Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai là gì

Những ai yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ không thể không biết tới đoạn trích nổi tiếng Trao duyên. Nguyễn Du đã khéo léo xây dựng một tấn bi kịch về chuyện tình Kim- Kiều. Hãy cùng phân tích trao duyên để hiểu hơn về tài nghệ của tác giả. Phân tích đoạn trích để thấu hơn câu chuyện về “tình chị duyên em” đã làm lay động lòng người.

Vì đâu nên nỗi “tình chị duyên em”?

Đoạn trích này thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm. Nó tái hiện lại cuộc trò chuyện giữa hai chị em Vân- Kiều. Khi ấy, gia đình gặp biến cố. Bọn sai nha vô cớ cướp bóc tài sản của nhà Thúy Kiều. Chúng bắt cha và em trai. Chúng hăm dọa phải đút lót “có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Xoay xở đủ đường nhưng không được, chẳng còn cách nào khác, Kiều đành bán mình. Nàng hy sinh thân mình để lấy tiền chuộc cha, chuộc em và cứu gia cả gia đình. Thế nhưng, lòng nàng vẫn nặng tình với chàng Kim. Nàng không hề muốn chàng đau khổ khi lời thề vẫn còn đó. Do vậy, nàng nghĩ đến việc trao lại tấm chân tình cho Thúy Vân. Nàng nhờ em giữ trọn bọn phận, lời hứa với người yêu.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai là gì
Thúy Kiều trao duyên cho em gái

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa,

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc, em’’.

Người ta bảo, Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ quả không sai. Dường như, mỗi từ mỗi câu ông viết ra đều có dụng ý của nó. Như chữ “cậy” ngay trong câu thơ đầu tiên. Nó mang thanh trắc. Đọc lên nghe rất nặng nề, u uất. Nó thể hiện nội tâm đau đớn, xót xa của người nói. Đồng thời, biểu cảm sự tin cậy đối với người nghe. Không như chữ “mong”, hay “nhờ” mang thanh bằng và không hoàn toàn tin tưởng.

Phân tích trao duyên mới thấy Thúy Kiều vô cùng tôn trọng Thúy Vân và rất xem trọng mối tình với Kim Trọng. Do vậy, nàng mới bảo em “ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Khen sao cho cách dùng từ của tác giả. Việc “lạy”, “thưa”, thể hiện thái độ kính cẩn hàm ơn của Kiều, khiến Vân không thể chối từ. Càng phân tích trao duyên chúng ta càng nghe rõ tiếng khóc than ai oán của nàng Kiều. Sau khi Vân đã đồng ý lắng nghe. Kiều bắt đầu kể trong nước mắt. Thế là, gánh tương tư đứt gãy từ đây. Mối tơ thừa chẳng thể kéo dài. Vậy nên, giờ chỉ còn “mặc, em”, cậy cả vào em.

Bằng thành ngữ, điển tích, tác giả đã vẽ nên mối tình sâu đậm nhưng mong manh của Kim- Kiều:

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai là gì
Thúy Kiều lưu luyến mối tình với Kim Trọng

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Tình yêu đang đẹp là thế. Bao nhiêu lời thề non hẹn biển vẫn còn dang dở. Ấy vậy mà ngờ đâu sóng gió ập đến. Phận làm con, làm chị, Kiều đâu nỡ để cả gia đình tang tóc, li tán. Trái tim người con gái hiếu thuận nhức nhối vì thương cha. Tấm chân tình cô gái đoan trang rỉ máu vì mối tình không thể vẹn tròn. Câu nói “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” như là câu hỏi lớn không lời đáp. Nó không dành cho Vân, cũng chẳng dành cho chàng Kim. Nó dành cho chính Kiều. Ai chẳng mong vẹn cả đôi đường nhưng giờ biết làm sao. lời nàng Kiều cũng chính là lời đay nghiến xã hội của Nguyễn Du. Ông chua xót trước xã hội mà phải đưa lên bàn cân đong đếm hai giá trị “hiếu – tình”. Ông cay đắng trước một xã hội buộc con người phải đưa ra những lựa chọn không thể. Xã hội ấy thật quá tàn nhẫn, bạo tàn!.

