Nằm gối có tốt không

Gối không chỉ được đặt ở vị trí đầu và cổ. Tùy thuộc vào từng tư thế ngủ, gối có thể được dùng để kê ở nhiều vị trí để mang lại giấc ngủ ngon nhất. Tuy nhiên, bạn có biết ngủ mà không có gối còn mang lại nhiều lợi ích hơn.

Mặc dù một chiếc gối có thể hỗ trợ cho đầu, nhưng ngủ không kê gối cũng có thể ngăn ngừa việc phát triển các nếp nhăn, các bệnh đau cổ và các vấn đề liên quan đến cột sống.

Khi ngủ với một chiếc gối được kê quá cao, bạn có thể bị mỏi lưng, cổ và vai. Vì vậy, nếu gặp đang gặp phải những vấn đề này, tốt nhất bạn nên trải nghiệm một giấc ngủ không cần gối.Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc ngủ phải kê gối, hãy chọn một chiếc gối có chiều cao thích hợp, làm sao cho cổ thẳng hàng với ngực và cột sống. Một chiếc gối ngủ "chuẩn" phải đáp ứng các chỉ số: cao 8 - 15 cm, rộng 30 cm và dài 60 cm.

Gối không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nếu quá cứng sẽ chèn vào dây thần kinh ở gáy, gây cảm giác tê, đau, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, gây thiếu hụt máu não.

Nếu gối quá mềm, khi nằm nghiêng, đầu sẽ bị lún sâu xuống, ảnh hưởng đến hô hấp.

Nhưng, nếu có cơ hội, tờ Bolsky vẫn khuyên tốt nhất nên ngủ không kê gối. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời khi bạn ngủ mà không cần gối:

Tốt cho cột sống

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề liên quan tới cột sống, tốt nhất là không nên sử dụng gối khi ngủ. Điều này giúp cột sống được định hình một cách tự nhiên nhất khi ngủ.

Tốt cho cổ

Nguyên nhân chính cho những cơn đau nghiêm trọng ở vai và lưng chính là một chiếc gối. Do đó, ngủ không có gối giúp lưu thông máu tốt hơn ở vùng cổ, do đó ngăn ngừa đau nhức cổ hiệu quả.

Tốt cho da mặt

Trong quá trình ngủ vào ban đêm, chúng ta thường có thói quen quay trái, quay phải hoặc úp mặt vào gối. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới nếp nhăn xuất hiện.

Vì vậy, để ngăn chặn quá trình hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt, tốt nhất là ngủ không kê gối.

Tốt cho giấc ngủ

Các chuyên gia sức khỏe cho biết ngủ kê gối không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu ngủ không cần gối, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, qua đó cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.

Tập thói quen ngủ không kê gối

Đối với nhiều người, ngủ không kê gối là một việc khá khó khăn. Nếu bạn muốn hình thành thói quen tốt cho sức khỏe này, hãy thực hiện những bước sau.

- Đừng chuyển sang ngủ không kê gối ngay lập tức vì bạn đã quen kê gối. Sự thay đổi đột ngột này sẽ gây khó ngủ. Trong vài tuần đầu tiên, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn gấp nhiều lớp để kê đầu.

- Lúc đầu, bạn sẽ xếp khăn theo đúng chiều cao của chiếc gối bạn thường dùng. Vài ngày sau, bạn hãy hạ thấp dần lớp khăn. Theo thời gian, bạn sẽ quen với việc ngủ không cần gối.

Đa số người dân Việt Nam đều có thói quen nằm ngủ với gối. Tuy nhiên, có người thích nằm gối thấp, lại có người thích nằm gối cao, chất liệu gối ngủ cũng khác nhau tùy vào sở thích, thể trạng hay nhu cầu của mọi người.  

Đến nay, nên nằm gối cao hay thấp để bảo vệ sức khỏe vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi vì sở thích nằm gối của mỗi người là khác nhau. Để có câu trả lời chính xác nhất cho chủ đề này, mời các bạn tham khảo thông tin do Đệm Xinh chia sẻ dưới đây nhé.

1. Gối đầu cao khi ngủ có tốt không?

Khá nhiều người có thói quen nằm ngủ với một chiếc gối cao chắc chắn. Tuy nhiên theo các chuyên gia về sức khỏe, nằm gối cao nhiều không tốt, sẽ gây ra tình trạng đau vẹo cổ nếu nằm lâu hoặc không may nằm sai tư thế. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên nằm gối cao làm gia tăng nguy cơ bị gù, biến dạng cổ, dáng đi trở xấu.

