Năm 2004, Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS đã trở thành một tổ chức như thế nào

Năm 2004, Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS đã trở thành một tổ chức như thế nào

Khu tưởng niệm AIDS Quilt, bắt đầu vào năm 1987, có các bảng tên của những người ở Hoa Kỳ đã chết vì AIDS.

Tham Khảo Cho Người Lớn

Công bằng, Đa dạng và Hòa nhập

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Năm 2004, Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS đã trở thành một tổ chức như thế nào

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) được hai viên chức thông tin đại chúng là James W. Bunn và Thomas Netter nghĩ ra vào tháng 8 năm 1987.

Bunn – nguyên là một nhà báo của đài truyền hình KPIX ở San Francisco, Hoa Kỳ – đã tiến cử ngày 1 tháng 12 vì tin rằng ngày này sẽ được các phương tiện truyền thông phương Tây theo dõi loan tin tối đa. Vì năm 1988 là năm bầu cử ở Hoa Kỳ, Bunn cho rằng các phương tiện truyền thông sẽ chán loan tin hậu bầu cử (sau đầu tháng 11) và hăm hở tìm chuyện mới để loan tin. Bunn và Netter xác định là ngày 1 tháng 12 đủ xa sau sự kiện bầu cử và đủ sớm trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, trên thực tế, là một điểm chết trong lịch tin tức và do đó là thời gian thích hợp nhất cho (việc loan tin về) Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS.

Do đó, “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên đã diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.

Tuy nhiên, đến năm 1996, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS - UNAIDS) mới bắt đầu hoạt động. Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra "Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS" vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm.

Từ khi bắt đầu cho tới năm 2004, chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS, cơ quan dẫn đầu chiến dịch Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, đã lựa chọn các chủ đề hàng năm có tham khảo ý kiến các tổ chức y tế toàn cầu khác.

Tính đến năm 2008, chủ đề Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS mỗi năm đều do Ban Chỉ đạo toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS lựa chọn sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với những người, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

Với hình tượng dải băng đỏ, có thể là buộc ở cổ tay hoặc được để ở những nơi trang trọng, chính là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.

Theo số liệu thống kê của UNAIDS, hiện trên thế giới có khoảng 35 triệu người sống chung với virus HIV. Riêng năm 2013, có tới 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, trong đó có 240.000 trẻ em và 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS. Đối với các nước châu Phi, AIDS cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 – 19.

Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra lọai vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV.

Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng tỉ lệ người mắc HIV và số lượng người chết vì AIDS vẫn là rất lớn. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

HIV/AIDS là gì?

HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

Triệu chứng

Có 4 giai đoạn nhiễm HIV:

1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:

- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

3 con đường lây truyền HIV

1.Tình dục

Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.

2.Đường máu.

HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về ma túy , bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.

3.Từ mẹ sang con.

Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Cách phòng, tránh

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi sinh nên cho trẻ dùng sữa ngoài thay thế sữa mẹ.

Theo VOH

Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 01/12 hằng năm là ngày kỷ niệm phòng chống HIV/AIDS trên toàn thế giới. Sau đó, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng chống dịch bệnh này, UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 01/12/1997. 

Từ đó đến nay, hàng năm UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng chống HIV/AIDS nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên LHQ, các cấp chính quyền và tất cả các thành phần trong xã hội để cùng nổ lực phòng chống dịch bệnh của thế kỷ. Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt quanh năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng chống đại dịch HIV/AIDS.

Các chủ đề phòng chống HIV/AIDS hàng năm

+ 1997: Trẻ em đang sống trong một thế giới có AIDS

                  (Children Living in a World with AIDS)

Chiến dịch phòng chống HIV/AIDS thế giới được UNAIDS khởi động, quản lý tập trung vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề cụ thể liên quan đến HIV/AIDS. Toàn thế giới hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó có khoảng 1 triệu trẻ em <15 tuổi với 90% đang sống trong các nước đang phát triển.

+ 1998: Đẩy mạnh cơ hội - Chiến dịch phòng chống HIV/AIDS ở thanh thiếu niên.

              (Force for Change : World AIDS Campaign With Young People)

Đến năm 1998, đã có khoảng 30 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS trên thế giới, trong đó có khoảng 14% là thanh thiếu niên hoặc người trẻ ở độ tuổi 13-24 nhưng lại chiếm tỉ lệ gần 50% đối tượng lây nhiễm HIV mới. Vì vậy, thanh thiếu niên cần được chú trọng ưu tiên trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS

+ 1999: Hãy lắng nghe – Hãy học hỏi – Hãy sống! – Chiến dịch phòng chống AIDS với

                                 trẻ em và thanh thiếu niên.

(Listen, Learn, Live! World AIDS Campaign with Children & Young People)

Hãy lắng nghe trẻ em và thanh thiếu niên, lắng nghe quan điểm về các mối quan tâm, thấu hiểu những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của họ. Hãy học hỏi sự tôn trọng, sự tham gia, hỗ trợ và những phương cách phòng nhiễm HIV.

Hãy sống trong một thế giới mà quyền lợi của trẻ em và thanh niên được bảo vệ và người bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, không bị phân biệt đối xử.

+ 2000: AIDS: Nam giới tạo ra sự khác biệt. (AIDS: Men Make a Difference)

Phụ nữ có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV vì họ thường không thể quyết định việc quan hệ tình dục xảy ra khi nào, ở đâu và bao giờ. Các quan niệm về “dũng khí đàn ông” đã khiến việc quan hệ tình dục giữa họ và bạn tình có nhiều nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Nam giới thường không quan tâm đến những rủi ro trong hành động của họ nhưng nếu không có đàn ông thì virus sẽ có ít cơ hội để lan truyền. Hơn 70% trường hợp nhiễm HIV trên thế giới xảy ra qua quan hệ tình dục nam nữ và 10% xảy ra qua quan hệ đồng giới nam, 5% trường hợp nhiễm HIV khác do tiêm thuốc gây nghiện trong đó 4/5 tổng số trường hợp này là nam giới.

Việc khuyến khích nam giới tham gia phòng chống AIDS là biện pháp đúng đắn nhất để thay đổi diễn biến của dịch bệnh. Thông qua chiến dịch thế giới phòng chống HIV/AIDS, UNAIDS và những cơ quan hợp tác trên toàn thế giới sẽ làm việc với cả phụ nữ lẫn nam giới, với các tổ chức chính phủ, các cấp chính quyền, với hệ thống tổ chức LHQ và các phương tiện truyền thông để cung cấp những thông tin cần thiết, tập trung chủ yếu vào nam giới.

+ 2001: Nam giới tạo ra sự khác biệt: Tôi quan tâm. Còn bạn thì sao?

                    (Men Make a Difference: “I care. Do you?”)

Đây là khẩu hiệu duy trì mục tiêu chính là vai trò của nam giới và mong muốn các cấp lãnh đạo, các nhà chính trị hãy phản ứng mạnh trước đại dịch AIDS. Chính nam giới là những người có vai trò quyết định trong quan hệ tình dục cho dù họ có sử dung bao cao su hay không. Nam giới cũng bao gồm phần lớn những người tiêm chích ma túy.

+ 2002-2003: Hãy sống và cùng sống:

                       Chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

(Live and Let Live: Stigma and Discrimination)

Chủ đề chiến dịch phòng chống HIV/AIDS này kéo dài hai năm (2002-2003) sẽ tập trung vào việc loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử vì đây chính là những trở ngại lớn nhất cho hiệu quả của việc phòng chống HIV/AIDS. UNAIDS says, "Help us fight fear, shame, ignorance and injustice worldwide." UNAIDS đề nghị "Hãy giúp chúng tôi chống lại sự sợ hãi, xấu hổ, sự thiếu hiểu biết và bất công trên toàn thế giới." 

+ 2004: Phụ nữ,các bé gái và AIDS

            Hôm nay bạn có nghe tôi nói không?

(Women, Girls, HIV and AIDS - Have you heard me today?)

Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2004 hướng đến “Phụ nữ, các bé gái và HIV/AIDS” và được phát động với khẩu hiệu “Hôm nay bạn có nghe tôi nói không?” nhằm nêu lên sự bất bình đẳng nam nữ đã góp phần làm bùng phát đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.

