Mẫu quyết định nâng lương cho giáo viên

Như bạn trình bày: Đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng nai có quyết định về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú năm 2015 thì trong quyết định có nói là thời gian tính nâng lương lần sau là 1/4/2016. Như vậy  thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh tính từ thời điểm 1/4/2016

Tiền lương là khái niệm không dựa trên tiêu chuẩn pháp luật, đối với mối quốc gia và mỗi nền kinh tế khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về tiền lương và hình thức trả lương cho người lao động:

Đối với những quốc gia Châu Âu, tiêu biểu là Pháp, họ định nghĩa: sự trả công được hiểu chính là tiền lương hoặc nhưng khoản thù lao cơ bản hoặc tối thiểu mà mọi thứ lợi ích được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền mặt, hiện vật. Người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm cụ thể của người lao động được yêu cầu và giá trị tạo ra.

Đối với Nhật Bản - một quốc gia phát triển với nền kinh tế thị trường và nguồn nhân công nhập khẩu lao động cho rằng: Tiền lương chính là thù lao bàng tiền mặt và hiện vật dùng để trả cho người làm công, người lao động một cách đều đăn và tương ứng với thời gian làm việc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, như là thời gian nghỉ ngơi hàng năm, các ngày nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lể. Tiền lương là khoản thu nhập không tính vào bảo hiểm xã hội hoặc những quyền lợi trong lao động mà người sử dụng lao động cần đảm bảo cho họ,

Đối với Việt Nam hiện nay, tiền lương được định nghĩa qua một vài khía canh như sau:

  • Tiền lương chính là khoản thù lao cho sức lao động mà người lao động bỏ ra được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động, tiền lương cần đảm bảo phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
  • Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm. Thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng lao động người lao động có thể được nhận lương định kỳ hàng tháng hoặc tính theo thời gian hoàn thiện công việc và nhận phần lương sau khi công việc hoàn tất.
  • Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc mà họ đang làm cho người sử dụng lao động.
  • Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

 Người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động, tuy nhiên thỏa thuận về tiền lương trong hợp đồng cũng cần phải tuân thủ quy định pháp luật của Điều 93 - Bộ Luật Lao động năm 2019 về Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

  •  Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  •  Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  •  Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

 Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về tiền lương, về hạn mức lương cũng như các chính sách về tiền lương mà điều này phụ thuộc vào điều kiện khách quan, quy mô cũng như quy định của mỗi doanh nghiệp. Xong các cơ quan, doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động và thỏa thuận về tiền lương luôn cần đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, nếu không thực hiện đúng pháp luật, người lao động có thể kiếu nại hoặc tố cáo hành vi này của người sử dụng lao động.

 

2. Quyết định tăng lương, nâng lương theo quy định pháp luật ?

Hoạt động tăng lương cho nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp được hiểu là phần tiền lương nhận được của người lao động sẽ tăng lên hơn với thỏa thuận về tiền lương hoặc tăng hơn so với mức cơ bản ban đầu mà người lao động được nhận sau một thời gian làm việc. Hoạt động này luôn được pháp luật điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích cho người lao động. Việc tăng lương được người sử dụng lao động thông báo đến người lao động dưới dạng "Quyết định tăng lương" hoặc "Quyết định điều chỉnh lương",

  • Mẫu quyết định tăng lương được sử dụng khi quyết định tăng lương cho một nhân viên nào đó. Đây là biểu mẫu chỉ dùng khi lương tăng. Cái tên của biểu mẫu đã thể hiện rất rõ ngữ cảnh được sử dụng của biểu mẫu.
  • Mẫu quyết định điều chỉnh lương được sử dụng cả khi tăng hoặc giảm lương, tức là chỉ cần lương có sự thay đổi, điều chỉnh thì đều có thể sử dụng biểu mẫu này. Tuy nhiên, trên thực tế người ta hay dùng mẫu quyết định điều chỉnh lương cho nhân viên với mục đích quyết định giảm lương cho 01 nhân viên nào đó. Việc sử dụng cụm từ “điều chỉnh lương” nhằm làm giảm nhẹ và né sử dụng từ “giảm lương”.

 Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về hoạt động tăng lương, nâng lương theo Bộ Luật lao động năm 2019 như sau: 

Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

 Tăng lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động, về cơ bản tăng lương có ý nghĩa như sau:

– Giúp người lao động cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tăng mức thu nhập hàng tháng, việc người lao động được tăng lương đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn một phần, từ đó yên tâm và yêu quý công việc của mình hơn;

– Tạo động lực giúp người lao động hăng hái làm việc và cống hiến hơn từ đó khuyến khích người lao động trong công việc, tinh thần, trách nhiệm và tin tưởng doanh nghiệp, tin tưởng người sử dụng lao động để đôi bên cùng hợp tác phát triển lâu dài;

– Tăng tiền nộp thuế thu nhập cá nhân và ngân sách quốc gia về thuế, điều này không chỉ thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp, người sử dụng lao động mà còn góp phần vào nền kinh tế thị trường của Nhà nước, tiền thuế thu nhập cá nhân tăng đồng nghĩa với việc tiền lương ở mức tương xứng phù hợp với đời sống xã hội, Nhà nước lại sử dụng nghĩa vụ thuế để cải thiện đời sống chung cho người dân;

– Tuyên dương những lao động tiên tiến thông qua việc tăng lương giúp những người lao động khác cùng cố gắng hơn nữa: điều này tạo ra hiệu ứng tịnh tiến, mỗi người sẽ đều cố gắng để trở thành tốt nhất trong công việc để đạt được kết quả tốt, nhận được mức lương cao hơn, xứng đáng hơn với sức lao động bản thân bỏ ra.

 

3. Pháp luật quy định về chủ thể có thẩm quyền tăng lương, nâng lương cho nhân viên ?

Căn cứ quy định tại Điều 93 - Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2021 về trường hợp xây dựng thang lương, bảng lương của người lao động - hoặc nâng bậc lương thì người sử dụng lao động hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những nội dung sau đây:

  • Đối với những trường hợp công việc đặc biệt, người quản lý hoặc người đảm nhiệm các chức vụ quan trọng có thẩm quyền quyết định tăng lương, nâng lương theo quy định của pháp luật công ty và Điều lệ công ty.
  • Đối với Người lao động làm việc bình thường theo hợp đồng giao kết, sẽ do người đại diện theo pháp luật đảm nhận vị trí quản lý doanh nghiệp, thường là giám đốc hoặc tổng giám đốc ra quyết định tăng lương, nâng lương.
  • Tuy nhiên, khi thực hiện quyết định tăng lương, nâng lương phải tham khảo ý kiến ​​của tổ chức đại diện tập thể lao động cấp cơ sở, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về công trình cấp huyện nơi đặt trụ sở hoặc kinh doanh của người sử dụng lao động. Đồng thời, khi các cơ quan, đơn vị, công ty tăng lương cho người lao động thì hai bên chủ thể trong quan hệ lao động cần phải soạn quyết định tăng lương, nâng lương và cả hai bên đều có quyền được biết và có ý kiến chấp thuận.

 Như vậy, thẩm quyền ra quyết định tăng lương cho nhân viên tùy thuộc vào quy mô và loại hình của doanh nghiệp, đơn vị giao kết hợp đồng lao động mà sẽ chỉ định chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tăng lương khác nhau. Tuy nhiên quyết định tăng lương cần được các bên chủ thể thông qua và được thông báo lên các cấp cao hơn trong doanh nghiệp, đơn vị.

 

3. Nội dung Mẫu quyết định tăng lương, nâng lương cho nhân viên 

Mẫu thông báo về việc tăng lương được sử dụng nhằm xác nhận việc tăng lương cho người lao động. Luật Minh Khuê hướng dẫn bạn đọc nội dung Mẫu thông báo tăng lương, nâng lương sẽ bao gồm:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên công ty: mục này ghi rõ tên công ty như trên Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Tên quyết định: ghi rõ quyết định tăng lương, nâng lương hoặc quyết định điều chỉnh lương (thông thường việc "giảm lương" sẽ nói tránh thành "điều chỉnh lương");
  • Họ tên, tuổi tác, vị trí và chức vụ của người được tăng lương;
  • Căn cứ tăng lương;
  • Nội dung tăng lương;
  • Lý do được tăng lương;
  • Thời gian bắt đầu tăng lương;
  • Về mức lương: ghi rõ mức lương tăng lên hoặc mức lương điều chỉnh, ghi bằng chữ và bằng số rõ ràng;
  • Phần ký tên và đóng dấu của người có thẩm quyền ra quyết định tăng lương.

 

4. Mẫu quyết định điều chỉnh lương theo quy định pháp luật mới nhất 

4.1. Mẫu quyết định tăng lương, nâng lương :

- Mẫu số 01:

           TÊN ĐƠN VỊ          

SỐ:.............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ——————————–

.............., ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tăng lương cho người lao động

Căn cứ tại quy chế, điều lệ của công ty……..

Căn cứ vào hợp đồng lao động với người lao động

Xét những đóng  góp của người lao động và đề nghị của trưởng phòng nhân sự

GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Tính từ ngày … tháng … năm… , quyết định ông (bà):…………….. Sẽ tăng lương từ:          ….. triệu đồng lên mức …..triệu đồng.

