Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của nhật đạt bao nhiêu usd?

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP) là tổng giá trị tiền tệ, hoặc giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, là một thước đo tổng thể về sản xuất trong nước, chỉ dấu toàn diện về sức khỏe kinh tế của một quốc gia.

Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của nhật đạt bao nhiêu usd?
Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của nhật đạt bao nhiêu usd?

Bức tranh tổng thể mức thu nhập theo đầu người của thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)

GDP bình quân theo đầu người thể hiện số lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên mỗi người, cho biết về mức sống trung bình của công dân mỗi quốc gia. GDP bình quân đầu người đã tăng đều đặn trên toàn cầu theo thời gian, và cùng với nó, mức sống trên toàn thế giới cũng tăng lên đáng kể. Bức tranh toàn cảnh này sử dụng dữ liệu của IMF cho thấy, GDP bình quân đầu người (danh nghĩa) của gần như mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mức sống theo thời gian

Nhìn lại lịch sử, mức sống của dân chúng đã tăng lên đáng kể. Theo Our World in Data, từ năm 1820 đến năm 2018, GDP bình quân đầu người toàn cầu đã tăng gần 15 lần. Tỷ lệ người biết chữ, khả năng tiếp cận với vaccine và giáo dục cơ bản cũng đã cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta, trong khi những thứ như tỷ lệ tử vong ở trẻ em và nghèo đói đều giảm.

Nếu như năm 1990, 1,9 tỷ người sống trong cảnh nghèo cùng cực, chiếm 36% dân số thế giới, trong 30 năm qua, con số này đang giảm dần - đến năm 2030, ước tính có khoảng 479 triệu người sẽ sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ chỉ chiếm 6% dân số. Điều đó cho thấy, bất bình đẳng kinh tế giữa các khu vực vẫn còn phổ biến.

10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm 2021 là Luxembourg 125.923 USD; Ireland 90.478 USD; Thụy Sĩ 90.358 USD; Na Uy 76.408 USD; Mỹ 66.144 USD; Đan Mạch 66.144 USD; Singapore 62.113 USD; Iceland 58.371 USD; Hà Lan 58.029 USD; Thụy Điển 57.660 USD.

Thu nhập theo đầu người của top 10 thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)

Trên danh nghĩa, Luxembourg quốc gia giàu nhất hiện nay (tính theo GDP danh nghĩa trên đầu người), giàu hơn 471 lần so với quốc gia nghèo nhất là Burundi. Tuy vậy, không phải tất cả công dân ở Luxembourg đều cực kỳ giàu có. Trên thực tế, 29% người dân chi trên 40% thu nhập cho chi phí nhà ở; 31% có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo nếu họ mất 3 tháng thu nhập. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Luxembourg nhưng mức sống về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất là cao nhất trên thế giới và chỉ 4% dân số phàn nàn về mức sống thấp.

Các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển

Mặc dù chúng ta chưa bao giờ sống trong một thời kỳ thịnh vượng hơn và tỷ lệ nghèo đói nói chung đang giảm, nhưng năm nay, tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau hơn 2 Thập kỷ. Khoảng 120 triệu người nữa đang sống trong cảnh nghèo đói do hậu quả của đại dịch, với tổng số người dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 150 triệu người vào cuối năm 2021.

Nhiều nước nghèo nhất trên thế giới cũng được LHQ coi là Nước kém phát triển nhất. Ở những nước này, hơn 75% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Cuộc sống ở những quốc gia này hoàn toàn trái ngược so với top 10.

Đơn cử như chất lượng cuộc sống ở quốc gia nghèo nhất – Burundi với 80% dân số làm nông nghiệp; 1 trong 3 người Burundi đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp; các hộ gia đình trung bình chi tới 2/3 thu nhập cho thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới cũng có thể được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi với tiềm năng kinh tế to lớn trong tương lai.

10 nước có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)

Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội ở các nền kinh tế mới nổi. Niềm tin của họ ở những khu vực này được thể hiện rõ nhất trong sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”, vốn đã thu hút các khoản đầu tư lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia châu Phi.

10 quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới năm 2021: Burundi – 267; Nam Sudan – 323; Malawi – 397; Mozambique – 431; Sierra Leone – 471; Cộng hòa Dân chủ Congo – 478; Afghanistan – 506; Zimbabwe – 516; Cộng hòa Trung Phi – 522; Madagascar – 544 USD.

Khu vực Đông Nam Á

Sự thịnh vượng là một thực tế rất gần đây chỉ đặc trưng cho vài trăm năm qua. Nhìn chung, mức sống của mọi người ngày nay đã được cải thiện rất nhiều so với lịch sử gần đây, và một số quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong tương lai.