Hiện nay, phái nữ chiếm gần một nửa tổng số những người nhiễm HIV/AIDS và dịch bệnh này đang lây lan nhanh ở phụ nữ hơn nam giới.

+ 2005-2008: Giữ vững cam kết – Quyết tâm ngăn chặn AIDS.

(Stop AIDS. Keep the Promise)

Mỗi người trong chúng ta có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của HIV và giảm thiểu tác hại của AIDS.Bạn không cần phải là một nhà khoa học hàng đầu trong việc chữa trị để tạo nên một sự thay đổi. Hãy tự bảo vệ bản thân và mọi người chống nhiễm HIV, tiếp đón ân cần những ai bị nhiễm HIV cũng như thông tin về HIV/AIDS là những gì bạn có thể góp phần.Bạn đã thực hiện chưa? Tổ chức thế giới phòng chống HIV/AIDS – UNAIDS hỗ trợ tích cực bằng cách tìm kiếm các nhà tài trợ, xúc tiến tăng cường sự hợp tác của các thành viên LHQ, các cấp chính quyền cũng như tất cả các thành phần trong xã hội, cung cấp các tài liệu thực hiện và sự trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho chiến dịch toàn cầu.

UNAIDS cho rằng cần thiết phải có hành động phối hợp toàn cầu vì đây là thảm họa chung của nhân loại mặc dù các quốc gia trên thế giới vẫn đã và đang thực hiện những biện pháp để phòng chống HIV/AIDS riêng cho chính quốc gia của họ.

Giữ vững cam kết – Quyết tâm ngăn chặn AIDS là phương châm của chiến dịch phòng chống HIV/AIDS bắt đầu từ năm 2005 và lâu dài.

Tiêu điểm của chiến dịch:

- Đảm bảo rằng các cấp chính quyền và các nhà hoạt động xã hội cùng thực hiện tốt những gì đã cam kết trong việc phòng chống HIV/AIDS.

- Phối hợp thực hiện các chiến dịch phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, liên kết những cố gắng của từng địa phương với các hoạt động toàn cầu.

-Cung cấp đầy đủ các tư liệu cần thiết trong việc chế ngự HIV/AIDS.

-Mở rộng và đẩy mạnh vai trò của xã hội trong việc ngăn chặn đại dịch AIDS.

+ 2009-2010: Giữ vững cam kết. Quyết tâm ngăn chặn AIDS –

                           Tiếp cận phổ cập và quyền con người.

(Stop AIDS. Keep the Promise - Universal Access and Human Rights)

Tiếp cận phổ cập được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV đến tất cả mọi người có nhu cầu không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, sở thích… Tiếp cận phổ cập được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu quốc gia, do quốc gia tiến hành thông qua các khảo sát toàn diện về tình hình dịch, khả năng mở rộng các ứng phó của quốc gia chống lại HIV, dựa vào quá trình tham vấn, đóng góp ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, những người sống với HIV và các đối tác khác.

Chủ đề này được chọn để bảo vệ quyền con người và  tất cả mọi người đều được chăm sóc, điều trị, hỗ trợ và phòng ngừa HIV/AIDS. UNAIDS yêu cầu loại bỏ các phân biệt đối xử với những người đang sống chung với HIV/AIDS và các cấp chính quyền cần thực hiện đúng cam kết bảo vệ quyền con người trong tuyên bố cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và tuyên bố chính trị về HIV/AIDS năm 2006.

+2010 – 2015 : “Hướng tới mục tiêu ba không” – (“Getting to Zero”)

Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn người tử vong do AIDS,

Không còn kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS.

* Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV: 

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn vào năm 2015, đặc biệt là trong nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm.

- Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy vào năm 2015, tất cả những người mới nghiện ma túy đều được dự phòng lây nhiễm HIV đúng cách.

* Hướng tới không còn người tử vong do AIDS:

- Tất cả người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đều được tiếp cận thuốc kháng vi rút (ARV).

- Giảm 50% các ca tử vong do Lao ở những người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015

- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được quan tâm đề cập trong các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thiết yếu.

* Hướng tới không còn kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS:

- Đến năm 2015 làm giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú .

- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Tại sao Liên hợp quốc đặt mục tiêu “Ba không”?

