Một cả mổ bác sĩ được bao nhiêu tiền

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/24/bang-luong-bac-si-bac-si-y-hoc-du-phong-y-si_2411153747.xlsx

* Để tiện tra cứu, độc giả vui lòng tải bảng lương tổng hợp của các đối tượng bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng và y sĩ này.

Bởi hiện vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở, đồng thời lùi cải cách tiền lương đến 01/7/2022 nên mức lương bác sĩ trong năm 2020 và năm 2021 vẫn tính theo công thức nêu tại Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương của bác sĩ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 28 năm 2019 của Chính phủ là 1,49 triệu đồng/tháng.

Theo Thông tư 10/2015 nêu trên, bảng lương chi tiết của các chức danh bác sĩ, y sĩ cụ thể như sau:

1/ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ gồm bác sĩ cao cấp (hạng I); bác sĩ chính (hạng II); bác sĩ (hạng III).

Trong đó, bác sĩ cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 - 8,0; bác sĩ chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4,4 - 6,78; bác sĩ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
 

Bảng lương bác sĩ 2021 mới nhất (Ảnh minh họa)

2/ Chức danh bác sĩ y học dự phòng

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I); Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II); Bác sĩ y học dự phòng (hạng III).

Trong đó, bác sĩ y học dự phòng cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 - 8,0; bác sĩ y học dự phòng chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4,4 - 6,78; bác sĩ y học dự phòng áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
 

Bảng lương bác sĩ y học dự phòng năm 2021 (Ảnh minh họa)

3/ Chức danh y sĩ gồm y sĩ hạng IV

Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 - 4,06.
 

Bảng lương y sĩ năm 2021 (Ảnh minh họa)

Trên đây là bảng lương bác sĩ 2021 mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Bảng lương cán bộ, công chức (chính thức)

Mục lục bài viết

  • 1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của y sĩ, y tá, bác sĩ
  • 2. Công thức tính tiền lương của y sĩ, y tá, bác sĩ
  • 3. Bảng lương đối với bác sĩ, y sĩ, y tá theo quy định mới nhất hiện nay
  • 3.1 Bảng lương đối với nghề nghiệp bác sĩ
  • 3.2 Bảng lương đối với chức danh bác sĩ y học dự phòng
  • 3.3 Bảng lương đối với chức danh y sĩ
  • 3.4 Bảng lương đốivới y tá

Y sĩ, y tá, bác sĩ, y tálà những nghề nghiệp được Nhà nước rất quan tâm đến mức lương và các khoản phụ cấp. Theo đó họ sẽ được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Mức lương của Y sĩ, y tá, bác sĩ phụ thuộc hệ số lương và mức lương cơ sở. Mức cơ sở mỗi năm sẽ có sự thay đổi nên mức lương của y sĩ, y tá, bác sĩ cũng sẽ thay đổi mỗi năm. Cụ thể mức lương của bác sĩ, y sĩ, y tá như thế nào theo quy định hiện nay. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.

1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của y sĩ, y tá, bác sĩ

Căn cứ theo Điều 12Luật Viên chức 2010có quy định: “Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

-Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

-. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Khoản 3 Điều 3nghị định 204/2004/NĐ-CPngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định vềchế độ tiền lươngđối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

“Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương vàphụ cấp chức vụ(nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

c)Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độphụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên viên chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc.

2. Công thức tính tiền lương của y sĩ, y tá, bác sĩ

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ hiện nay là gì ?

Mức lương của y sĩ, y tá, bác sĩ được tính theo công thức như sau

Lương = hệ số x lương cơ sở

Theo Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, bác sĩ được phân hạng thành: bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ (hạng III). Tương ứng mỗi hạng là hệ số lương khác nhau.

Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân (trình độ đại học nói chung), có hệ số 1 là 2,34. Sau 3 năm sẽ được xét tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) … Tối đa sẽ có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).

Đối với cấp học thạc sĩ, bác sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00.

Nếu là bác sĩ chính, Phó Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên chính (tương đương chuyên viên chính), sẽ được hưởng lương bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78).

Nếu là bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, Giáo sư được công nhận tương đương giảng viên cao cấp (tương đương chuyên viên cao cấp) sẽ được hưởng lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00).

TheoNghị định 204/2004/NĐ-CPvề mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1), mức lương của bác sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), mức lương của bác sĩ nhóm ngạch viên chức loại A1.

Trong đó, bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ kéo theo mức lương của bác sĩ trong năm 2020 có nhiều biến động.

Lúc này, tính đến 30/6/2020, bác sĩ sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; bắt đầu từ 01/7/2020, mức lương này mới được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng.

>> Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ như thế nào ?

Về hệ số lương của bác sĩ thì thực hiện theoThông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

3. Bảng lương đối với bác sĩ, y sĩ, y tá theo quy định mới nhất hiện nay

Mức lương cơ sở năm 2021vẫn được áp dụng theo quy định tạiNghị định 28 năm 2019của Chính phủ là 1,49 triệu đồng/tháng.