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Trước lựa chọn có 1-0-2 đó, Kiều đành hy sinh mối tình đẹp để giữ trọn chữ hiếu. Nàng xót thương cho mình nhưng nàng cũng thấu hiểu em. Nàng biết chuyện này không hề dễ dàng với Vân. Bởi Vân đâu có yêu Kim Trọng. Bởi thế, nàng khéo léo bảo “ngày xuân em hãy còn dài”. Nàng bảo em hãy vì tình máu mủ mà chấp nhận thay lời nước non. Bởi nàng đi đến quyết định này là coi như mình đã chết. Nàng có sống cũng như kẻ không hồn. Nàng sẽ luôn mang ơn em. Nàng sẽ luôn tự hào về nghĩa cử cao đẹp của em. Với cách dùng từ chính xác, tác giả đã cho thấy Kiều là người vô cùng sắc sảo, tinh tế. Thúy Kiều luôn sống có trước có sau. Nàng không bao giờ để ai chịu thiệt vì mình. Có thể nói, 12 câu thơ đầu đã làm nổi bật diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều lúc trao duyên.

Thương chị, ngay lúc đó Thúy Vân chỉ còn cách im lặng nhận lời. Biết em đã thuận lòng, Thúy Kiều mới trao em kỷ vật giữa nàng và chàng Kim.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai là gì
Thúy Kiều xót xa chấp nhận số phận

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Chỉ là những món quà đơn sơ nhưng gợi lại cho Kiều cả một trời thương nhớ. Trong nước mắt tuôn rơi, nàng đưa cho em để làm của chung. Còn gì đau đớn hơn khi phải chia sẻ tình yêu với người khác. Còn gì bất hạnh hơn khi người con gái phải chia sẻ người đàn ông của mình. Thế nhưng vì gia đình, cả Kiều lẫn Vân đều đành phải chấp nhận. Hai người vừa khóc than cho nhau vừa uất giận cuộc đời. Cả hai đều căm phẫn cái xã hội thối nát. Cái chế độ đã bắt con người chung chạ cái không thể chung. Phân tích trao duyên càng thấy rõ lời tố cáo của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến. Xã hội ấy đã chà đạp lên hạnh phúc, lên quyền sống của con người.

Trao duyên cho em xong, Kiều cũng coi như mình đã chết. Kiều dặn dò em gìn giữ kỷ vật. Nàng cũng khẳng định rằng, dù thể xác không còn nhưng linh hồn vẫn còn vương vấn. Vì thế:

“Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”.

Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết như lò hương, hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu… xuất hiện. Tác giả càng cho thấy một tương lai mịt mùng đang chờ đợi Kiều phía trước. Dù chấp nhận hy sinh nhưng lòng Kiều vẫn không khỏi oán hận sự đời. Linh hồn nàng không thể siêu thoát vì vẫn còn tình cảm với Kim Trọng. Tuy nhiên nàng cũng mong Thúy Vân hãy cảm thông. Lúc này, Kiều nói với Vân mà như nói với chính mình. Nguyễn Du nhẹ nhàng biến đổi nghệ thuật đối thoại sang lối độc thoại từ bao giờ.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai là gì
Thúy Kiều khóc thương Kim Trọng

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Khi đã giải bày hết tâm sự với em. Khi đã nói hết ra được lòng mình, Thúy Kiều chuyển sang tỉ tê cùng chàng Kim trong vô thức. Lúc này, Thúy Kiều như càng nhớ, càng thương người yêu hơn bao giờ hết. Và nàng cũng thức được”phận bạc như vôi” của mình. Ta có thể dễ dàng nhận thấy nghệ thuật dùng câu cảm thán ở hai câu thơ cuối. Nó không phải là dấu chấm hết mà chỉ là hàng loạt dấu châm than. Như thể sự trôi nổi của đời người, như thể sự hy sinh cao cả quả nàng Kiều không gì có thể sánh được.

Lời kết

“Trao duyên” là phân đoạn ai oán nhất của cuộc tình Kim- Kiều. Phân tích trao duyên càng cho thấy được nỗi đau ấy không chỉ riêng Thúy Kiều mà dành cho cả ba tâm hồn non trẻ. Người cho, người nhận và người bị cho đều đau đớn xót xa chấp nhận số phận. Đó cũng là lời tố cáo sâu cay xã hội phong kiến mà tác giả Nguyễn Du gửi gắm.

