Năm 1041 nhà Hồ ban hành chính sách gì

Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã (hay Lý Đức Chính), sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (năm 1000). Là vua thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, ông cai trị từ năm 1028 đến 1054. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông".

Lý Phật Mã là con trưởng của vua Lý Thái Tổ và Lê Hoàng hậu. Từ khi sinh ra, Phật Mã đã có 7 nốt ruồi sau gáy tụ lại như chòm sao thất tinh - Bắc Đẩu. Đây là chòm sao sáng nhất tại bán cầu Bắc, tượng trưng cho ngôi vua theo quan niệm lý số đời xưa nên từ nhỏ Phật Mã đã được cho là sẽ nối ngôi vua cha.

Lớn lên một chút, Lý Phật Mã bắt đầu cho thấy vị thế của mình. Khi chơi cùng đám trẻ khác, Phật Mã có thể sai bảo được chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu vua.

Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ), bấy giờ đang làm Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Tiền Lê, thấy thế vui lòng, nhân nói đùa "Con nhà tướng nên bắt chước việc binh lính, dùng gì nghi vệ theo hầu". Nghe cha nói, Phật Mã trả lời: "Nghi vệ theo hầu có xa gì với con nhà làm tướng? Nếu xa thì sao ngôi vua không ở họ Đinh mãi mà lại sang họ Lê, do ở mệnh trời thôi". Thấy con còn nhỏ đã có chí khí của bậc quân vương, Lý Công Uẩn ngạc nhiên, từ đấy càng yêu quý Phật Mã.

Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ lập Phật Mã làm Đông cung Thái tử, sau được phong làm Khai Thiên Vương, lập phủ ở ngoài nội cung để làm quen với quan lại và dân chúng. Ông nhiều lần được cử làm tướng cầm quân dẹp loạn và đều lập được công lớn. Chẳng hạn năm 1020, Lý Phật Mã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Ông đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đem về.

Tượng vua Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế (Đền Đô ở Từ Sơn, Bắc Ninh). Ảnh: Wikipedia

Năm 1028, vua Lý Thái Tổ mất. Thái tử Lý Phật Mã được quyền kế vị. Nhưng khi chưa kịp tế táng xong cho vua, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã đem quân đến vây thành, đòi tranh ngôi của thái tử, sử gọi là "loạn tam vương".

Theo cuốn Triều đại nhà Lý, phe tam vương toan tính việc giết thái tử để tranh ngôi báu. Nhưng bên cạnh thái tử luôn có những tướng cận vệ trung thành như Lê Phụng Hiểu và Lý Nhân Nghĩa. Khi quân lính của tam vương tiến gần cung Càn Nguyên, nơi làm việc của thái tử, thái tử truyền hai cận vệ vào và nói: "Tam vương không lo việc tang chay cho cha, nay đem quân đến vây bức cửa cung, thật không xứng đáng em ta. Vậy hai ngươi hãy mau đem quân trong cung ra dẹp yên đảng nghịch cho xứng với sự ủy thác của tiên đế".

Được lời của thái tử, Nhân Nghĩa và Phụng Hiểu dẫn quân trong cung tiến ra giáp chiến với quân của tam vương. Võ Đức Vương bị Phụng Hiểu giết chết. Thấy vậy, hai vương Dực Thánh và Đông Chính vội tháo chạy. Quân lính của họ đều buông vũ khí xin hàng.

Sau khi loạn tam vương được dẹp, ngày Kỷ Hợi, tức 1/4/1028, Lý Phật Mã lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay khi lên ngôi, ông đã đại xá thiên hạ, xuống chiếu cho lấy tiền lụa ở kho lớn ban cho thiên hạ. Dực Thánh Tông và Đông Chính Vương xin về chịu tội và được vua tha. Vì sự phản nghịch của tam vương, Lý Thái Tông mới lập lệ hàng năm, các quan phải đến đền Đồng Cổ ở làng Yên Thái, Hà Nội làm lễ đọc lời thề "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung. Xin thần minh giết chết".

Lên ngôi vua, Lý Thái Tông chăm lo chính sự, đánh dẹp giặc giã, phản loạn. Thời bấy giờ, hoàng đế không đặt quan tiết trấn, những việc binh việc dân ở các châu đều giao cho người châu mục. Vùng núi có tù trưởng quản lĩnh. Vì quyền hành quá to, những người này thường nảy sinh phản nghịch. Ngoài ra, những nước như Chiêm Thành và Ai Lao (Lào) thường hay sang quấy nhiễu. Vì thế, Lý Thái Tông mất rất nhiều công dẹp loạn.

Tiêu biểu là việc vua Lý Thái Tông nhiều lần dẹp loạn họ Nùng. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là "Chiêu Thành hoàng đế", lập A Nùng làm "Minh Đức Hoàng hậu", đặt quốc hiệu là "Trường Sinh quốc" rồi đem quân đánh phá các nơi. Tháng 2/1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh, Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông bị bắt đem về kinh đô, sau đó bị giết. A Nùng và người con khác là Nùng Trí Cao chạy thoát. Vào các năm 1041, 1048, 1052, Nùng Trí Cao làm phản, nhưng bị dẹp.

Lý Thái Tông lên làm vua hơn 15 năm mà nước Chiêm Thành láng giềng không chịu thông sứ, còn quấy nhiễu. Ông bèn sắp sửa binh thuyền sang đánh Chiêm Thành. Năm 1044, vua đi đánh, quân Chiêm dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái Tông thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm sau đó sang xin hàng.

Lý Thái Tông tỏ ra là hoàng đế bao dung, nhân hậu. Hễ năm nào đói kém hoặc đi đánh giặc về, vua lại giảm thuế cho dân trong 2-3 năm. Các nhà sử học cho rằng Lý Thái Tông cũng như nhiều hoàng đế nhà Lý có lượng khoan hồng vì ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Trừ người em Vũ Đức Vương làm loạn bị giết, những vương tôn phản loạn khác ông đều tha tội. Nùng Trí Cao nhiều lần làm phản nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng.

Vua Lý Thái Tông cũng đặc biệt chú ý đến việc ban hành luật pháp để giữ kỷ cương nề nếp. Năm 1042, vua cho ban hành bộ Hình thư. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa luật lệnh..., làm sách Hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử hình thản nhiên rõ ràng, cho nên có lệnh đổi mới niên hiệu làm Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo".

Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử, Hình thư gồm ba quyển, nay không còn. Đây là hệ thống pháp luật lần đầu tiên được quy định cụ thể, áp dụng thống nhất trong cả nước và đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Vua Lý Thái Tông còn cho dựng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi mùa đông tháng 10 năm Kỷ Sửu (1049), vua cho dựng chùa Diên Hựu. Trước đây, vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem chuyện ấy nói với bề tôi. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao làm tòa sen của Phật Quan Âm, giống như đã trông thấy trong mộng, cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế gọi là chùa Diên Hựu.

Ông vua thứ hai của nhà Lý cũng rất chăm lo phát triển kinh tế, đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp, biểu hiện rõ nhất là việc vua đi cày tịch điền. Lý Thái Tông là vua Lý đầu tiên cày tịch điền và là vua Lý thực hiện cày tịch điền nhiều lần nhất. Theo cuốn Những vị vua của các triều đại Việt Nam, lệ cày tịch điền là để khuyến nông, diễn ra hàng năm vào đầu mùa cày. Khi đó, Hoàng đế tự mình đi cày và tuyên bố rằng Hoàng đế mà còn đi cày thì trong thiên hạ không một ai được phép coi thường nghề cày cấy.

Việc cày tịch điền bắt nguồn từ đời vua Lê Đại Hành. Người đầu tiên nối tiếp là vua Lý Thái Tông. Sách Đại Việt sử ký tiền biên dẫn lời bình của sử thần Ngô Sĩ Liên nói "Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình đi cày ruộng tịch điền để nêu gương thiên hạ, trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước khiến cho dân được giàu có đông đúc là đáng lắm thay".

Mùa đông ngày 1/10 năm Giáp Ngọ (1054), vua Lý Thái Tông mất ở điện Trường Xuân, thi hài được đưa về an táng tại Thọ Lăng Thiên Đức ở Cổ Pháp quê nhà (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), dân gian gọi lăng mộ ông là lăng Cả.

Sử sách đánh giá, Lý Thái Tông là hoàng đế giỏi thời nhà Lý. Hơn 30 năm chinh chiến và trị quốc, ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại nguy cơ chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến nước Đại Cồ Việt vững mạnh.