Tại Đông Nam Á, mức GDP theo đầu người cũng khác nhau, nếu xếp từ dưới lên, sẽ là: Timor-Leste – 1.273; Myanmar – 1.441; Campuchia – 1.680; Lào – 2.614; Philippines – 3.602; Việt Nam 3.759; Indonesia – 4.287; Thái Lan – 7.675; Malaysia – 11.378; Brunei – 26.274; và Singapore – 62.113 USD.

Cần lưu ý, Monaco là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người (danh nghĩa). Điều này đúng, nhưng tập dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) loại bỏ Monaco và liệt kê nước này vào diện "Không có dữ liệu" mỗi năm. Do đó, quốc gia “hạt tiêu” “siêu giàu” này bị loại khỏi các minh họa trực quan ở trên./.

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19.Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng. Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Lần cập nhật gần nhất:14 Tháng 4 Năm 2022

Nhật Bản có phải là một cường quốc kinh tế hay không? So sánh GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của các quốc gia trên thế giới dựa trên dữ liệu của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc (tính đến năm 2018). Nếu nhìn vào chỉ số GDP, có thể nói rằng đây là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, "tiềm lực kinh tế quốc gia" và "sự giàu có của người Nhật" không đồng nghĩa với nhau. Lý do là các quốc gia có dân số lớn sẽ tăng GDP tự nhiên. Một chỉ số phản ánh dễ dàng hơn sự giàu có của người dân là GDP bình quân đầu người. Nhìn vào bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người dựa trên dữ liệu của IMF, Nhật Bản đứng thứ 2 vào năm 1988, nhưng đã tụt xuống vị trí thứ 26 trên thế giới vào năm 2018. Nói cách khác, người Nhật đang ngày càng trở nên nghèo hơn.

Kết quả trên được phản ảnh từ mức lương của người dân. Nhìn vào bảng xếp hạng thu nhập trung bình hàng năm của các quốc gia thành viên do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố, vị trí đầu tiên thuộc về Iceland với 66.504 đô la (khoảng 7.324.204 Yên), vị trí thứ hai là Luxembourg 65.449 đô la (khoảng 7.225.569 yên), vị trí thứ ba Thụy Sỹ 64.109 đô la (khoảng 7.077.763 yên), vị trí thứ tư là Mỹ 63.093 đô la (khoảng 6.695.467 yên) và vị trí thứ năm là Đan Mạch 55.253 đô la (khoảng 6.099.993 yên). Nhật Bản xếp thứ 19 ở mức 40.573 đô la (khoảng 4.379.259 yên), dưới mức trung bình của tất cả các quốc gia thành viên OECD là 466.686 đô la (khoảng 5.154.134 yên).

Có nhiều lý do giải thích cho việc tại sao người Nhật có thu nhập bình quân thấp hơn thế giới. Ví dụ như thiếu nhân tài do sự suy giảm trình độ học vấn. Cũng có ý kiến cho rằng phong cách làm việc cứng nhắc của Nhật Bản như chế độ lương thâm niên hay trả lương theo độ tuổi đã dẫn đến sự suy giảm năng suất lao động. Các công ty Nhật Bản thường trả lương theo thâm niên và nuôi nhân viên của họ cho đến khi nghỉ hưu, sự ràng buộc chặt chẽ như một gia đình và rất khó sa thải nhân viên theo luật. Dù có nhiều ý kiến khác nhau về chế độ việc làm của Nhật Bản, tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào những con số, rõ ràng người lao động Nhật Bản đang không được khá giả lắm.

Tình trạng chệnh lệch thu nhập nam nữ tại Nhật: Thu nhập của đàn ông cao hơn phụ nữ tới 25%?

Theo bảng xếp hạng OECD về chênh lệch thu nhập theo giới tính, Hàn Quốc đứng đầu với 34,1%, tiếp theo là Nhật Bản với 24,5%. Điều này có nghĩa là đàn ông kiếm được nhiều hơn 25% so với phụ nữ. Giả dụ, tại Nhật Bản nếu một người đàn ông kiếm được 1 triệu yên mỗi tháng thì phụ nữ chỉ kiếm được khoảng 750.000 yên. Sự chênh lệch thu nhập theo giới tính cũng được ghi nhận tại các quốc gia khác như Israel (21,8%) hay Hoa Kỳ (18,9%).

Ngoài ra, theo báo cáo về bất bình đẳng giới toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2018 (tháng 12/2018), các chỉ số chênh lệch giới tính được ghi nhận tại mỗi quốc gia theo bốn lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, chính trị và bảo hiểm. Trong đó, Nhật Bản được xếp hạng 110/144 và được coi là một xã hội có sự bất bình đẳng giới tương đối lớn. Đặc biệt, Nhật Bản có chỉ số bất bình đẳng giới rất lớn trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế, chẳng hạn như các vị trí quản lý hầu hết đều do nam giới đảm nhận và phụ nữ ở nước này cũng thường có mức thu nhập thấp hơn nam giới.