Ngoài ra, nằm gối quá cao (trên 15cm) còn có hại cho tim vì máu từ tim lên não bị hạn chế, đồng thời cản trở hô hấp và gây ra hiện tượng ngáy to.

Người có thói quen ngủ với tư thế nằm nghiêng còn không thích hợp với những chiếc gối quá cao vì đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.  Nằm gối cao lâu ngày còn dẫn đến nhiều triệu chứng khác như đau cổ, chóng mặt, tăng nhịp tim, tê đau, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Như vậy, có thể thấy nằm gối cao khi ngủ không mang lại lợi ích nào cho sức khỏe.

2. Nằm gối quá thấp có tốt không?

Có vẻ đọc tới đây nhiều người nghĩ rằng đã có câu trả lời cho vấn đề nên nằm gối cao hay thấp. Nhưng các bạn hãy tiếp tục theo dõi để biết trong trường hợp nằm gối thấp thì sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng tốt hay xấu nhé.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nằm gối quá thấp (dưới 7cm) sẽ làm cho lượng máu lên não bị quá nhiều, dễ dẫn tới nguy cơ xung huyết mạch máu, làm sưng mặt và gây ra hiện tượng “mắt húp” vào sáng hôm sau.

Liên tục nằm gối thấp khi ngủ còn dẫn đến tình trạng chùng cơ cổ, cong xương sống, làm cổ bị đau, cứng khớp. Ngủ trên một chiếc gối quá thấp khiến bạn gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy.

Hoặc một số người thậm chí còn không dùng gối, chỉ kê tay khi ngủ. Thói quen này rất có hại cho đốt sống cổ, khiến các dây thần kinh ở tay bị chèn ép, làm chúng ta có cảm giác bị tê nhức tay khi tỉnh giấc.

Vậy, nằm gối quá thấp khi ngủ cũng không tốt cho sức khỏe.

Tham khảo: Chọn gối cho người nằm nghiêng dễ ngủ, giảm đau nhức

3. Khi ngủ nên nằm gối cao hay thấp?

Nằm gối quá cao hoặc quá thấp khi ngủ đều không tốt cho sức khỏe của con người. Vì thế, hãy kiểm tra lại chiếc gối mà bạn đang sử dụng. Nếu nó không đạt tiêu chuẩn để mang đến một giấc ngủ ngon cho bạn thì Đệm Xinh khuyên bạn đổi một chiếc gối mới.

Mua một chiếc gối chất lượng, có độ êm mềm vừa phải, chiều cao từ 8cm đến tối đa 15cm, chiều rộng khoảng 30 – 45cm và chiều ngang khoảng 60 – 75cm, sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong suốt thời gian nghỉ ngơi.

Trên thị trường, đa phần các thương hiệu chăn ga gối đệm đều sản xuất gối ngủ. Gối không chỉ đa dạng về chất liệu mà còn cả về kích thước, độ cao. Đương nhiên các thương hiệu uy tín đều tối ưu kích cỡ gối sao cho đạt tiêu chuẩn về chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe.

Các bạn có thể tham khảo gối của các thương hiệu sau: Liên Á, Oyasumi, Hanvico, Dlavish...

Ngoài ra, gối ngủ dù đạt chuẩn về chiều cao nhưng bạn cũng nên chú ý về thời gian sử dụng. Nếu dùng gối thường xuyên, bạn chỉ nên sử dụng gối đó từ 1 năm đến 3 năm. Gối bình dân, chất liệu bình thường nên được thay mới sớm vì sẽ nhanh bị lún xẹp do nằm nhiều.

Trong trường hợp gối lún quá nhanh so với dự kiến vì nhiều lí do khác nhau, bạn cũng nên đổi gối mới để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

4. Những loại gối ngủ tốt cho sức khỏe?

Sau khi biết nên nằm gối cao hay gối thấp, nên chọn gối cao bao nhiêu, bạn cũng nên tìm hiểu về chất liệu gối để chọn loại phù hợp. Gối ngủ trên thị trường được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, 4 loại dưới đây được đánh giá tốt cho sức khỏe.

Gối lông vũ

  • Gối lông vũ có phần lõi gối chủ yếu làm từ lông của các loại gia cầm như vịt, ngỗng, trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt để loại bỏ chất độc hại, tránh gây dị ứng, kích ứng sức khỏe.
  • Gối lông vũ rất nhẹ, vô cùng thoáng khí, có khả năng hút ẩm cao, hoàn toàn không mang đến cảm giác bí bách nên rất được ưa chuộng vào mùa hè.
  • Nằm gối lông vũ cũng rất êm, thường được thiết kế theo độ cao tiêu chuẩn để không gây khó chịu và đau mỏi khi nằm. Gối này còn an toàn tuyệt đối với sức khỏe, không gây kích ứng da vì đã được loại bỏ hoàn toàn các hại khuẩn.

