Máy bay Trung Quốc rơi ở Việt Nam

Trung Quốc công bố báo cáo sơ bộ về vụ rơi máy bay Boeing chở 132 người ngày 21.3 nhưng chưa xác định được nguyên nhân khiến máy bay gặp nạn. 

Máy bay Trung Quốc rơi ở Việt Nam
Lực lượng cứu hộ ở hiện trường vụ rơi máy bay Trung Quốc chở 132 người hồi tháng trước. Ảnh chụp màn hình

Phi công trong vụ rơi máy bay chở 132 người đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung Quốc để lái máy bay thương mại. Không có vấn đề gì được phát hiện với máy bay trước khi cất cánh. Không có hàng nguy hiểm nào được chở trong chuyến bay này. Thông tin liên lạc với máy bay vẫn bình thường cho đến khi máy bay lao mũi xuống. 

Báo cáo sơ bộ vụ rơi máy bay Boeing 737-800 của China Eastern do cơ quan quản lý an toàn hàng không Trung Quốc công bố ngày 20.4. Tuy nhiên, báo cáo không thể giải thích được nhiều bí ẩn về lý do máy bay đột ngột chúc mũi xuống trong khi thời tiết quang đãng và lao xuống vùng đồi núi khiến tất cả 132 người trên máy bay thiệt mạng, New York Times chỉ ra. 

“Cuộc điều tra cho thấy chuyến bay và phi hành đoàn trên máy bay, cũng như nhân viên bảo trì và thông quan, đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn. Trước khi máy bay chệch khỏi độ cao hành trình, không có gì bất thường trong liên lạc giữa phi hành đoàn với kiểm soát không lưu hoặc trong các lệnh điều hành" - báo cáo nêu rõ. 

Báo cáo của cơ quan hàng không Trung Quốc cũng cho rằng, việc thu thập thêm bằng chứng từ 2 hộp đen của máy bay rơi có thể cần thêm thời gian. Báo cáo lưu ý, 2 hộp đen đã bị hư hại nghiêm trọng trong vụ tai nạn. Việc khôi phục và phân tích dữ liệu từ những hộp đen này đang tiếp tục triển khai. 

Lực lượng cứu hộ mặc niệm các nạn nhân tại hiện trường vụ rơi máy bay Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trung Quốc ký kết Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, do đó cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc có nghĩa vụ cung cấp báo cáo sơ bộ vào ngày 20.4, 30 ngày sau vụ tai nạn. Báo cáo do Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đệ trình không đưa ra bất kỳ giả thuyết nào để giải thích cho việc chiếc Boeing 737-800 đột ngột rơi gần như thẳng đứng khi đang bay ở độ cao hơn 8.800m.

Máy bay thương mại được thiết kế để ổn định tự nhiên từ trước ra sau khi đang bay. Các chuyên gia hàng không chỉ ra, máy bay gần như không lao thẳng xuống với tốc độ rất cao trừ khi có lực tác dụng cực mạnh lên các thanh ổn định ở hai bên đuôi. 

Lỗi cơ học hoặc lỗi phần mềm có thể khiến bộ ổn định đó hoạt động sai hoặc phi công có thể cố tình tác động để máy bay gần như bay thẳng xuống. Báo cáo không đề cập tới những khả năng này nhưng lưu ý các thành phần quan trọng của phần đuôi máy bay đã được tìm thấy ở miệng hố va chạm do máy bay để lại trên sườn đồi. Động cơ của máy bay cũng được tìm thấy ở hố va chạm này.

Đầu tháng này, Wu Shijie, một quan chức an toàn của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, đã cảnh báo khi có rất nhiều giả thuyết về vụ tai nạn hàng không thảm khốc đã lan truyền trên mạng ở Trung Quốc. Một số giả thuyết cho rằng phi công tự sát là nguyên nhân vụ tai nạn. Giới chức hàng không Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra sức khỏe và tinh thần của các phi công máy bay thương mại trong những ngày gần đây.