Sách Việt giám thông khảo tổng luận khen ngợi ông là người "trí dũng, đánh đâu được đấy; có đức hiếu hữu, học tập lễ văn, đánh giặc giã, dẹp man nhung, cày tịch điền, khuyên việc ruộng, dân oan có chuông, việc hình có luật; là một bậc vua giỏi giữ nền nếp".

Dương Tâm

Chùa Phật Tích (còn gọi là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích trên địa bàn xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích, di vật tìm thấy ở khu vực chùa, Vạn Phúc tự đư­ợc xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII - X.

Ngay từ khởi đầu, chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mô hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý.

Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn.

Năm 1057 - 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa.

Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc.

Theo bia Vạn phúc đại thiền tự bi (niên Chính Hòa thứ 7) chùa tọa lạc ở một vị trí khá đẹp “núi Phật Tích thiên ứng thế ở phương Nam, núi Phương Lĩnh bọc vào. Sông Ngưu Giang áng đỏ ngưng lại vuông tròn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vời vợi sáng lòa. Bên trái mạch nước rồng xanh chảy vòng quanh, bên phải núi hổ trắng chầu vào”.

Sang đời Trần (1228 - 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 - 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm.

Vua Trần Nghệ Tông (1370) cho xây dựng thư viện Lạn Kha do chính ông làm Viện trưởng, để đọc sách, thưởng ngoạn và hành cung của triều đình. Năm 1384, Vua tổ chức cho thi Thái học sinh (Tiến sĩ) tại đây để chọn người tài đức phục vụ đất nước.

Chùa cũng là nơi ghi nhận dấu ấn một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng - thiền sư Chuyết Chuyết. Từ năm 1635 - 1644, Thiền sư Chuyết Công đến hành đạo tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu đều kính trọng. Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật giáo để lưu hành trong nước nên thiền sư đã cho đệ tử Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về, một số được khắc để phổ biến, số còn lại và các bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích.

Đến thời Lê Trung Hưng (1686), chùa bị xuống cấp, các vua Lê đã cho tu bổ lại như quy mô cũ, gọi là chùa Phật Tích (tên chữ là Vạn Phúc).

Thời Nguyễn, chùa Phật Tích được tu bổ lần cuối.

Từ năm 1949 - 1952, Pháp chiếm chùa Phật Tích và phá hủy hoàn toàn ngôi quốc tự này, chỉ còn nền gạch và một số pho tượng Tổ, và một vài Pháp khí khác.Năm 1959, chùa Phật Tích được Nhà nước cho xây dựng lại theo quy mô nhỏ để giữ gìn các di vật còn lại.

Năm 2008, khởi công xây dựng mới một số công trình, trong đó có công trình tạo tác tượng Phật bằng đá(tính cả bệ) cao 30m trên núi Phật Tích. Tượng Phật A Di Đà mới dựng theo tượng Phật do vua Lý Thánh Tông cho tạc năm 1057, nay được tôn thờ tại Chánh điện.

Như vậy, Phật Tích là địa danh ghi dấu tích Phật ở trên dãy Phượng Hoàng (Tiên Du) Phật Tích - vừa là tên núi, tên chùa, làng…, vừa là địa điểm dừng chân truyền bá đạo phật đầu tiên của các tu sĩ Ấn Độ từ những thế kỷ đầu công nguyên trên đất Giao Châu. Từ trung tâm Phật Tích, các tu sĩ đã truyền bá đạo Phật ra các vùng miền, trước hết là tại Luy Lâu, trị sở của Giao Châu.

Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo mà còn lưu giữ kho tàng truyền thuyết, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian, tiêu biểu là những huyền thoại về bà Tồ Cô, các cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Triệu Đà, chàng tiều phu Vương Chất, Từ Thức gặp tiên, Cao Biền xây tháp yểm bùa, bà chúa Chè, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và nổi tiếng là hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích vào ngày mồng 4 tháng Giêng,… Những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đó cho thấy Phật Tích không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập nhiều luồng tư tưởng, tôn giáo ở các vùng, các nước trong khu vực, hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Với những giá trị nổi bật nêu trên, chùa Phật Tích đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014./.

Khánh Chi

Theo Hồ sơ tư liệu, Cục Di sản văn hóa

Video liên quan

Chủ đề