Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm bao nhiêu?

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines).

Tướng William Westmoreland, chỉ huy quân sự cấp cao tại Sài Gòn, đã ngán ngẩm trước cảnh tượng này, bởi ông hy vọng rằng Thủy quân Lục chiến có thể hạ cánh mà không có bất kỳ sự kiện phô trương nào. Trong vòng hai giờ, Tiểu đoàn 1 bắt đầu hạ cánh xuống căn cứ không quân Đà Nẵng.

3.500 lính Thủy quân Lục chiến đã được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân Mỹ, tạo điều kiện để binh lính Việt Nam Cộng hòa quay lại chiến đấu. Ngày 01/03, Đại sứ Maxwell Taylor đã thông báo cho Thủ tướng Phan Huy Quát rằng người Mỹ đang chuẩn bị gửi Thủy quân Lục chiến đến Việt Nam. Ba ngày sau, một yêu cầu chính thức đã được Đại sứ quán Hoa Kỳ đệ trình, yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng hòa “mời” Mỹ gửi Thủy quân Lục chiến.

Thủ tướng Quát, một nhân vật hữu danh vô thực, đã phải xin chuẩn thuận từ người nắm quyền thực sự, Tướng Nguyễn Văn Thiệu, người đứng đầu Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông Thiệu đồng ý, nhưng giống như Westmoreland, đã yêu cầu lính Mỹ phải “được đưa lên bờ theo cách kín đáo nhất có thể.” Những mong muốn này đã bị gạt sang một bên và lính Thủy quân Lục chiến đã được chào đón rất nồng nhiệt khi họ đến.

        50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả.

(Cadn.com.vn) - Ngày 8-3-1965, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, từ lúc đó Mỹ đã leo thang chiến tranh, biến Việt Nam trở thành chiến trường khốc liệt. 50 năm trôi qua nhưng sự kiện quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam vẫn còn thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

Cho đến bây giờ việc quân đội Mỹ đổ quân ở đâu, số lượng bao nhiêu và nơi đóng quân ở đâu sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8-3-1965 vẫn còn nhiều tài liệu dẫn chứng khác nhau. Theo ông Lưu Anh Rô-Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, để biện minh cho việc xâm lược Việt Nam, quân Mỹ đưa ra lý do: "Sau khi quân Cộng sản tấn công phi trường Pleiku ngày 7-2-1965, máy bay Mỹ từ Đệ Thất hạm đội (tức Hạm đội 7 ngoài khơi Đà Nẵng) liền được lệnh tấn công cơ sở quân sự của Bắc Việt ở Đồng Hới. Chiến dịch "Sấm Rền" với hàng trăm phi cơ tấn công các kho đạn, các cầu đường ở miền Bắc. Sau khi đưa ra các đề nghị không được Cộng sản Việt Nam chấp nhận, ngày 8-3-1965, hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng, để giữ an ninh cho phi trường". Để mở đường cho cuộc đổ bộ của quân viễn chinh Mỹ, địch đã tổ chức những cuộc càn quét lớn xung quanh vùng phụ cận Đà Nẵng nhằm tạo thế an toàn cho quân Mỹ đổ bộ vào từ biển.

Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm bao nhiêu?

Lính Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8-3-1965.

"Về thời điểm đổ quân thì có nhiều tài liệu khác nhau. Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng (1930-1975), cho biết thời điểm quân Mỹ đổ quân là: "Vào 9 giờ sáng ngày 8-3-1965", một bài báo của cựu chiến binh Mỹ đã trực tiếp tham gia vào việc đổ quân này lại cho rằng: "Vào lúc 9 giờ 3 phút, ngày 8-3 -1965"... Nhưng theo tường thuật trực tiếp của tờ báo Tia Sáng (tại Sài Gòn lúc bấy giờ), kèm nhiều ảnh tư liệu thì cho rằng quân Mỹ đổ quân vào: "Lúc 8 giờ 30 ngày 8-3-1965", tôi cho rằng đây là mốc thời gian chính xác. Còn về số lượng quân đổ bộ thì báo cáo của ông Hồ Nghinh-Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đà lúc bấy giờ gửi Khu ủy Khu V thì có 3.500 quân Mỹ,  một cựu binh Mỹ cũng thuật lại trong hồi ký của mình là "3.500 thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bờ biển Việt Nam, đây là lực lượng bộ binh Mỹ đầu tiên đến đất nước này". Như vậy, con số 3.500 quân Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng ngày 8-3-1965 có lẽ xác thực hơn"-ông Rô nói. Thế còn địa điểm nào ở Đà Nẵng là nơi đầu tiên quân Mỹ đặt chân xuống? Cho đến nay, nhiều tài liệu đã được công bố, chưa xác định được địa điểm chính xác nơi quân Mỹ đổ quân. Sách "Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng  thì cho biết địa điểm quân Mỹ đổ quân là: "Cảng Phú Lộc, xã Hòa Hiệp, H. Hòa Vang (nay thuộc Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)". Còn công trình Lịch sử Đảng bộ Q. Liêu Chiểu cho rằng nơi quân Mỹ đổ bộ là tại bãi biển Bắc Ninh (Phú Lộc). Trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam từ Điện Biên Phủ đến Sài Gòn sụp đổ", tác giả John Pimlott, lại cho rằng: "Lính Mỹ đổ bộ lên bờ biển cách Đà Nẵng về phía Bắc khoảng 2 dặm". Rắc rối hơn, một bài báo trên Báo Tia Sáng thì lại nói "quân Mỹ đổ bộ lên bãi biển Sơn Trà". "Với nhiều tài liệu khác nhau như vậy nên chúng ta cần xác định địa điểm một cách cụ thể để phục vụ việc gắn bia di tích cho sự kiện quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng"-ông Rô nói.

Sự kiện quân Mỹ đổ quân đến Việt Nam lúc đó được báo chí thế giới đưa rầm rộ, tung hô là quân Mỹ sẽ bảo vệ  "tiền đồn của thế giới tự do" và khiến Bắc Việt "phải khiếp sợ". Tuy nhiên việc này không nằm ngoại dự tính của Trung ương Đảng. Tại chiến trường Quảng Đà, ngay khi Mỹ đổ quân, tháng 3-1965, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà họp mở rộng, nhận định: "Việc Mỹ ào ạt đưa quân vào không ngoài dự kiến của Trung ương, do đó ta phải khẳng định quyết tâm: Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên". Đồng thời phát động cao trào chống Mỹ trong các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Rồi đến phong trào đấu tranh chính trị đòi Mỹ cút khỏi Việt Nam của các tầng lớp quần chúng nhân dân, tín đồ các tôn giáo trong lòng đô thị Đà Nẵng. Cuộc đổ quân của Mỹ vào Đà Nẵng đã làm dấy lên phong trào chống Mỹ dữ dội nhất ở trong nước và quốc tế. Ngay chiều 8-3, những chiếc máy bay vận tải hạng nặng C130 của Mỹ khi lên xuống sân bay Đà Nẵng đã dính những viên đạn đầu tiên của các tay bắn tỉa du kích Hòa Vang. Tiếp theo là việc thành lập những "vành đai diệt Mỹ", mà mở đầu là ở Hòa Vang- địa phương mà Bác Hồ ngợi khen là "một dấu son trên bản đồ Tổ quốc".

Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm bao nhiêu?

Ông Phạm Văn Tải-một cán bộ lão thành Cách mạng chỉ địa điểm nơi đầu tiên quân Mỹ đặt chân đến Đà Nẵng trong ngày 8-3-1965 ở bãi biển Xuân Thiều (Q.Liên Chiểu).

Ông Hà Phước Mai-Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng kể chi tiết khá thú vị trong ngày quân Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng: ngay chiều 8-3, hình ảnh của tướng Karch (chỉ huy cuộc đổ bộ) với vòng hoa trên cổ đã xuất hiện khắp các mặt báo và truyền hình trên thế giới. Điều đáng quan tâm là gương mặt của vị tướng trong ảnh không hề có một nụ cười. Sau này trong một cuộc phỏng vấn báo chí, tướng Karch lý giải lý do không cười: "Bức hình đó là nguyên nhân những phiền toái của tôi. Người ta hỏi rằng lúc đó sao tôi lại không cười? Nhưng anh biết đấy, nếu tôi làm điều đó thì hình ảnh này cũng được ghi lại. Và khi bạn có một đứa con bị giết ở chiến trường Việt Nam, bạn ắt sẽ không thích thú gì với hình ảnh ông tướng chỉ huy đang mỉm cười với vòng hoa trên cổ như ở thời điểm đó". "Có lẽ vị tướng này đã dự cảm kết cục bi thảm của quân đội Mỹ ở Việt Nam"-ông Mai nói. Và thực tế đã chứng minh, quân đội Mỹ đã chịu thất bại cay đắng như thế nào ở Việt Nam.

50 năm trôi qua nhưng đến bây giờ nhiều người Mỹ vẫn nhắc đến việc đổ bộ vào Đà Nẵng của quân đội viễn chinh Mỹ là sai lầm lớn, sự kiện này đã để lại nỗi đau và hố sâu ngăn cách cho người dân Việt Nam và cả người Mỹ. Và nói như ông Bùi Văn Tiếng -Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng: "Việt Nam và Mỹ đang bình thường hóa quan hệ ngoại giao và đang đẩy mạnh hợp tác phát triển, hướng tới tương lai. Xâm lược Việt Nam, Mỹ đã tạo nên một hố sâu ngăn cách, một vết hằn lịch sử. Muốn hướng tới tương lai, chúng ta không thể lấp hố sâu, xóa vết hằn đó mà chỉ có thể bắc cầu qua nó".

Minh Hà

Ngày 6-3, Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề "50 năm ngày Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng". Triển lãm được chia làm ba phần, với chủ đề "Khởi đầu từ Red Beach Two…" phần thứ nhất gồm các ảnh tư liệu và hiện vật ghi lại những khoảnh khắc lịch sử từ khi lính Mỹ thuộc Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 9 viễn chinh Thủy quân lục chiến đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều, tại một địa điểm có mật danh Red Beach Two vào sáng 8-3-1965, cho đến quá trình Mỹ xây dựng Đà Nẵng thành căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ hai ở miền Nam và đến lúc buộc phải cuốn cờ rút quân về nước, tháng 3-1973. Phần thứ hai- "Đà Nẵng kiên cường chống Mỹ" là ảnh tư liệu và hiện vật phản ánh cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Đà Nẵng đến ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-1975. Phần thứ ba -"Quá khứ và hiện tại" là ảnh tư liệu thể hiện rõ quan điểm gác lại quá khứ hướng tới tương lai của người Đà Nẵng. Chiều cùng ngày, Hội Khoa học Lịch sử TP phối hợp với Quận ủy Q.Liên Chiểu tổ chức tọa đàm khoa học "50 năm ngày Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng''.