Multitasking skills là gì

Các bạn trong CLB con dượng phải dịch bài này. Các bạn phải hiểu trước khi đọc bài của Tony. Có như vậy, các bạn mới thật sự động não, mới biết làm.

Vì rất nhiều bạn trẻ dù đọc TnBS làu làu mọi bài viết, nhưng khi bắt tay vô làm thì vẫn phạm phải các lỗi đã chỉ rõ. Nguyên nhân là các bạn chỉ đọc có 1 chiều chứ không tự tìm hiểu. Ví dụ về viết email, dù đã hướng dẫn rồi, nhưng phần lớn các bạn viết email mắc lỗi như vẫn không gửi ai, không bảo phải mở file đính kèm, không ký tên cuối email. Tony tuyển 10 bạn tình nguyện vào làm thực tập sinh và hết 9 bạn mắc các lỗi đã được hướng dẫn. Như vậy, việc đọc 1 chiều không thật sự có tác dụng. Nên các bài này, các bạn sẽ phải tự tìm hiểu trước rồi mới thấm được.

Mời các bạn cùng dịch bài này và bạn nào thông minh tự rút ra cho mình, bạn có thể tự sang Singapore làm việc.

------------------------------------------

1. What is multitasking? The term “multitasking” comes from “computer multitasking”. This refers to a computer’s ability to perform several tasks at the same time. Human multitasking, therefore, is a human’s ability to perform multiple tasks at the same time. We often multitask without even realizing: watching TV while checking texts, listening to music while working, walking while talking to someone.
 

2. Many entrepreneurs believe that multitasking is the best way to increase their productivity. 
 

3. Who can do multitasking? We should instruct our kids to have skills to process data at the same time without encountering any mental conflicts. 
 

4. In any enterprises, the multi-taskers are strongly welcomed, because their ability to finish many tasks instead of hiring many people. They should be intelligent enough to set priority for every task. They always have a note book/a pen on the table, and take note for everything, or they can have an incredible memory. Then they will do one by one, top urgent first, then urgent, then others…If you don’t have an incredible memory, a to-do list, a note book must be always available in front of you.
 

5. Contrary to multitasking is mono-tasking. And a mono-tasker only do and finish one thing before switching into the next task. Why?

-Their brains is not built for multi-tasking

- Inability to prioritize.

- Distraction

------------------------------------

Các bạn đọc thêm bài Cách Dùng Thời Gian trong cuốn Cà Phê cùng Tony để nắm thật tốt kỹ năng này nhé.

GIÁO TRÌNH 100 BÀI NÂNG CAO HIỆU SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SINGAPORE


(dành riêng cho các bạn trong CLB con dượng)

Theo TnBS

Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy “đa nhiệm” (Multitasking) là cách làm việc rất sai lầm khiến khả năng tập trung, trí nhớ và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy, thật khó tránh khỏi việc phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khi bạn vươn tới vị trí quản lý, điều hành và lãnh đạo.

Khi “đa nhiệm” trở thành rào cản lớn nhất của công việc

Multitasking skills là gì

Giáo sư Strayer thuộc bộ môn tâm lý học của Đại học Utah (Mỹ) cho biết với phần lớn người bình thường: “não bộ không thể xử lý được lượng thông tin quá nhiều từ các tác vụ” và theo nghiên cứu cho thấy chỉ có 2% người là có thể đa nhiệm mà mang lại hiệu quả tốt.

Brian Tracy, chuyên gia về phát triển bản thân và kinh doanh , tác giả cuốn sách về hiệu suất nổi tiếng “Eat that Frog” cũng chỉ ra rằng thay vì tiết kiệm thời gian , làm việc đa nhiệm sẽ khiến năng suất lao động của bất kỳ ai giảm tới 40%.

Năm 2011, nghiên cứu của đại học California đã cho thấy việc thay đổi liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến vùng nhớ thông tin tạm thời của não. Điều này dễ dẫn đến chứng đãng trí khi về già.

