Năng khiếu báo chí là thi gì năm 2024

Để trở thành sinh viên báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bên cạnh việc xét điểm thi THPTQG hoặc xét học bạ, các sĩ tử còn cần phải trải qua kỳ thi năng khiếu báo chí.

Cấu trúc bài thi Năng khiếu báo chí Gồm 2 phần:

Phần thứ nhất (3 điểm): Tất cả thí sinh dự thi ngành Báo chí làm bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: kiểm tra hiểu biết chung (nội dung đề thi nằm trong các môn học: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn của chương trình Trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12).

Phần thứ hai (7 điểm): - Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình, Ảnh báo chí: +) Xem hình ảnh (ảnh chụp, video clip) và viết bình luận không quá 500 chữ về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh được xem, thời gian làm bài 30 phút (3 điểm); +) Trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực quay phim truyền hình, ảnh báo chí; kiến thức về tạo hình và bố cục, tư duy hình ảnh; ý tưởng sáng tạo; khả năng giao tiếp… (4 điểm); - Đối với thí sinh dự tuyển các chuyên ngành khác của ngành Báo chí: Làm bài thi tự luận gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút. Câu 1 (3 điểm): Đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình. Câu 2 (4 điểm): Đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.

Những điều nên làm trong bài luận của đề thi năng khiếu báo chí Bài luận trong đề thi Năng khiếu báo chí là bài viết các sĩ tử cần thực hiện để thể hiện khả năng phát hiện vấn đề, khả năng lâp luận và khả năng thực hiện văn bản của mình.

Năng khiếu báo chí là thi gì năm 2024

Những điều nên làm trong bài năng khiếu ảnh báo chí và quay phim truyền hình

Đối với phần thi ảnh báo chí và quay phim truyền hình, các sĩ tử ngoài đam mê và kiến thức còn cần phải có năng khiếu thiên bẩm để tạo ấn tượng với ban giám khảo.

Năng khiếu báo chí là thi gì năm 2024

Theo PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, với các chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình sẽ là phần thi vấn đáp để có thể đánh giá được cách thức ứng xử, nói năng, hình thức của các thí sinh. Trong đó, các thí sinh có thể sẽ được xem một số bức ảnh, một đoạn video ngắn để viết một bài khoảng 500 chữ để cảm nhận về bức ảnh hay video đó.

“Ngoài ra, các thí sinh nên chịu khó theo dõi tin tức thời sự trên báo đài, mạng Internet. Điều này giúp các em có thêm tri thức để lập luận, cách viết có sức nặng hơn, cách thể hiện quan điểm cũng logic hơn. Việc quan tâm đến các sự kiện, vấn đề thời sự cũng chính là chỉ mối cho thấy em có tố chất - năng khiếu báo chí”, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng chia sẻ thêm.

PGS,TS Phạm Minh Sơn lưu ý, một điều kiện không thể thiếu đó là sức khỏe, cụ thể là chiều cao. Với chuyên ngành Quay phim, sinh viên phải có đủ sức khỏe, chiều cao để vác và sử dụng máy quay vì đặc thù của nghề này là phải di chuyển nhiều.

Để thi vào ngành Báo chí ngoài đam mê, các em cần có sự năng động, sáng tạo, ý chí quyết tâm cao.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Học viện khuyên thí sinh không nên theo học các lớp ôn thi năng khiếu báo chí. Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định không tổ chức bất kì một lớp ôn luyện nào, tất cả các lớp tổ chức ôn thi năng khiếu báo chí đều không chịu sự quản lý của Học viện. Do đó, Học viện không chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của nội dung ôn tập cũng như hình thức ôn thi của các lớp đó.