Vậy tại sao bất bình đẳng giới lại xảy ra tại Nhật Bản? Một trong những lý do phổ biến là bởi rất ít phụ nữ muốn được thăng tiến ngay từ đầu vì rất để họ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình, dẫn đến kết quả là thu nhập trung bình hàng năm của phụ nữ thấp hơn nam giới. Lý do thứ hai là việc nghỉ việc để chăm sóc con cái là rất phổ biến ở Nhật, nhiều phụ nữ thường nghỉ việc khi có con, và sau khi nghỉ việc, họ sẽ rất khó có thể đi làm lại, dẫn đến sự suy giảm thu nhập trung bình của phụ nữ. Cả hai lý do trên đều được cho là có liên quan mật thiết tới phong tục truyền thống của Nhật Bản, rằng "chăm sóc con cái là việc của nữ giới". Mặc dù gần đây, xã hội đã bắt đầu thay đổi cái nhìn về vấn đề này, tuy nhiên các công ty Nhật Bản vẫn chưa đủ linh hoạt trong việc tạo ra một môi trường làm việc thân thiện với phụ nữ.

Mức lương trung bình mỗi giờ của người Nhật: 790 yên (khu vực nông thôn), 1.013 yên (Tokyo)

Theo bảng xếp hạng mức lương tối thiểu thực tế trên toàn thế giới của OECD năm 2016, vị trí đầu tiên thuộc về Pháp với 11.1 đô la (khoảng 1.208 yên), vị trí thứ 2 là Úc cũng 11,1 đô la (khoảng 1.208 yên) và vị trí thứ 3 là Luxembourg 11 đô la (khoảng 1.197 yên). Vị trí thứ 4 là Đức 10,3 đô la (khoảng 1.121 yên), vị trí thứ 5 là Bỉ 10,2 đô la (khoảng 1.110 yên) và Nhật Bản đứng vị trí thứ 11 với 7,4 đô la (khoảng 805 yên), thấp nhấp trong nhóm các quốc gia phát triển. Tuy nhiên so với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc 5,8 đô la (khoảng 631 yên), Thượng Hải 2,2 đô la (khoảng 239 yên), Thâm Quyến 2,0 đô la (khoảng 218 yên), Thái Lan 1,7 đô la (khoảng 185 yên), Manila 1,6 đô la (khoảng 174 yên), thì Nhật Bản vẫn nằm ở nhóm trên (theo số liệu năm 2016).

Mức lương tối thiểu trung bình ở Nhật Bản là 7,4 đô la (khoảng 805 yên), tuy nhiên có sự khác biệt tương đối lớn theo vùng ở Nhật Bản. Ví dụ, theo thông cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Tokyo có mức lương tối thiểu cao nhất với 1.013 yên/giờ, trong khi ở 15 thành phố khác như Aomori, Iwate và Akita, mức lương tối thiểu thuộc vào hàng thấp nhất Nhật Bản, rơi vào khoảng 790 yên/giờ (số liệu tính đến tháng 10/2019).

Có phải tất cả người Nhật đều gầy và thấp? Hãy thử so sánh với thế giới!

Bạn nghĩ gì về chiều cao và cân nặng trung bình của người Nhật? Theo BELCY, một kênh truyền thông chuyên cung cấp thông tin về sắc đẹp và thời trang, chiều cao trung bình của đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi 20 là 171,5 cm, cân nặng trung bình là 67,6 kg. Trong khi đó, chiều cao trung bình của phụ nữ Nhật Bản ở độ tuổi 20 là 158,1 cm, cân nặng là 52,3 kg. Tìm hiểu chiều cao và cân nặng trung bình của những quốc gia khác, đàn ông Mỹ ở độ tuổi 20 có chiều cao trung bình là 177,6 cm và cân nặng trung bình là 85,4 kg, trong khi đó, chiều cao trung bình của phụ nữ Mỹ ở độ tuổi 20 là 163,2 cm và cân nặng trung bình là 70,7 kg, lớn hơn một cỡ so với Nhật Bản. Tương tự, các quốc gia phương Tây như Hà Lan, Đan Mạch, Iceland, Đức, Vương quốc Anh và Hy Lạp được ghi nhận là có đặc điểm thể chất cao lớn hơn Nhật Bản. Tuy nhiên, so với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Malaysia và Philippines thì người Nhật có vóc dáng to cao hơn.