Đối với nhân viên, sự chuyên môn hóa là điều kiện bắt buộc để họ đạt được hiệu suất công việc cao nhất. Những người hay mất tập trung, đa nhiệm trong trường hợp này không được đánh giá cao.

Khi “đa nhiệm” lại mang đến những thành công to lớn

Ở các vị trí cao hơn như quản lý và lãnh đạo, chuyên môn tốt không còn là yếu tố quyết định. Thay vào đó, những kỹ năng tổng hợp như sắp xếp công việc, quản trị, điều hành, kiểm tra, đánh giá và đào tạo lại đóng vai trò quan trọng. Khi đó, người có khả năng đa nhiệm lại “có đất dụng võ”.

Thực tế cho thấy những người thành công nhất thế giới hiện nay là những người có khả năng đa nhiệm xuất sắc.

Tỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla Motor và SpaceX, đồng thời cũng là chủ tịch Solar City và là một nhà từ thiện nổi tiếng, mỗi ngày phải liên tục giải quyết hằng nghìn vấn đề khác nhau từ các công ty và dự án của mình.

Tương tự, Bill Gates phải nhận hơn 100 email mỗi ngày về từ thiện, các hoạt động xã hội và vai trò cố vấn kỹ thuật cho Microsoft… Để giải quyết chúng, Ông tạo ra một hệ thống hiển thị gồm một màn hình hiển thị các email mới nhận, một màn hình dành cho những email đang xử lý, và một màn hình nữa dành cho desktop thường dùng. Từ đó, ông bắt đầu tháo gỡ từng vấn đề.

Multitasking skills là gì

Vì sao họ làm được như vậy?

Bí quyết quan trọng nhất để đa nhiệm lại nằm ở khả năng tập trung cao độ. Elon Musk, Bill Gates, Mark Juckerberg… không nhảy cóc từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác mà họ áp dụng các phương pháp làm việc hết sức khoa học, vượt qua từng vấn đề một và đạt được hiệu quả công việc tối ưu.

Đừng nên đóng khung sự tập trung của mình vào một công việc duy nhất và khiến nó trở thành rào cản trong sự nghiệp của bạn. Con người là một sinh vật kỳ diệu, khi đã đẩy giới hạn của mình trong một lĩnh vực lên mức cao nhất, chúng ta lại có thể học hỏi và trang bị thêm một kỹ năng khác cho mình. Tương tự như khi chúng ta còn là những đứa trẻ. ban đầu chỉ học đi và nói, dần lớn lên khi những điều này trở thành bản năng, ta mới có thể học hỏi thêm nhiều điều mới và nhanh chóng trưởng thành.

Bắt đầu từ việc tập trung chuyên môn, bùng nổ với đa nhiệm một cách khoa học

Multitasking skills là gì

Để bắt đầu xây dựng sự nghiệp, việc thành thạo một chuyên môn nhất định là yêu cầu tối quan trọng phải đạt được. Trong giai đoạn này, bạn cần học cách tập trung tối đa vào công việc của mình và tuyệt đối tránh xa tư duy lan man, đa nhiệm không chủ đích.

Sự mất tập trung cũng có thể xảy ra với những nhiệm vụ phức tạp. Trước một khối lượng công việc đồ sộ, bạn thường không biết phải bắt đầu từ đâu.

Jack Canfield, tác giả quyển sách nổi tiếng “Những nguyên tắc thành công” đã đưa ra giải pháp rất đơn giản cho vấn đề này, đó là “Phương pháp cắt lát pho mát”, chia nhỏ vấn đề.

Theo đó, hãy chia thật nhỏ công việc của bạn thành từng giai đoạn và liệt kê chúng ra giấy cùng với thời gian dự tính hoàn thành. Nhờ vậy, bạn có thể tập trung hoàn thành từng bước một để chinh phục những mục tiêu to lớn và dài hạn.

