Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

Tai nạn giao thông đã và đang gây ra nhiều thiệt hại người và tài sản đồng thời để lại nhiều hậu quả nặng nề. Vậy các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các việc làm để phòng tránh là gì? Mời bạn đọc cùng VIETMAP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

I. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thường gặp

Tai nạn giao thông có thể do nguyên nhân khách quan, xảy ra bất ngờ và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất phát từ việc người dân không tuân thủ luật khi tham gia giao thông.

1. Các nguyên nhân khách quan

- Hệ thống biển báo giao thông nhiều nơi phân bố chưa hợp lý.

- Sự xuống cấp nghiêm trọng của đường xá: đường gồ ghề và nhiều “ổ gà ổ voi”.

- Các mức phạt vi phạm giao thông đường bộ còn nhẹ nên chưa đủ tính răn đe.

- Các yếu tố về thời tiết như: sương mù, lũ lụt,... cũng là một trong những nguyên nhân khách quan gây ra tai nạn giao thông.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Người tham gia giao thông chưa nhận thức cao các hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông.

- Sử dụng các phương tiện không đúng quy định, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (chẳng hạn như tự ý thay đổi kết cấu của xe).

- Ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn thấp (không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, vượt đèn đỏ,...).

Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

II. Những thiệt hại và hậu quả nghiêm trọng do tai nạn giao thông

1. Các thiệt hại về tài sản và con người

Tai nạn giao thông không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản mà còn đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người. Ngoài ra, nhiều kẻ gian cũng lợi dụng tụ tập đám đông khi có tai nạn xảy ra để cướp giật tài sản.

2. Các hậu quả do tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông đã để lại nhiều hậu quả nặng nề liên quan đến tính mạng con người. Cụ thể: chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021, 11 vụ tai nạn nghiêm trọng đã làm chết 34 người và bị thương 17 người; còn trong nửa đầu năm 2022, số lượng người chết so với năm 2021 tăng 79 người (tăng 2.44%).

Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

III. Một số điều nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông

- Đi bộ đúng phần đường quy định (không đi bộ dưới lòng đường mà đi trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải).

- Nên tìm hiểu về luật an toàn giao thông và ý nghĩa của các biển báo trên đường.

- Ý thức đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy,...

- Đã uống rượu, bia thì không tham gia giao thông trên đường.

- Không sử dụng điện thoại và tai nghe khi đang lái xe (nếu muốn nghe điện thoại thì phải dừng xe lại).

- Không sử dụng ô dù khi đang lái xe máy, xe đạp điện,...

- Không nên đi sát xe lớn và nên quan sát xung quanh để phòng tránh tai nạn.

- Cần đảm bảo thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và cách phòng tránh.

Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Tăng cường quản lý các yếu tố rủi ro có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông và hậu quả lớn nhằm cải thiện an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam” do Hiệp hội An toàn giao thông đường bộ toàn cầu (GRSP) và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu (GHAI) hỗ trợ kỹ thuật. Ở Việt Nam, vấn đề tai nạn giao thông rất đáng báo động vì đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều cái chết thương tâm, gây ra hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế - xã hội nước nhà. Do đó, cả nhà nước và chính quyền địa phương đều đang tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay đang diễn ra như thế nào? Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các thông tin liên quan đến an toàn giao thông nhé.

Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là việc đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông trên đường bộ, đường thủy, đường sắt và cả đường hàng không, ngăn chặn bất kỳ sự cố hoặc tai nạn nào có thể dẫn đến thương tích hay tử vong do va chạm giao thông hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

An toàn giao thông được đảm bảo thông qua hành vi văn hoá của người tham gia, bao gồm mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc giao thông và hành động phù hợp khi tham gia giao thông thể đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Thực trạng an toàn giao thông hiện nay

Tình hình an toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm sâu sắc do tình hình tai nạn giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông và tổn thất về người lẫn tài sản. Ước tính cứ trung bình mỗi ngày sẽ có từ 30 -35 người tử vong vì tai nạn giao thông mà chủ yếu là đường bộ.

Ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao đã dẫn đến sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông đường bộ. Song song đó, kết cấu hạ tầng giao thông dù cũng được đầu tư phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có mật độ lưu thông cao.

Theo Tổng cục Thống kê thì vào năm 2021, trên toàn quốc đã xảy ra 11.454 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 7.370 vụ từ nhẹ trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông. Các vụ tai nạn này đã khiến 5.739 người tử vong, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ, chưa kể những thiệt hại về tài sản. Trung bình, mỗi ngày trong năm 2021, đã có 31 vụ tai nạn giao thông, làm mất đi 16 sinh mạng. Với tỷ lệ 26,1 người/100.000 dân thì cũng không mấy làm lạ khi Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người chết do va chạm trên đường.

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Trong thực tế có rất nhiều lý do gây mất an toàn giao thông nhưng chung quy lại sẽ được gộp thành hai nhóm chính sau đây:

1. Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân về mặt khách quan gây ra mất an toàn trong giao thông thường bắt nguồn từ các vấn đề nội tại của phương tiện giao thông như sự hỏng hóc của động cơ, cháy nổ,... cũng như các yếu tố bên ngoài như tình trạng đường xá ngập nước, hư hỏng, “ổ gà, ổ voi”, đinh tặc, đặt biển báo không phù hợp và cả hình phạt chưa đủ nặng để răn đe đối với các vi phạm giao thông.

