết đến. Nó thu hút hơn 400.000 bài thảo luận, hơn 3.4 triệu lượt tương tác, hơn 300.000 chia sẻ đoạn TVC trên social media. Tuy nhiên, nó cũng gặp phải những ý kiến trái chiều, chỉ trích đến từ công chúng. Nhưng nếu như xét về mục tiêu là truyền thông điệp “mua hàng điện máy – đến điện máy xanh” thì họ đã đạt được kết quả cực tốt.

👉 Xem thêm: Tiếp thị là gì? Toàn bộ thông tin về nhân viên tiếp thị

Marketing tin đồn là gì

Ví dụ về Buzz Marketing

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng JobsGO tìm hiểu xong về Buzz Marketing là gì? Rất hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn.

Marketing tin đồn là gì

Buzz Marketing là một dạng của Marketing lan truyền hay Marketing truyền miệng. Buzz là một kích hoạt dẫn đến tiếp thị truyền miệng. Nó có thể là một ý tưởng, một cụm từ, một khẩu hiệu, biểu tượng, một linh vật, một pquảng cáo, hoặc bất kỳ kích hoạt khác mà làm cho mọi người nói về thương hiệu hoặc sản phẩm của nó.

Buzz Marketing là chiến lược Marketing được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và những người có ảnh hưởng khác để khuếch đại thông điệp Marketing.

6 loại câu chuyện có thể tạo buzz, bao gồm:

  • Chuyện cấm kỵ
  • Chuyện bất thường
  • Chọc giận
  • Gây cười
  • Đáng chú ý
  • Chuyện bí mật

Marketing tin đồn là gì

Phân biệt Buzz Marketing, Viral marketing và Word of Mouth

Các nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của marketing lan truyền

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng gạt bỏ các chiến dịch marketing truyền thống như quảng cáo, PR… Thay vào đó, người tiêu dùng quay sang các nguồn marketing lan truyền, dường như là có tính trung lập cao, để tìm lời khuyên.

Sự nhiễu loạn của thông tin quảng cáo. Người mua hàng có khuynh hướng tìm lời khuyên từ những nguồn bạn bè tin cậy.

Sự phân đoạn ngày càng lớn của truyền thông đã làm thu nhỏ các nhóm người tiếp nhận thông tin: nhiều kênh, nhiều đài

Công nghệ chặn quảng cáo mới giúp người xem chủ động hạn chế và bỏ qua những thông điệp quảng cáo không mong đợi, dẫn đến quảng cáo không còn hiệu quả

Làm thế nào để tạo chiến dịch Buzz Marketing hiệu quả?

Điều quan trọng nhất để tạo nên một chiến dịch Buzz thành công đó chính là ý tưởng độc đáo

– Hình thức này chỉ mang lại hiểu quả khi thông tin mà khách hàng biết đến là rất ít hay thông tin chưa đầy đủ.

– Không phải bất kì một sản phẩm nào cũng có thể sử dụng Buzz Marketing . Thường thì các sản phẩm đặc biệt, có sự độc đáo, sự đột phá cao mới được sử dụng hình thức Buzz Marketing.

Và để Buzz Marketing mang lại được hiệu quả nhanh chóng, hay kích thích nó bằng cách tạo ra “một tin đồn”. Là một Marketer mà bạn nghĩ rằng tin đồn tự nhiên mà có và bùng nổ thì quá là “non”. Các tin đồn được xuất hiện và bùng nổ đều nằm trong những dự định có trước của các nhà quản trị Marketing. Khi một tin đồn thú vị, không trái luân thường đạo lý, không gây thiệt hại đến xã hội thì nó sẽ được hưởng ứng và lan truyền với tốc độ chống mặt trên mạng xã hội.

Ví dụ: Điện máy xanh là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng Buzz Marketing. Đoạn quảng cáo ra mắt từ đầu tháng 11, với hình ảnh vui nhộn, giai điệu nhạc bắt tai, quảng cáo này đã được nhiều người biết đến nhưng việc Buzz mạnh mẽ và trở thành một trào lưu trên social media thực sự là một thành công ngoài mong đợi. Đoạn quảng cáo của Điện Máy Xanh đã thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận, hơn 3,4 triệu lượt tương tác với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ và thảo luận về TVC này trên Social Media.

Mặc dù nhận phải không ít phản hồi tiêu cực, chỉ trích nhưng xét về mục tiêu ban đầu là lan truyền thông điệp: Mua hàng điện máy – Đến Điện Máy Xanh thì chiến dịch đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ thậm chí thông điệp này còn được cư dân mạng chủ động lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Các thông điệp như “Bạn muốn mua tivi – đến Điện Máy Xanh” “Bạn muốn mua tủ lạnh – đến Điện Máy Xanh” được rất nhiều người tự động nhắc đến trong các thảo luận tự nhiên trên mạng xã hội. Ngoài ra, “ám ảnh” là cụm từ phổ biến nhất được nhiều người sử dụng để mô tả cảm nhận về đoạn quảng cáo Điện Máy Xanh. Nhanh chóng bài hát này đã được lan tỏa chóng mặt, khiến cho thương hiệu được mọi người ai ai cũng biết đến, và trở thành “top of mind” với hầu hết mọi người khi nhắc đến đồ điện máy.

Phân biệt Buzz Marketing, Viral marketing và Word of Mouth

– Word of Mouth (WOM- Truyền miệng): là lời nói bằng miệng, sự giao tiếp giữa người với người để nhận được những thông tin không chính thức mà người tiếp nhận nó quan tâm đến nhãn hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ được mời chào trên thị trường

– Cả Viral Marketing và Buzz Marketing đều áp dụng WOM, đều hướng tới sự liên kết giữa người tiêu dùng với nhau nhằm tạo ra những làn sóng thông tin về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ rồi từ đó tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.

– Viral Marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin với những thông tin rất tự nhiên, tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến (internet, weblog, instant messege, web review, rss…).

– Buzz Marketing tạo hiệu ứng truyền miệng bằng cách tạo ra những sự nhận biết về thương hiệu và những bàn tán xung quanh thông tin, sự kiện đó. Đồng thời bổ sung vai trò của truyền thông  trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.

Có thể nói, Buzz Marketing là một tầm cao mới và là sự kết hợp hoàn hảo giữa WOM và Viral Marketing. Nếu bạn có thể nắm vững và vận dụng Buzz Marketing theo chiều hướng tích cực, thì có thể nói bạn là người đầu tàu trong câu chuyện thương hiệu.

Nguồn:ATP Software