Vậy tại sao người Nhật có chiều cao và cân nặng trung bình thấp hơn so với các nước phương Tây? Người ta thường nói rằng vóc dáng của một người được quy định bởi các yếu tố bên trong như di truyền và các yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, chế độ tập luyện và giấc ngủ. Nhìn vào sự khác biệt trong môi trường phát triển giữa người Mỹ và người Nhật, ngoại trừ di truyền, chế độ ăn uống là một trong những khác biệt mang tính quyết định. Ví dụ, người Mỹ tập trung vào chế độ ăn nhiều calo khi sử dụng các sản phẩm từ sữa như khoai tây, thịt và phô mai, trong khi Nhật Bản lại tập trung vào chế độ ăn ít calo như cá và rau. Ngoài ra, trong khi lượng calo trung bình hàng ngày của người Nhật là 2500 kcl, thì người Mỹ là 4000 kcl, đây là một sự khác biệt lớn về lượng thực phẩm tiêu thụ trong một bữa ăn. Ngoài ra, những khác biệt trong văn hóa ẩm thực cũng có thể được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự khác biệt về vóc dáng.

Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,1 tuổi, xếp thứ hai thế giới!

Nhật được biết đến là một "Đất nước trường thọ", tuy nhiên trên thực tế có  đúng là có nhiều người sống lâu như vậy không? Theo "Bảng xếp hạng tuổi thọ trung bình của thế giới" trên trang phân phối dữ liệu thống kê (GLOBAL NOTE), quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới là Hồng Kông với 84,68 tuổi, vị trí thứ 2 là Nhật Bản 84,10 tuổi, thứ 3 là Macao 83,99 tuổi, thứ 4 là Thụy Sĩ 83,6 tuổi và vị trí thứ 5 là Tây Ban Nha với 83,33 tuổi. Dựa theo kết quả của bảng xếp hạng này thì Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (số liệu tính đến tháng 12/2019).

Các yếu tố phổ biến khiến Nhật Bản và các quốc gia trên có tuổi thọ trung bình cao như vậy là bởi hệ thống y tế và hệ thống phúc lợi xã hội tốt, người dân chỉ phải chịu một khoản chi phí rất nhỏ với các vấn đề liên quan đến y tế. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ là thói quen ăn uống, và đây là yếu tố quan trọng giải thích tại sao người Nhật lại sống thọ đến như vậy. Người dân Nhật Bản chủ yếu ăn cá - một thực phẩm rất giàu DHA, giúp máu lưu thông, có tác dụng hạ huyết áp và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Ngoài việc tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ đậu nành như natto và đậu phụ, người Nhật cũng thường xuyên uống trà xanh, một thức uống có tác dụng chống oxy hóa giống như vitamin C và catechin. Người ta cho rằng chính nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Nhật Bản đã góp phần kéo dài tuổi thọ cho người dân nước này.

Tuổi kết hôn trung bình tại Nhật: đàn ông 31,1, phụ nữ 29,4

Tiếp tục tìm hiểu về tình trạng kết hôn tại Nhật, theo trang phân phối dữ liệu thống kê (GLOBAL NOTE) về độ tuổi kết hôn của phụ nữ trên thế giới, các quốc gia có độ tuổi kết hôn muộn nhất đứng đầu là Thụy Điển với 33,8 tuổi, vị trí thứ 2 là Tây Ban Nha 33,2 tuổi, vị trí thứ 3 là Đan Mạch 32,4 tuổi và Nhật Bản xếp vị trí 22 với độ tuổi kết hôn trung bình của nữ giới là 29,4.

Mặt khác, theo bảng xếp hạng độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới, vị trí thứ nhất thuộc về Thụy Sĩ 36,6 tuổi, vị trí thứ 2 là Tây Ban Nha 35,4 tuổi, vị trí thứ 3 là Ý và Na Uy 35 tuổi và Nhật Bản xếp thứ 31 với 31,1 tuổi. Một so sánh khác giữa nam giới và nữ giới cho thấy đàn ông thường kết hôn muộn hơn phụ nữ và Nhật Bản mặc dù được coi là một xã hội có xu hướng kết hôn muộn, nhưng nếu bạn nhìn vào những con số ở trên thì có thể thấy Nhật Bản cũng không có quá nhiều khác biệt so với các quốc gia khác.

Bạn thấy sao về những con số thống kê trên? Sau khi đọc bài viết này chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về Nhật Bản rồi đúng không? Mặc dù vậy thì những con số này chỉ phản ánh một phần rất nhỏ về một đất nước, nên nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về Nhật Bản hãy lên kế hoạch khám phá đất nước này ngay nhé!

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook, Twitter hoặc Instagram của chúng tôi!