2. Nguyên nhân chủ quan

Có khoảng 90% nguyên nhân gây mất an toàn giao thông bắt nguồn từ sự thiếu ý thức và hiểu biết của những chủ thể tham gia vào hệ thống giao thông, điều này được thể hiện rõ qua các hành vi nguy hiểm như vượt ẩu, tăng tốc độ, lấn làn, không đội mũ bảo hiểm, chiếm lòng lề đường, sử dụng chất kích thích khi lái xe, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không có đủ khả năng để kiểm soát phương tiện, thiếu sự quan sát trước sau, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh,....

Mất an toàn giao thông là gì năm 2024

Những lợi ích của việc đảm bảo an toàn giao thông

Với thực trạng giao thông hiện nay, dễ thấy rằng nếu có thể đảm bảo được an toàn giao thông thì điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn cho xã hội, cụ thể như sau:

- Bảo vệ tính mạng con người: Thống kê cho thấy mỗi năm, số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông ở nước ta đều đáng lo ngại, thậm chí báo động đỏ. Các vụ tai nạn không chỉ gây ra mất mát về người mà còn mang lại nỗi đau không thể đo lường cho gia đình những nạn nhân. Đồng thời, số người bị thương vĩnh viễn cũng gia tăng đáng kể. Do đó, việc đảm bảo an toàn giao thông là cần thiết để giảm thiểu đáng kể số người tử vong và bị thương.

- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế: Bên cạnh những hậu quả về mặt con người, thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông gây ra cũng là vấn đề lớn. Chi phí cho việc chữa trị cho nạn nhân, sửa chữa phương tiện, hệ thống đường xá cùng với tình trạng ùn tắc giao thông và các vấn đề khác đều gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Do đó, việc giảm thiểu tai nạn giao thông sẽ giúp giảm thiểu được những tổn thất kinh tế đáng kể.

Các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông hiệu quả

Để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho người dân khi di chuyển trên đường thì Nhà nước ta nên đẩy mạnh các giải pháp sau đây:

- Nâng cao hạ tầng giao thông: Hạ tầng giao thông không đáp ứng được sự tăng về số lượng nhanh chóng của phương tiện di chuyển là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tai nạn. Vì vậy, đầu tư vào việc xây dựng và duy trì hạ tầng giao thông sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này, từ đó giảm thiểu rủi ro và cung cấp điều kiện tham gia giao thông thuận lợi hơn cho các chủ thể.

- Nâng cao dân trí, giáo dục ý thức an toàn giao thông: Đây được coi là một biện pháp dài hạn để giảm thiểu tai nạn giao thông và cần được triển khai liên tục. Những đơn vị có chức năng cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền đều đặn và cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc tuân thủ luật giao thông cũng như sử dụng các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông. Tại các cơ sở giáo dục, việc triển khai chương trình giáo dục về an toàn giao thông là rất quan trọng. Những chương trình này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ về quy tắc giao thông mà còn hướng dẫn về các hành vi lái xe an toàn cho thanh thiếu niên, rèn luyện ý thức tự giác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhờ đó, học sinh sẽ được trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để đề phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ, sử dụng xe đạp hoặc xe máy.

- Sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh: Sự tích hợp của các thiết bị như hệ thống cảnh báo va chạm, cảnh báo tốc độ, camera giám sát và camera 360,... đem lại thông tin và hình ảnh quan trọng, giúp người lái xe quan sát xung quanh và đưa ra các phản ứng kịp thời trong các tình huống bất ngờ, từ đó ngăn chặn các vụ tai nạn xảy ra. Ngoài ra, xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông cũng giúp điều tiết giao thông hiệu quả hơn, tránh tình trạng tắc nghẽn, chen lấn hay lấn chiếm lòng lề đường. Trong tương lai, sự kết hợp giữa công nghệ và lĩnh vực giao thông có thể là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro đối với an toàn giao thông.

- Kiểm soát tốc độ và thực thi luật lệ: Chạy quá tốc độ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn thương tâm. Việc áp dụng và tuân thủ các quy định về tốc độ là một giải pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sự an toàn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, công dân phải nhận thức về những hậu quả tiêu cực của việc lái xe quá nhanh và tuân thủ đúng luật lệ giao thông. Ngoài ra, luật pháp cũng cần có những mức xử phạt thật nặng để răn đe, cảnh cáo những hành vi này.

- Tăng cường kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông: Sự hiện diện của lực lượng cảnh sát giao thông và triển khai các hệ thống giám sát thông minh trên các tuyến đường sẽ giúp giám sát cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn giao thông. Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện tham gia giao thông cũng là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Thực trạng an toàn giao thông là gì?

Thực trạng an toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự phản ánh sự thật khách quang về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông bằng các phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Vi phạm về trật tự an toàn giao thông là gì?

Vi phạm luật giao thông là gì? Vi phạm luật giao thông (Traffic law violation) là các hành vi trái luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, làm mất trật tự an toàn giao thông và xâm hại tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Khái niệm về an toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là việc bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông khỏi tai nạn thương vong, những sự cố không đáng có. Giao thông ở đây có thể hiểu là đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

An toàn giao thông mang lại lợi ích gì?

Tác dụng của việc đảm bảo an toàn giao thông - Đảm bảo sức khỏe, tính mạng của con người, giảm tỷ lệ thương tật, thiệt mạng do tai nạn giao thông. - Giảm thiệt hại về kinh tế bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, sửa chữa cơ sở hạ tầng, tránh ùn tắt giao thông và nhiều vấn đề khác.