Giải chi tiết:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và của nhiều vùng quê khác nhau – tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông sau này. Chủ nghĩa nhân đạo là một trong những nội dung lớn xuyên suốt trong những sáng tác của Nguyễn Du.

- Truyện Kiều là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Du và là kiệt tác của nền văn học Việt Nam được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện của cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân). Trao duyên là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích trên là những lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân trong cái đêm sau gia biến khi nàng đã quyết định bán mình để có ba trăm lạng vàng cứu cha và em ra khỏi những đòn tra khảo dã man. Đoạn trích nói về bi kịch tình yêu tan vỡ, bi kịch mở đầu cho một chuỗi những bi kịch kéo dài mười năm lăm của đời Kiều.

Phân tích đoạn trích

a. Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

- Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân

+ chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều

Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông

+ bức tờ mây:

++ tờ giấy trang trí hình mây có ghi lời thề nguyền của mình

++ thư từ giữa hai nghĩa

->Trong văn cảnh này nên hiểu theo nghĩa thứ nhất hai người đã “tiên thề cũng thảo một chương”

+ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: Thúy Kiều và Kim Trọng đã có chung những kỉ niệm bên nhau.

Bây giờ là lúc Thúy Kiều trao lại hết cho Vân

->Trao kỉ vật cũng đồng nghĩa là trao duyên.

- Khi trao kỉ vật, ở Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

+ Lí trí: trao hết kỉ vật, không giữ lại gì hết -> trao duyên cho em.

->Mong muốn “dù em nên vợ nên chồng” với Kim Trọng

-> Mong muốn em sẽ có cuộc sống hạnh phúc và êm ấm bên Kim Trọng:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

+ Tình cảm:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

++ Trao duyên và giữ “duyên này thì giữ”, em tự mình giữ hết lấy duyên ấy nhưng dặn dò “vật này của chung”. “Của chung” là của cả Kiều – Kim và Vân. Kiều muốn đồng sở hữu

->Từ quá khứ đến hiện tại, nó là sở hữu của Kim – Kiều

->Hiện tại đến tương lai nó là sở hữu của Kim – Vân.

++ Mong muốn em có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên Kim Trọng nhưng “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Mong muốn cả Kim Trọng và Thúy Vân đều không quên mình:

++ Thúy Vân: tình chị em

++ Kim Trọng: tình yêu với mình.

- Dặn “Mất người còn chút của tin” -> người không còn nhưng còn để lại kỉ vật

->Mong muốn mọi người không bao giờ quên mình.

=> Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng.

=> Đau đớn giằng xé trong tâm can Thúy Kiều

b. Dặn dò chuyện mai sau

- Mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn, linh hồn của Thúy Kiều sẽ trở về. Mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị.

-> Một lần nữa Thúy Kiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm

-Lí trí: mong muốn Kim Trọng và Thúy Vân có cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Đó cũng là những giây phút hạnh phúc mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua, đã từng có những giây phút hạnh phúc bên nhau. Trong đêm thề nguyền, Kim Trọng đã “lò đào thêm hương”, “Tiên thề cùng thảo một chương/ Tóc mây một món dao vàng chia đôi” -> Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe.

->Những giây phút hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục, vẫn là cảnh tượng ấy nhưng người thì khác.

-Tình cảm: muốn sum họp, chung thủy hạnh phúc

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu, đền ghì trúc mai

->Dù có bị vùi dập ra sao, dù thịt nát xương mòn nhưng linh hồn Thúy Kiều vẫn mang nặng lời thề “Nợ tình chưa trả cho ai/Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.

->Linh hồn không thể siêu thoát

->Nên mỗi khi Kim Trọng và Thúy Vân có những giây phút hạnh phúc bên nhau thì Thúy Kiều sẽ trở về để chung hưởng hạnh phúc qua ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây.

=>Dù âm dương cách trở thì Thúy Kiều sẽ trở về bằng linh hồn bất tử, sẽ được chung hưởng với hạnh phúc của em

=>Mâu thuẫn

->Cho thấy:

+Sự tiếc nuối, đau khổ và cả sự than thân trách phận của Thúy Kiều.

+Tình cảm sâu nặng

ð  Thúy Kiều hiện lên không khí chỉ là một tấm gương đạo lí đơn thuần (Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ dừng lại ở hành xử theo nguyên tắc của đạo lí phong kiến) mà còn hiện lên là một con người trần thế sống động.

Tổng kết