Nếu biện pháp sử dụng phân hóa học có hiệu quả

Có thể thấy việc đảm bảo nước tưới và phân bón cho cây trồng là bắt buộc trong trồng trọt. Đặc biệt bón phân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng mức độ chống chọi với sâu bệnh từ đó tăng năng suất. Vì vậy khi bón phân, cần nắm vững 5 cách sử dụng phân bón hóa học để tăng thêm hiệu quả, tiết kiệm chi phí và công lao động. 

1. Cách sử dụng phân bón hóa học theo chủng loại

Phân bón hiện có nhiều loại và đa dạng về chức năng, tuy nhiên có 3 nhóm phân bón chính gồm: phân đạm (N), phân kali (K) và phân lân (P). Ngoài ra phân lưu huỳnh (S) cũng cần thiết cho cây trồng nhưng với số lượng hạn chế hơn.

Khi bón phân cần đảm bảo nguyên tắc chọn đúng loại mà cây trồng đang cần. Đúng chủng loại, phân bón không chỉ giúp cây trồng phát triển xanh tốt mà còn giúp cải tạo và giữ độ màu mỡ cho đất. Ngoài ra còn làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng trước thời tiết cực đoan và sâu bệnh gây hại.

Ngược lại nếu bón sai loại, phân sẽ mất tác dụng và gây hại cho cây trồng, ảnh hưởng xấu đến đất.

>>>> Phân bón hóa học là gì? Các bao nhiêu loại phân bón và lợi ích của chúng

2. Cách sử dụng phân bón hóa học theo nhu cầu bón phân cây trồng

Đối với mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển mà cây trồng sẽ có nhu cầu về lượng phân bón khác nhau. Nếu bón liên tục sẽ gây lãng phí do cây không sử dụng hết. Ngoài ra dư thừa phân bón còn tác động xấu đến môi trường, gây tác dụng ngược làm giảm năng suất của cây trồng.

Thông thường sẽ có 3 giai đoạn bón chính gồm:

  • Bón lót trước khi gieo trồng.
  • Bón thúc nhằm thúc đẩy cây phát triển như ra thêm nhánh mới…
  • Bón đón đòng hay bón rước hoa áp dụng lúc cây chuẩn bị ra hoa.

Cần xác định đúng giai đoạn phát triển của cây trồng để từ đó biết được cách sử dụng phân bón đúng nhu cầu.

3. Nguyên tắc chọn đúng thời tiết để sử dụng phân bón hóa học

Trước khi tiến hành bón phân cho cây trồng cần xác định được diễn biến thời tiết trước và sau khi bón.

Trường hợp thời tiết đang khô nóng thì không nên dùng phân bón hóa học do sức nóng sẽ làm mất đi môi trường tạo chất dinh dưỡng, phân sẽ bị khô và mất tác dụng. Trường hợp trời mưa, bão sẽ làm trôi đi lượng phân vừa bón gây lãng phí. Do đó nên chọn thời tiết phù hợp để tiến hành bón để cây có thể hấp thu tối đa dưỡng chất.

4. Nguyên tắc sử dụng phân bón hóa học đúng cách

Có hai dạng phân bón chính là phân bón gốcphân bón lá. Mỗi giống cây trồng sẽ phù hợp với một trong hai, cá biệt có một số giống cây trồng thích hợp với cả hai dạng phân bón trên.

Cách sử dụng phân bón hóa học gốc nên bón vào hố, rãnh hoặc rải đều trên mặt đất…

Đối với phân bón lá cần phun sao cho đều trên lá nếu phủ được cả hai mặt lá thì càng tốt.

Lưu ý cần bón đều phân tránh trường hợp chỗ thừa chỗ thiếu, đặc biệt là đối với bón lá và bón gốc theo kiểu rải trên mặt đất. Nên sử dụng các loại máy phun hạt để đảm bảo phân được phun đều và kỹ do máy có lực phun tốt kèm theo khả năng điều chỉnh được lượng phun tránh gây lãng phí.