Nhưng ông Wu lưu ý, biện pháp này với phi công không nên được coi là dấu hiệu cho thấy nguyên nhân vụ tai nạn đã được xác định. “Chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và bản chất của vụ tai nạn" - ông nhấn mạnh. 

Trung Quốc đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về điều tra tai nạn hàng không. Nước này đã gửi cả 2 hộp đen đến Ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia ở Washington, Mỹ để phân tích.

Cơ quan hàng không Mỹ cũng đã cử một nhóm chuyên gia đến địa điểm máy bay rơi ở phía nam Trung Quốc để giúp điều tra. Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia nhập cảnh nước này mà không phải cách ly 3 tuần như thông lệ. Các chuyên gia Mỹ thực hiện theo “bong bóng đi lại" từng được áp dụng ở Olympic Bắc Kinh năm nay. 

Dữ liệu hộp đen từ chiếc máy bay China Eastern bị rơi ở Trung Quốc hồi tháng 3 cho thấy có người cố tình khiến máy bay lao xuống theo hướng gần như dựng đứng.

Dữ liệu trích xuất từ hộp đen cho thấy có người trong khoang lái đã nhập lệnh để máy bay lao xuống, Wall Street Journal dẫn nguồn tin am hiểu đánh giá sơ bộ của quan chức Mỹ hôm 18/5.

“Chiếc máy bay đã làm theo lệnh của một người nào đó trong khoang lái”, nguồn tin trên cho biết.

Hôm 21/3, chiếc Boeing 737-800 của hãng China Eastern đang trên đường bay từ Côn Minh tới Quảng Châu thì bất ngờ gặp nạn, khiến toàn bộ 132 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Đại diện từ hãng máy bay Mỹ tham gia điều tra đang tập trung vào khả năng đây là hành động của phi công nhưng vẫn có thể có người khác trên máy bay đã vào được khoang lái, theo Wall Street Journal.

Máy bay Trung Quốc rơi ở Việt Nam

Hộp đen thứ hai của chiếc máy bay gặp nạn được phát hiện tại hiện trường vụ tai nạn ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.

Theo nguồn tin trên, củng cố thêm cho đánh giá của giới chức Mỹ là việc đội điều tra phía Trung Quốc tới nay chưa ghi nhận bất cứ vấn đề nào về mặt kỹ thuật hoặc điều khiển đối với chiếc máy bay gặp nạn.

Cổ phiếu Boeing đã tăng trong ngày với mức tăng lên tới 6,2% ở New York.

Nếu thông tin của Wall Street Journal được xác nhận, điều này sẽ cho thấy nhà sản xuất máy bay không chịu trách nhiệm chính cho vụ việc.

Một nguồn tin am hiểu bản đánh giá sơ bộ của quan chức Mỹ lưu ý rằng phía Mỹ không có đầy đủ thông tin như đội điều tra của Trung Quốc.

Trả lời Wall Street Journal, hãng China Eastern cho biết chưa xuất hiện chứng cứ có thể xác định liệu chiếc máy bay gặp nạn có vấn đề hay không.

Hãng hàng không lặp lại tuyên bố trước đó về việc sức khỏe và gia đình của các phi công ổn định, tình hình tài chính tốt.

China Eastern cũng cho biết không phụ trách điều tra. “Bất cứ phỏng đoán không chính thức nào đều có thể ảnh hưởng tới quá trình điều tra và tác động tới sự phát triển thực chất của ngành vận tải hàng không toàn cầu”, hãng này nói.

Ngọn núi sạt lở vì bị máy bay rơi trúng ở Trung Quốc Hình ảnh từ trên không cho thấy sườn núi bị sạt lở và khoảng rừng cháy rụi ở địa điểm xảy ra vụ tai nạn với chuyến bay số hiệu MU5735 của China Eastern Airlines hôm 21/3.