 

Điều 2: Bộ phận nhân sự, phòng kế toán và ông (bà): ……. Thi hành thực hiện quyết định này.

                                                    

GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

- Mẫu số 02:

     CƠ QUAN……………….
     CÔNG TY………………...   

Số: …………/QĐ – ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

QUYẾT ĐỊNH
V/v tăng lương……………………………….

Giám đốc điều hành công ty………………………

– Căn cứ quyết định số ……….v/v bổ nhiệm giám đốc điều hành, ngày………….;

– Căn cứ bản chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc điều hành số………………

– Căn cứ quy chế lương của công ty.

– Căn cứ hợp đồng lao động số ….., ngày …. tháng …. năm ….;

– Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/ Bà ……………. đối với sự phát triển của Công ty

– Xét đề nghị của Trưởng phòng Hành chính Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Kể từ ngày …….. tháng ……… năm ……., mức lương của Ông/Bà ………… sẽ là: ……….. (Bằng chữ).

Điều 2: Các ông/ bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/ Bà……. căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận:

TỔNG GIÁM ĐỐC

Như Điều 2

Lưu HS, HC

CÔNG TY…………………
Giám đốc điều hành

(ký, ghi rõ họ tên)

 

4.2. Mẫu quyết định điều chỉnh lương :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

 ….., ngày…… tháng……. năm….

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

Về việc điều chỉnh lương cho Nhân viên

TỔNG GIÁM ĐỐC

Công ty …..

 –  Căn cứ Giấy chứng nhận ĐKKD số…… ngày …. tháng …. năm …. về việc thành lập công ty ……

–  Căn cứ Điều lệ Công ty .……;

–  Căn cứ hợp đồng lao động số ….., ngày …. tháng …. năm ….;

–  Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/ Bà …. đối với sự phát triển của Công ty

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:  Kể từ ngày….tháng … năm …, điều chỉnh mức lương của Ông/ Bà … sẽ là: …. ( Bằng chữ ).

Điều 2:  Các ông/ bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/ Bà……. căn cứ quyết định thi hành.

 Nơi nhận:                                                                   

  • Tổng Giám đốc            
  • Như Điều 2
  • Lưu HS, HC

                           TỔNG GIÁM ĐỐC                            (Ký, đóng dấu)

 

5. Một số câu hỏi liên quan đến tăng lương, điều chỉnh lương thường gặp ?

 Năm 2019 công ty tôi giao kết hợp đồng với người lao động làm việc tại công ty dệt may với mức lương tối thiểu để đóng bảo hiểm xã hội là 05 triệu đồng. Hiện nay công ty tôi phát triển quy mô và có quyết định tăng lương cho người lao động lên mức 06 triệu đồng/ tháng. Luật sư Minh Khuê cho biết công ty tôi có cần phải làm lại hợp đồng lao động không ? Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê cảm ơn quý đôc giả tin tưởng và gửi yêu cầu đến chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau: Công ty bạn không cần phải làm lại hợp đồng lao động mới cho người lao động, tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi các bên trong lao động, chúng tôi đưa ra giải pháp cho quý công ty bạn nên thực hiện bổ sung hợp đồng như sau: Quyết định tăng lương này có giá trị như phụ lục hợp đồng lao động.

Pháp luật bảo đảm cho các bên tham gia lao động về Phụ lục hợp đồng Theo Điều 22 -  Bộ Luật Lao động năm 2019 như sau:

  •  Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
  •  Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Như vậy bạn và quý công ty có thể thấy bản chất của phụ lục hợp đồng lao động đã có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động cho nên khi thực hiện quyết định tăng lương công ty bắt buộc phải ký thêm phụ lục hợp đồng lao động và không cần phải giao kết hợp đồng lao động mới với người lao động. 

Chào Luật sư Minh Khuê !

Hiện tôi muốn tìm hiểu quy định pháp luật mới nhất về tiền lương cơ sở cũng như tiền lương tối thiểu vùng nhưng tôi tra cứu trên internet thì có nhiều quy định mức lương khác nhau. Xin Luật sư cho biết hiện nay pháp luật đang sử dụng Luật nào để điều chỉnh về mức lương nói trên.

Tôi xin trân thành cảm ơn !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Luật Minh Khuê, chúng tôi xin đưa ra cho bạn Căn cứ pháp lý hiện hành về hai mức lương nêu trên:

- Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Mức lương cơ sở quy định tại Điều 3- Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 3- Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/ tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/ giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Danh mục địa bản các vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV xin mời bạn đọc theo dõi lại Phụ lục của Nghị định 38/2022/NĐ-CP để biết thêm chi tiết và tra cứu mức lương phù hợp với địa phương mình tìm kiếm.