Khi đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, bạn mới nên bắt đầu mở rộng năng lực của mình bằng những kỹ năng và vai trò khác như kinh doanh, quản lý và lãnh đạo. Hãy đa nhiệm một cách khoa học và luôn nhớ rõ, Mark Zuckerberg trước khi trở thành tỷ phú hàng đầu với Facebook cũng chỉ là một anh chàng lập trình viên rất đỗi bình thường.

Hầu hết công việc hiện nay yêu cầu người làm cần phải đa nhiệm. Người lao động cần phải chuyển đổi hiệu quả từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Người lao động cũng cần phải thay đổi sự tập trung. Quản lý được sự gián đoạn, và thay đổi ưu tiên. Chính vì vậy bạn rất hay thấy các thông báo tuyển dụng yêu cầu có kĩ năng đa nhiệm. Vậy làm thế nào để thể hiện kỹ năng đa nhiệm tốt chỉ với vài thông tin trong CV. Dưới đây là các tip để bạn làm việc đó.

Nhấn mạnh trong mục giới thiệu (summary)

Bạn là ai, bạn có kĩ năng gì và đã giành được các thành tựu gì trong quá khứ. Nó cho người đọc biết bức tranh khái quát về bạn. Nó nói bạn có phù hợp với công việc đăng tuyển không. Nếu đa nhiệm là một trong các kỹ năng ưu tiên, bạn nên có minh chứng thuyết phục ở đây. Các bằng chứng nên được lượng hoá. Đừng chỉ đơn giản ghi “multitasking” vì nó sẽ không đủ thuyết phục. Bạn có thể đọc thêm tầm quan trọng cuả mục giới thiệu.

Ví dụ: “Managed 3 sales region at once, Increased sale volume 20%.’ 

Dẫn chứng cụ thể trong lược sử công việc (job history)

Trong phần này bạn mô tả cụ thể hơn:

  • Bạn đã thực hiện đa nhiệm ở đâu,
  • Bạn thực hiện đa nhiệm khi nào
  • Bạn giành được thành tựu gì.

Tuy nhiên bạn nên tìm cách kết hợp với mô tả vai trò, trách nhiệm. Các từ thường dùng “while”, “simultaneously”, “and” , “at one time” và “at varying stages”. Ví dụ cụ thể là cách hiệu quả nhất thể hiện kỹ năng đa nhiệm.

Ví dụ: ‘Led 2 marketing campaign for domestic and oversea market, Resulting brand awareness increased 20%’

Thêm chi tiết vào phần kĩ năng (Skill)

Một lần nữa lặp lại ở phần kĩ năng. Hãy nhớ là bạn phải chỉ ra hiệu quả thay vì nỗ lực. Các kỹ năng bổ xung cho kỹ năng đa nhiệm:

  • Kĩ năng đánh giá mức độ ưu tiên.
  • Quản lý sự xao nhãng.
  • Tập trung.
  • Thích ứng.

Ví dụ: Bạn có thể thêm một chút chi tiết vào phần mô tả kĩ năng. Nhớ là một kĩ năng chính bao giờ cũng đi kèm vài kĩ năng phụ. Đảm bảo bạn liệt kê cả những kĩ năng phụ này. Nó cho thấy bạn nắm bắt được ý nghĩa thực sự của kĩ năng đa nhiệm. Bạn cũng cần hiểu cách cải thiện kỹ năng đa nhiệm.

  • Manages multiple projects effectively
  • Meets multiple daily deadlines
  • Prioritizes and organizes tasks
  • Handles distractions well
  • Great focus and attention to detail
  • Adaptable to new responsibilities

Lặp lại trong phần sở thích (Interest)

Nếu bạn có thành tích bên ngoài công việc có liên quan

  • Hoạt động ngoại khoá,
  • Các hoạt động xã hội,
  • Các hoạt động tình nguyện

Thì đây là cơ hội để bạn thể hiện. Đảm bảo cho người đọc hiểu được bạn làm những việc đó song song.

Ví dụ: ”Volunteered for elder healthcare community program while still working at hospital”.