Xem thêm: TOP 3 Mẫu Máy Phun Phân Bón Hàng Đầu 

5. Nguyên tắc sử dụng phân bón đúng nhu cầu sinh thái

Khi sử dụng phân bón hóa học, các loại vi sinh vật có trong đất cũng được hưởng lợi. Các vi sinh vật này giúp cho đất giữ được độ cân bằng. Vì vậy khi được cung cấp thêm dinh dưỡng thì hoạt động của chúng sẽ càng hiệu quả hơn. Từ đó mang đến thêm nhiều lợi ích cho cây trồng.

Do đó khi điều kiện sinh thái của đất trồng đang không tốt, cần ngưng hoạt động bón phân. Lúc này cần tìm hiểu tình trạng đất và nguyên nhân để xử lý càng sớm càng tốt.

Chỉ với 5 cách sử dụng phân bón hóa học đúng cách, việc bón phân đúng không chỉ mang lại lợi ích cho cây trồng góp phần nâng cao năng suất mà còn giúp cân bằng môi trường sinh thái cho đất. Ngoài ra bón đúng phương pháp còn giúp tiết kiệm được phân bón từ đó tăng lợi nhuận cho các mùa vụ.

Bạn có biết để nâng cao năng suất và muốn cây trồng phát triển nhanh thì chúng ta cần phải sử dụng phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều thì tác hại của phân bón hóa học gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Vậy tác hại của phân bón hóa là gì và cách giảm thiểu như thế nào? Hãy để EcoClean chia sẻ cho bạn nhé!

Tác hại của phân bón hóa học 

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học gồm 3 loại: Đạm – Lân – Kali (N-P-K), chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng suất cây trồng

Phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp. Phân bón hóa học được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản (Khái niệm phân bón hóa học được định nghĩa theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón). 

  • Thành phần gồm: các nguyên tố dinh dưỡng và các nguyên tố khác như N, K, P, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn… 
  • Chia thành 3 loại cơ bản: phân đạm, phân lân và phân kali dựa vào thành phần nguyên tố chính có trong phân. 

Những tác hại của phân bón hoá học khi bị lạm dụng quá nhiều

Theo thống kê từ FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc: Phân bón hóa học quyết định 50% tổng lượng nông sản tăng thêm. Ở Việt Nam, trung bình phân bón hóa học làm tăng 35% tổng lượng nông sản.

Lượng tiêu thụ phân hóa học tại Việt Nam ngày một tăng cao qua mỗi năm

Phân bón hóa học được sử dụng một lượng rất lớn mỗi năm và là vật tư không thể thiếu đối với nông dân để tăng sản lượng cây trồng. Đây là vấn đề đáng báo động cho môi trường khi phân bón hóa học đang bị lạm dụng quá mức trong sản xuất. Vậy tác hại của phân bón hóa học ảnh hưởng đến môi trường và chúng ta như thế nào? 

Lạm dụng phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng đất 

Tác hại của phân bón hóa học khi bị lạm dụng quá nhiều cho đất

Sử dụng quá nhiều phân bón hoá học có thể làm thay đổi và gây mất cân bằng môi trường đất tự nhiên:

  • Các chất độc hại từ phân bón hoá học sẽ thấm dần vào đất, tăng mức độ acid, khiến đất đai bị chua, bạc màu. 
  • Bón phân vô cơ quá mức sẽ gây chết các loài sinh vật tự nhiên trong đất, khiến nguồn đất dần mất đi độ tơi xốp, màu mỡ. 
  • Đất không thể dùng để trồng trọt hoặc nếu có cây trồng sẽ còi cọc, không có nông sản hoặc nông sản thu hoạch kém chất lượng.

Tác hại của phân bón hóa học đến nguồn nước

Các chất hóa học dễ hòa tan có trong phân bón sẽ lẫn vào nguồn nước sinh hoạt, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước. Không những vậy, sức khoẻ của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng phải nguồn bị nhiễm chất hóa học này. 

Lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa

Chất hóa học trong phân tan vào nước lâu ngày sẽ sinh ra hiện tượng “phú dưỡng hóa”. Hiện tượng này làm nước màu xanh lục, hôi thối, nhiều bọt, rong tảo gây chết các sinh vật trong nước.

Ảnh hưởng đến thực vật và hệ sinh thái

  • Chất hóa học trong phân sẽ tiêu diệt các vi sinh vật tốt cho đất.
  • Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết có trong tự nhiên.
  • Cây bị sốc và rối loạn chất dinh dưỡng.
  • Cây còi cọc, kém phát triển dẫn đến nông sản thu hoạch kém chất lượng. 

Lạm dụng phân hóa học khiến cây ngộ độc, dư đạm, bị rũ và cháy lá

Tác hại của phân bón hóa học ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào?

Lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều sẽ khiến tồn dư chất độc hại trên nông sản. Nếu không rửa sạch trước khi chế biến thì lượng chất hóa học này sẽ dần ngấm và tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một số trường hợp sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, hình thành nên một số loại ung thư và nặng nhất là dẫn đến tử vong nếu dùng quá nhiều nông sản có chứa chất hóa học độc hại.

Bí quyết giảm thiểu tác hại của phân bón hoá học đến môi trường sống của bạn

Không thể phủ nhận những hiệu quả mà phân bón hóa học mang lại cho cây trồng. Tuy nhiên, chúng ta cần biết tiết chế và sử dụng phân hóa học một cách hợp lý và hiệu quả hơn. EcoClean sẽ gợi ý cho bạn một số cách hạn chế tác hại của phân bón hóa học nhé!

  • Giảm lượng phân bón cho cây, tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón bằng cách bón đúng loại phân mà cây đang cần.
  • Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây.
  • Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

Nên rửa sạch rau củ bằng nước muối để hạn chế tác hại của phân bón hóa học.

  • Giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón sạch và các loại thuốc bảo vệ sinh học. 
  • Tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế được chất hóa học độc hại. Đây được xem là phương pháp đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của mình.

Các hộ gia đình tận dụng rác tươi để ủ phân hữu cơ tại nhà vô cùng hiệu quả.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về phân hữu cơ? Xem thêm các bài viết sau nhé!

Tác hại của phân bón hóa học sẽ không còn nếu có EcoClean

Dùng phân bón hữu cơ và phân vi sinh sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, mang lại lợi ích kinh tế và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe của bạn. EcoClean ra đời để đồng hành và chung tay giảm thiểu các tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học, hướng đến một tương lai xanh sạch và an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

Một số loại sản phẩm của EcoClean được sử dụng phổ biến gồm: phân sạch hữu cơ EcoClean, phân bón vi sinh EcoStim, men vi sinh ủ phân EcoClean Compost,… Những loại phân này có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng và tăng cường loại bỏ các chất độc hại cho cây. Bên cạnh đó, tất cả sản phẩm của EcoClean đều có hướng dẫn chi tiết nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng để chăm bón cho khu vườn nhỏ nhà mình. 

Phân bón vi sinh EcoStim được đánh giá cao về chất lượng và giá cả hợp lý.

Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost giúp thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ được nhanh và hiệu quả hơn.

Phân sạch hữu cơ EcoClean chính là sự lựa chọn hoàn hảo để ngăn tác tác của phân bón hóa học.

Kết luận

Tác hại của phân bón hóa học là vô cùng nặng nề nếu chúng ta cứ tiếp tục lạm dụng không kiểm soát. Hãy vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng để cùng nhau chung tay cải thiện môi trường sống của chúng ta bạn nhé! 

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 0903 923 177 0909 025 177 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Video liên quan

Chủ đề