Sáng 18/3, đại diện Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, năm nay trường không tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí, thay vào đó xét tuyển bằng 4 phương thức truyền thống: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tuyển thẳng, chứng chỉ ngoại ngữ và xét học bạ. Đây là năm thứ 2 liên tiếp trường không tổ chức kỳ thi này do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Từ năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu báo chí, dành riêng cho khối nghiệp vụ gồm các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình (chất lượng cao), Báo mạng điện tử (chất lượng cao), Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)

Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 sinh viên. Trường chia các chương trình đào tạo thành bốn nhóm, gồm: nhóm 1 (báo chí), nhóm 2 (các ngành khối lý luận), nhóm 3 (ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) và nhóm 4 (các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế).

Với xét học bạ, trường dành 20% chỉ tiêu, tương đương 390 sinh viên, cho phương thức này. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình năm học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12) và điểm trung bình năm học kỳ các môn Ngữ văn hoặc Lịch sử hoặc tiếng Anh.

Nếu đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia, thí sinh được cộng 0,1 - 0,3 điểm. Trong trường hợp có chứng chỉ tiếng Anh, điểm cộng dao động 0,1 - 0,5.

Với xét chứng chỉ ngoại ngữ, trường ưu tiên xét tuyển với thí sinh có IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác. Ngoài ra, các em phải đảm bảo đạt điểm trung bình không dưới 7, hạnh kiểm tốt trong năm kỳ bậc THPT (tính đến kỳ I lớp 12). Riêng với các chương trình thuộc nhóm Báo chí, điểm học bạ môn Văn trong năm kỳ phải từ 6,5 trở lên.

Với xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, trường dành 70% chỉ tiêu. Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), C00 (Văn, Sử, Địa), C03 (Văn, Toán, Sử), C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội), D01 (Văn, Toán, tiếng Anh), D14 (Văn, Sử, tiếng Anh), D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, tiếng Anh) và D78 (Văn, Khoa học xã hội, tiếng Anh).

Trường cũng tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu không hạn chế. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Về điểm chuẩn 2021, ngành Truyền thông đa phương tiện tổ hợp C15 (Toán, Văn, Khoa học xã hội) lấy đầu vào cao nhất - 28,6, kế đó Báo Truyền hình - 28 điểm - với tổ hợp R16 (Ngữ văn, Điểm xét ngành báo chí, Khoa học xã hội). Các ngành thuộc khối lý luận như Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Chính trị học... có điểm chuẩn thấp hơn, chỉ từ 17,25, phổ biến 22-23.

Với điểm chuẩn thang 40, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp (ngành Quan hệ công chúng) lấy 38,07 tại hai tổ hợp D78 (Tiếng Anh, Ngữ văn, Khoa học xã hội), R26 (Chứng chỉ tiếng Anh quy đổi, Ngữ văn, Khoa học xã hội). Điểm chuẩn thấp nhất theo thang 40 là 33,4.

Ngành báo chí cần học giỏi môn gì?

Giỏi về kiến thức chuyên môn Không thể viết báo tốt khi không có kiến thức chuyên môn. Vì vậy, học ngành báo chí cần phải có kiến thức về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, khoa học kỹ thuật…

Đại học báo chí lấy báo nhiêu điểm?

Cụ thể, các chuyên ngành của báo chí có mức điểm chuẩn dao động từ 33,92 đến 37,23 tùy vào chuyên ngành, chương trình đào tạo và tổ hợp xét tuyển. Riêng chuyên ngành báo truyền hình có mức điểm chuẩn cao nhất 37,23 (tổ hợp D78, R26). Trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là gì?

Ngành Báo chí (Journalism) là một ngành học thuộc lĩnh vực Truyền thông, qua đó đào tạo những kiến thức về tổng hợp, phân tích và đánh giá tư liệu nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề, sự kiện trong xã hội đến với công chúng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là học về ngành gì?

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) lấy điểm chuẩn 22,8 - 29,25 theo thang 30, từ 33,33 đến 37,6 theo thang 40. Theo thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm cao nhất 29,25 xét tổ hợp C15. Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy điểm chuẩn thấp nhất 22,8 xét tổ hợp A16.