Mua sắm hàng hóa gồm những hình thức nào

Trường hợp gói thầu cung cấp thiết bị, lập bản vẽ thiết kế lắp đặt các thiết bị này, tổ chức lắp đặt, đấu nối, chạy thử hoạt động mà giá trị thiết bị thuộc gói thầu chiếm tỷ trọng lớn thì có thể coi đây là gói thầu mua sắm hàng hoá.

Mua sắm hàng hóa gồm những hình thức nào
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc xác định hình thức đấu thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu, quy định về cung cấp và đăng tải thông tin đấu thầu…

Ông Nguyễn Hùng (hahop2006@...): Đơn vị chúng tôi đang thực hiện đấu thầu gói thầu có nội dung công việc bao gồm cung cấp các thiết bị, lập bản vẽ thiết kế lắp đặt các thiết bị này, tổ chức lắp đặt, đấu nối, chạy thử hoạt động và bàn giao. Giá gói thầu là 17 tỷ đồng. Tôi xin hỏi, đây là gói thầu hỗn hợp hay mua sắm hàng hóa?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Khoản 25, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàngtiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Trường hợp gói thầu cung cấp thiết bị, lập bản vẽ thiết kế lắp đặt các thiết bị này, tổ chức lắp đặt, đấu nối, chạy thử hoạt động mà giá trị thiết bị thuộc gói thầu chiếm tỷ trọng lớn thì có thể coi đây là gói thầu mua sắm hàng hoá.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (TP. Hồ Chí Minh): Tôi đang làm việc tại Văn phòng đại diện Công ty P.S.Mitsubishi Construction Ltd., Co (công ty tư nhân của Nhật Bản). Năm 2004, Công ty này góp vốn 30% và Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1, là công ty Nhà nước) góp vốn 70% để thành lập công ty con là Vina-PSMC.

Vina-PSMC có nhu cầu mở rộng sản xuất nhà máy vào năm 2016, vốn đầu tư khoảng 36 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ bao gồm 50% đầu tư từ hai công ty P.S.Mitsubishi Construction và CC1 thông qua việc tăng vốn điều lệ, 50% vay từ ngân hàng. Tôi xin hỏi, dự án này sẽ được quản lý theo hình thức nào?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Trường hợp dự án của Công ty Vina-PSMC có phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điểm c, Khoản 1, Điều 1 và Khoản 44, Điều 4).

Ông Hoàng Phúc Thông (thonghoang_bmt@...): Theo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu ký ngày 28/10/2015 thì đơn vị tôi thực hiện tự đăng kế hoạch lên mạng đấu thầu quốc gia. Nhưng trong thời gian này việc thực hiện đăng ký thông tin của bên mời thầu lên mạng đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính đến thời điểm ngày 25/12/2015 vẫn chưa đăng được kế hoạch lựa chọnnhà thầu. Để kịp tiến độ công trình, từ ngày 28/10/2015 - 25/12/2015 chủ đầu tư đã cho tiến hành các bước tiếp theo theo đúng Luật Đấu thầu. Tôi muốn hỏi, trường hợp này có sai quy định của Luật Đấu thầu không? Biện pháp xử lý, cách khắc phục thế nào?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân tự đăng tải thông tin đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì phải bảo đảm thời hạn đăng tải tuân thủ các quy định trong hướng dẫn nêu trên.

Việc chủ đầu tư không đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu.

Hiện nay, đấu thầu là một trong những hình thức thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó, gói thầu nói chung và gói thầu mua sắm hàng hóa nói riêng là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực này. Sau đây, hãy cùng ACC tìm hiểu các quy định của pháp luật (Cập nhật 2023) về Gói thầu mua sắm hàng hóa.

Mua sắm hàng hóa gồm những hình thức nào

Gói thầu mua sắm hàng hóa (Cập nhật 2023)

1. Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì?

Đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa… (căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đấu thầu sửa đổi).

Như vậy, việc mua sắm hàng hóa cũng là một trong các lĩnh vực, nội dung áp dụng của hoạt động đấu thầu.

Trong đó, theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, hàng hóa được định nghĩa như sau: “Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.”

Đồng thời, gói thầu theo định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013: “Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.”

Như vậy, có thể hiểu, gói thầu mua sắm hàng hóa là một phần/toàn bộ dự án, dự toán mua sắm máy móc; thiết bị; nguyên, nhiên, vật liệu; thuốc, vật tư y tế; hàng tiêu dùng; vật tư; phụ tùng…

2. Có ưu đãi gì với gói thầu mua sắm hàng hóa không?

2.1 Điều kiện hưởng ưu đãi

Việc ưu đãi hàng hóa trong nước và đấu thầu trong nước với gói thầu mua sắm hàng hóa được quy định tại Điều 5 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa.

Theo đó, tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây: D (%) = G*/G (%)

Trong đó: D: Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa.

G*: Chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và chi phí ngoại nhập (gồm cả phí và lệ phí).

G: Giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu và đề xuất trừ đi giá trị thuế.

2.2 Cách tính ưu đãi

Việc tính ưu đãi được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 63 như sau:

- Áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không được hưởng ưu đãi: Cộng thêm khoản tiền là 7,5% giá dự thầu (sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa đổi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

- Áp dụng phương pháp đánh giá, hàng hóa không được hưởng ưu đãi: Cộng thêm khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng.

- Áp dụng kết hợp hai phương pháp kỹ thuật và giá, hàng hóa được ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức:

Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa được hưởng ưu đãi.

3. Hồ sơ của gói thầu mua sắm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Việc lập hồ sơ dự thầu với gói thầu mua sắm hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP gồm:

3.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

3.2. Tiêu chuẩn về đánh giá kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

3.3. Xác định giá thấp nhất

Xác định giá thấp nhất đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất như sau:

- Xác định giá dự thầu;

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);

- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

3.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá:

Việc xác định này chỉ áp dụng với phương pháp giá đánh giá gồm công thức: GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ.

Trong đó: G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

∆G gồm: Chi phí vận hành, bảo dưỡng; Lãi vay (nếu có); Tiến độ; Chất lượng; xuất xứ…

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm với hàng hóa không được hưởng ưu đãi.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Hình thức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa rút gọn được áp dụng trong hạn mức là bao nhiêu?

Nếu đảm bảo trong hạn mức là không quá 100 triệu thì đơn vị bạn có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.

4.2 Với hạn mức là bao nhiêu thì có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh hàng hóa?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh thì Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp do pháp luật quy định.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Gói thầu mua sắm hàng hóa không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Gói thầu mua sắm hàng hóa uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Gói thầu mua sắm hàng hóa của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của ACC về những thắc mắc thường gặp của khách hàng về Gói thầu mua sắm hàng hóa. Đây là một loại gói thầu phổ biến trong xã hội ngày nay, nếu có gì thắc mắc ngoài những nội dung trên hay cần giúp đỡ, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!