Xem thêm: Bật mí cách chọn gối cho người đau cổ bạn nên biết

Gối bông

Nằm gối có tốt không

  • Gối bông có phần ruột được làm từ sợi bông thiên nhiên, màu trắng tinh, sạch sẽ. Gối có khả năng thấm hút ấn tượng, thoáng mát, ít khi bị ẩm mốc.
  • Sợi bông làm ruột gối sau khi khai thác thu hoạch đều được xử lý và nấu chín giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, nhờ đó hoàn toàn lành tính với làn da người dùng.
  • Tuổi thọ của gối bông cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo bị biến dạng. Giá gối cũng rẻ hơn nhiều so với các loại gối khác.

Gối cao su

  • Gối cao su được làm từ cao su thiên nhiên, có độ đàn hồi cao, không bị lún trũng dù dùng trong thời gian dài.
  • Gối cao su có độ thoáng khí vượt trội, thường được thiết kế nhiều lỗ thoáng khí to nhỏ giúp đảm bảo không khí lưu thông liên tục, nhờ đó không gây tích tụ hơi nóng vùng cổ gáy khi nằm lâu.
  • Gối cao su thiên nhiên có khả năng nâng đỡ tối ưu theo đường cong của đầu và cổ, vì thế hạn chế tình trạng đau cổ và vai gáy khi ngủ.
  • Gối cao su an toàn với sức khỏe con người, không gây dị ứng da, không gây kích ứng mũi.

Gối foam

  • Gối foam được làm từ mút hoạt tính, vô cùng mềm mại và êm ái. Gối cho cảm giác đặc dẻo chắc chắn khi nằm, ôm sát đường cong của phần cổ và vai gáy, mang lại cảm giác thoải mái như được massage.
  • Các sản phẩm gối foam thường được ứng dụng công nghệ làm mát, mang đến cảm giác thoáng mát dễ chịu cho người dùng, có thể sử dụng quanh năm.
  • Gối foam cũng có độ đàn hồi cao, không sự bị xẹp lún khi dùng lâu.
  • Áo bọc gối foam thường may từ các chất liệu cao cấp, có khả năng thoáng khí tốt, chống nhăn, chống bụi và kháng nấm mốc tốt, bảo vệ sức khỏe người nằm.

Bài viết vừa giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nên nằm gối cao hay gối thấp, nằm gối cao bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe và gợi ý những loại gối tốt nhất. Hy vọng thông tin chia sẻ từ Đệm Xinh sẽ giúp bạn chọn được một chiếc gối mới tốt hơn để chăm sóc trọn vẹn giấc ngủ của mình cùng gia đình.

Nằm không gối có tác dụng gì?

Theo Health Life, ngủ không sử dụng gối sẽ tốt hơn vì cột sống ở trạng thái tự nhiên, thư giãn trong giấc ngủ. Ngủ không gối sẽ giúp lưng được giãn ra, bạn được nghỉ ngơi ở vị trí tự nhiên mà không có bất kỳ sự đau mỏi. Dù gối cao thể gây áp lực không tốt lên cột sống, về lâu dài thể gây mỏi phần lưng.

Gối ngủ có tác dụng gì?

Không giống như những chiếc gối cổ bằng đá, những chiếc gối chúng ta sử dụng ngày nay rất mềm mại và thoải mái, nhiều người không thể ngủ nếu không một chiếc gối kê đầu thật lớn. Kê gối ngủ có thể dẫn đến tư thế ngủ không tự nhiên và sự hỗ trợ mà chúng mang lại không kéo dài lâu.

Nằm gối có tác dụng gì?

Gối giúp giữ vị trí đầu, cổ và cột sống cố định và thẳng hàng, giúp cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn. Gối trở thành một người bạn không thể thiếu đối với giấc ngủ, nhiều người thậm chí không thể ngủ ngon nếu không có ít nhất một chiếc gối để kê.

Tại sao không nên nằm gối cao?

khi nằm trên gối cao là nguyên nhân dễ gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ, với các triệu chứng thường gặp như: đau nhức đầu, nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê thần kinh, tim đập nhanh, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và học tập. Đặc biệt, nếu kéo dài khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị.