Mẫu hợp đồng tín dụng cá nhân

  • Mẫu hợp đồng tín dụng 2022
  • Hợp đồng tín dụng là gì?
  • Hợp đồng tín dụng bao gồm những nội dung gì?
  • Mẫu hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là gì? Các viết như thế nào? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Mẫu hợp đồng tín dụng cá nhân

Hợp đồng tín dụng là gì?

Theo quy định của hiện nay, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng chính là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân… ) với với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Qua đó, ta thấy hợp đồng tín dụng mang bản chất của hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, bên cho vay bắt buộc phải là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định pháp luật còn bên vay là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…

Hợp đồng tín dụng bao gồm những nội dung gì?

Những thông tin hợp đồng tín dụng cần có như:

Thông tin của tổ chức tín dụng cho vay: Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp;

Thông tin của khách hàng: Tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc mã số doanh nghiệp.

Số tiền cho vay;

Mục đích sử dụng vốn vay;

Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

Phương thức cho vay;

Thời hạn cho vay;

Lãi suất cho vay;

Quyền và trách nhiệm của các bên;

Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

Hiệu lực của Hợp đồng tín dụng.

Mẫu hợp đồng tín dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Số:……./HĐTD

Căn cứ

– Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

– Thỏa thuận của hai bên

Hôm nay, ngày …tháng… năm…

Chúng tôi gồm:

BÊN CHO VAY (BÊN A):………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………………………………………………………

Fax:……………………………………………………………………………………………..

Tài khoản số:…………………………………………………………………………………

Tại:………………………………………………………………………………………………

Đại diện:………………………………………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………………………………….

BÊN VAY (BÊN B): ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:…………………………………………………………………………………….

Fax:……………………………………………………………………………………………….

Tài khoản số:…………………………………………………………………………………

Tại:……………………………………………………………………………………………..

Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay vốn từ nguồn quỹ của A theo các điều kiện sau đây:

Điều 1: Nội dung cho vay

Bên A cho Bên B vay tổng số tiền vay bằng số là: ………….. bằng chữ là:………………

Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay:

Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong Bản dự án kinh doanh được đính kèm theo hợp đồng.

Điều 3: Biện pháp đảm bảo:

3.1 Hai bên thống nhất biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là

– Cầm cố bằng……………………………………………………………………………..

– Thế chấp bằng…………………………………………………………………………..

– Các biện pháp đảm bảo khác theo thỏa thuận của hai bên

3.2 Chi tiết về biện pháp và tài sản đảm bảo được cụ thể trong các giấy tờ chứng thực liên quan đính kèm cùng hợp đồng.

Điều 4: Thời hạn cho vay:

4.1 Thời hạn cho vay là:…… tháng, từ ngày …tháng …năm …đến ngày… tháng… năm….

4.2 Ngày trả nợ cuối cùng là: ngày … tháng… năm…

Điều 5: Lãi suất cho vay và phương thức thanh toán nợ, nợ quá hạn:

5.1 Lãi suất cho vay là ..…%/tháng được tính trên tổng số tiền vay.

5.2 Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các phiếu thu của Bên A được hai bên ký nhận theo điều 5.3 dưới đây.

5.3 Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ được đính kèm cùng Hợp đồng này.

5.4 Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.

5.5 Nếu hết hạn ……. mà Bên B không thể thanh toán các khoản nợ thì Bên A áp dụng các biện pháp đảm bảo như đã thỏa thuận.

5.6 Các bên thoản thuận thứ tự thu nợ.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

6.1 Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay vốn của Bên A.

6.2 Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

6.3 Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.

6.4 Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này.

6.5 Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ.

6.6 Áp dụng các biện pháp đảm bảo theo thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của mình.

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

7.1 Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

7.2 Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.

7.3 Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn.

7.4 Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A.

7.5 Chịu trách nhiệm trước Bên A, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc quy chế vay vốn của Bên A.

Điều 8: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng:

Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của hai   bên. Bất kì sửa đổi nào cũng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên.

Điều 9: Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp về Hợp đồng sẽ được hai bên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án nhân dân …. để giải quyết.

Điều 10: Hiệu lực và số bản của hợp đồng:

10.1 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và chấm dứt khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng.

10.2 Hợp đồng này được lập thành ………bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ ….. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                            BÊN B

CHỨC VỤ                                                                    (Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là những quy định của pháp luật về mẫu hợp đồng tín dụng Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email:  để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.