Theo Thông tư 10/2015 nêu trên, bảng lương chi tiết của các chức danh bác sĩ, y sĩ cụ thể như sau:

3.1 Bảng lương đối với nghề nghiệp bác sĩ

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ gồm bác sĩ cao cấp (hạng I); bác sĩ chính (hạng II); bác sĩ (hạng III).

Trong đó, bác sĩ cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 – 8,0; bác sĩ chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4,4 – 6,78; bác sĩ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương bác sỹ từ 2,34 – 4,98.

Đơn vị: triệu đồng/tháng
Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
Bác sĩ cao cấp hạng I
Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8.0
Mức lương 9.238 9.774 10.311 10.847 11.384 11.920
Bác sĩ chính hạng II
Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
Mức lương 6.556 7.063 7.569 8.076 8.582 9.089 9.596 10.102
Bác sĩ hạng III
Hệ số lương 2.34 2.67 3.0 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Mức lương 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420

3.2 Bảng lương đối với chức danh bác sĩ y học dự phòng

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I); Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II); Bác sĩ y học dự phòng (hạng III).

Trong đó, bác sĩ y học dự phòng cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6,2 – 8,0; bác sĩ y học dự phòng chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4,4 – 6,78; bác sĩ y học dự phòng áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 – 4,98.

>> Xem thêm: Bảng lương của y sĩ, y tá, bác sĩ theo quy định mới nhất hiện nay

Đơn vị: triệu đồng/tháng
Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I
Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8.0
Mức lương 9.238 9.774 10.311 10.847 11.384 11.920
Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II
Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
Mức lương 6.556 7.063 7.569 8.076 8.582 9.089 9.596 10.102
Bác sĩ y học dự phòng hạng III
Hệ số lương 2.34 2.67 3.0 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Mức lương 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420

3.3 Bảng lương đối với chức danh y sĩ

Chức danh y sĩ gồm y sĩ hạng IV:Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 – 4,06.

Hệ số lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Mức lương 2.771 3.069 3.367 3.665 3.963 4.261 4.559 4.857 5.155 5.453 5.751 6.049

3.4 Bảng lương đốivới y tá

Bảng lương của Y tá hiện đangáp dụng mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/ tháng.

Y tá cao cấp

Bậc 1: 3.634.000 đồng.

Bậc 2: 4.162.000 đồng.

Bậc 3: 4.690.000 đồng.

Bậc 4: 5.218.000 đồng.

Bậc 5: 5.746.000 đồng.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ y học dự phòng hiện nay là gì ?

Bậc 6: 6.274.000 đồng.

Bậc 7: 6.802.000 đồng.

Bậc 8: 7.330.000 đồng.

Bậc 9: 7.858.000 đồng.

Y tá chính

Bậc 1: 2.866.000 đồng.

Bậc 2: 3.186.000 đồng.

Bậc 3: 3.506.000 đồng.

Bậc 4: 3.826.000 đồng.

Bậc 5: 4.146.000 đồng.

>> Xem thêm: Phá thai theo chỉ định của bác sĩ thì hưởng chế độ ốm đau hay thai sản ?

Bậc 6: 4.466.000 đồng.

Bậc 7: 4.786.000 đồng.

Bậc 8: 5.106.000 đồng.

Bậc 9: 5.426.000 đồng.

Bậc 10: 5.746.000 đồng.

Bậc 11: 6.066.000 đồng.

Bậc 12: 6.386.000 đồng.

Y tá

Bậc 1: 2.530.000 đồng.

Bậc 2: 2.818.000 đồng.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với chức danh y sĩ theo quy định pháp luật hiện nay là gì ?

Bậc 3: 3.106.000 đồng.

Bậc 4: 3.394.000 đồng.

Bậc 5: 3.682.000 đồng.

Bậc 6: 3.970.000 đồng.

Bậc 7: 4.258.000 đồng.

Bậc 8: 4.546.000 đồng.

Bậc 9: 4.834.000 đồng.

Bậc 10: 5.122.000 đồng.

Bậc 11: 5.410.000 đồng.

Bậc 12: 5.698.000 đồng.

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp bác sĩ làm việc thiếu trách nhiệm?

Tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập được quy định như sau:

– Nhóm chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp hạng I có mã số V.08.01.01; Bác sĩ chính hạng II có mã số V.08.01.02; Bác sĩ hạng III có mã số V.08.01.03;

– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng gồm: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I có mã số: V.08.02.04; Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II có mã số: V.08.02.05; Bác sĩ y học dự phòng hạng III có mã số: V.08.02.06;

– Nhóm chức danh y sĩ gồm: Y sĩ hạng IV có mã số V.08.03.07.

Trong đó, với chức danh nghề nghiệp nêu trên, việc bổ nhiệm và xếp lương được thực hiện theo 02 nguyên tắc:

– Căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức;

– Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Như vậy, với chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, khi bổ nhiệm chức danh sẽ không kết hợp với nâng lương hoặc thăng hạng.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ đa khoa?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.