- Tầm nhìn “Ba không” đã được Tổng thư ký Liên hiệp quốc công bố chính thức tại Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về HIV/AIDS tháng 6/2011. Mặc dù theo báo cáo của Liên hiệp quốc, xu hướng mới nhiễm HIV trên toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên ở một số vùng trên thế giới vẫn có xu hướng gia tăng. Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế. Theo các điều tra gần đây nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có 24% phụ nữ trẻ và nam giới trẻ trả lời chính xác 5 câu hỏi về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nhận thức và kiến thức về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tới trong việc kiểm soát sự lây nhiễm HIV. Các báo cáo cũng cho thấy các ca nhiễm mới HIV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tập trung trong các nhóm chính có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm những người tiêm chích ma túy, người mua và bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng với nam và những người chuyển giới.

- Trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số người tiếp cận được điều trị kháng vi-rút (ARV) để tiếp tục sống đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2006. Tuy vậy, đến nay vẫn còn hơn 60% số người đủ tiêu chuẩn điều trị ARV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được với các thuốc có ý nghĩa sống còn này với họ. Ở Việt Nam, số người được điều trị ARV đã tăng 18 lần và số người chết liên quan đến AIDS đã giảm nhanh trong vòng năm năm qua, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau vẫn còn hơn một nửa số người lớn nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu nhưng vẫn chưa chưa được tiếp cận điều trị kháng vi-rút. Do vậy để thực hiện được mục tiêu không còn người chết liên quan đến AIDS thì ngoài các giải pháp mang tính đồng bộ, các giải pháp tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng.

- Đã 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia vẫn còn những quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử tiếp tục là nguyên nhân hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS cũng như là những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động v.v…đã được pháp luật các quốc gia quy định.

Liên hiệp quốc khuyến cáo, từ chủ đề chung của Chiến dịch Phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015,  hàng năm các quốc gia, tùy theo tình hình dịch HIV/AIDS và thực tế công tác phòng, chống HIV/AIDS có thể lựa chọn các ưu tiên khác nhau để hướng tới mục tiêu “Ba không” nói trên và Việt Nam đã chính thức chọn chủ đề cho Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2001 là: “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.

Tại sao Việt Nam lại tập trung vào chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”cho năm 2011: 

Tuy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bị kìm chế ở mức độ thấp, số người mới phát hiện nhiễm HIV đã giảm liên tục trong 3 năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ bền vững. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta với một số xu hướng thay đổi đáng lưu ý như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn. Do vậy kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng đã là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tiếp tục cho giai đoạn 2011-2020.

Tóm lại, dù thế giới ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV trên toàn cầu mà hầu hết là ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Thế giới hiện mới chỉ có gần một nửa số người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị thuốc kháng vi rút được tiếp cận với thuốc điều trị và hơn một nửa số họ vẫn chưa được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - Aquired Immunodeficiency Syndrome - viết tắt là AIDS, trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “giúp đỡ”. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS không chỉ là gia tăng tài chánh giúp thực hiện chương trình mà còn phải gia tăng nhận thức, giáo dục và chiến đấu chống lại các thành kiến kỳ thị căn bệnh thế kỷ. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS cũng có tầm quan trọng trong việc nhắc nhở mọi người rằng HIV vẫn còn đó và nhân loại vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngày thế giới phòng chống AIDS cung cấp cho tất cả chúng ta, các cá nhân - cộng đồng -các nhà lãnh đạo chính trị, một cơ hội để có hành động thiết thực bảo đảm rằng các quyền căn bản của con người phải được bảo vệ và đáp ứng được các mục tiêu toàn cầu về chăm sóc, điều trị và phòng ngừa HIV/AIDS. Khi đó, các ca nhiễm HIV mới sẽ không còn, những người đã nhiễm HIV có thể được điều trị đầy đủ cũng như được sống trong sự sẻ chia, hỗ trợ của cộng đồng, không có sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Chúng ta nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011 hướng tới không còn người nhiễm mới HIV của mục tiêu “Geting to zero” trong Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.

BS. LÊ ĐỨC THỌ – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Theo: http://www.vaac.gov.vn;   http://www.worldaidscampaign.org