Nêu khái niệm mục đích Các phương pháp nhân giống vật nuôi

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôI và thuỷ sản I. Mục tiêu: Sau bài này, GV cần phải làm cho HS: - Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng. - Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường dùng trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Hình thành tư duy có định hướngvề sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, so sánh, kĩ năng hợp tác nhóm. II. Phương tiện dạy học: - Hình 25.1 – 25.5 sgk III. Tiến trình tổ chức bài học: 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: Thu bài thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của GV Giới thiệu bài mới (?) Nhân giống thuần chủng là gì? Cho ví dụ?. (?) Nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong những trường hợp nào?. (?) Lai giống là gì?. Hoạt động của HS. (!):. Quan sát hình 25.1 (!): Phục hồi, duy trì những giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng.. Nội dung Bài 25 I. Nhân giống thuần chủng: 1. Khái niệm: Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực và cái của cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc điểm di truyền của giống đó. VD: (SGK) 2. Mục đích: - Phát triển về số lượng. - Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của giống. II. Lai giống: 1. Khái niệm: Là phương pháp cho ghép. <span class='text_page_counter'>(2)</span> Lai giống có gì khác so với nhân giống thuần chủng?. (?) Lai giống nhằm mục đích gì, có gì khác so với mục đích nhân giống thuần chủng?. (!):. (!):. (?) Có những phương (!) Căn cứ vào mục pháp lai nào? đích, thường sử Yêu cầu HS quan sát dụng: hình 25.2 và 25.3 sgk Quan sát hình 25.2 và 25.3 sgk và giải (?) Lai kinh tế là gì, thích sơ đồ nhằm mục đích gì? (!) Là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống… (?) Lai kinh tế có đặc điểm gì? Quan sát hình 25.4, phân biệt lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp (?) Cho ví dụ về các (!). phép lai kinh tế mµ em bit địa phơng? (?) Lai gây thành là (!): gì? Có điểm gì khác so với nhân giống thuần chủng? - Phương pháp này rất linh động, không có. đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ. 2. Mục đích: - Sử dụng ưu thế lai, làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con, nhằm thu được hiệu qủa cao trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới. 3. Một số phương pháp lai: a) Lai kinh tế: - Tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. - Tất cả con lai đều được nuôi để lấy sản phẩm, không dùng để làm giống.. b) Lai gây thành (lai tổ hợp): - Là phương pháp lai hai hay nhiều giống, sau đó chọn lọc các đời lai tốt nhất để nhân lên tạo thành giống mới.. - Mục đích là phát hiện ra những tổ hợp gen mới, kết. <span class='text_page_counter'>(3)</span> một công thức cố định (?) Mục đích của lai (!): gây thành? - Khi đã đạt yêu cầu thì cho tự giao để cố định các tính trạng và nhân lên thành giống mới. _ Hưông dẫn HS quan sát hình 25.5 (?) Nêu đặc diểm của từng giống cá trong công thức lai và giải thích các ưu điểm ở mỗi đời lai được thừa hưởng của thế hệ trước? (?) Qua VD trên, rút ra ưu điểm của phương pháp lai gây thành?. hợp những đặc tính tốt của nhiều giống khác nhau. VD: Công thức lai tạo giống cá V1 ở nước ta (sgk). (!). Khi các thế hệ mang đủ các đặc điểm như ý muốn, cho nhân giống thuần chủng qua nhiều thế hệ để - Tạo ra giống mới có nhiều tạo thành giống đặc điểm tốt của cả bố và mẹ. mới. (!) Hầu hết các vật nuôi và thuỷ sản có năng suất cao đều được tạo ra bằng lai gây thành.. 4. Củng cố:  Nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng.  Khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường dùng trong chăn nuôi và thuỷ sản.  Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm GV chuẩn bị sẵn. 5. Dặn dò:  Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.  Chuẩn bị bài 26. IV. Tự rút kinh nghiệm:. <span class='text_page_counter'>(4)</span>

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    (trang 76 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương.

    Trả lời:

    Ví du: Lợn ỉ Móng Cái đực được lai với lợn Đại Bạch.

    (trang 76 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho biết phương pháp lai gây thành có ưu điểm gì?

    Trả lời:

    Phương pháp lai gây thành tạo ra được những giống vật nuôi có năng suất cao, phương pháp lai không quá phức tạp.

    Câu 1 trang 76 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

    Lời giải:

    – Nhân giống thuần chủng là ghép đôi giữa hai cá thể đực cái cùng một giống.

    – Mục đích của nhân giống thuần chủng: Đời con thừa hưởng những đặc tính di truyền của giống đó, giống được duy trì, phát triển về số lượng, chất lượng của giống được nâng cao.

    Câu 2 trang 76 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.

    Lời giải:

    – Lai giống là ghép đôi giữa những cá thể đực và cái khác giống.

    – Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm, từ đó tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    Câu 3 trang 76 Công nghệ 10: Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

    Lời giải:

    – Lai kinh tế là lai giữa các cá thể khác giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn nhưng chỉ được nuôi để lấy sản phẩm chứ không được làm giống.

    – Sơ đồ lai kinh tế hai giống

    Nêu khái niệm mục đích Các phương pháp nhân giống vật nuôi

    – Sơ đồi lai kinh tế ba giống

    Nêu khái niệm mục đích Các phương pháp nhân giống vật nuôi

    – Ví dụ: Lai giữa lợn Ham sai và lợn Đu rốc.

    Câu 4 trang 76 Công nghệ 10: Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

    Lời giải:

    Lai kinh tế Lai gây thành
    Giống nhau Đều là lai giữa hai hay nhiêu giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn.
    Khác nhau Thế hệ sau chỉ để nuôi lấy sản phẩm như thịt, trứng, sữa,… không được giữ lại làm giống Thế hệ sau nếu tốt sẽ được nhân lên để tạo ra giống mới.

    Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Nhân giống vật nuôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

    Bài: Nhân giống vật nuôi

    • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
      • I. Chọn phối
      • II. Nhân giống thuần chủng
    • B. Câu hỏi trắc nghiệm

    A. Lý thuyết & Nội dung bài học

    I. Chọn phối

    1. Thế nào là chọn phối?

    Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.

    Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.

    2. Các phương pháp chọn phối

    Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống.

    - Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.

    Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.

    - Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp) sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.

    II. Nhân giống thuần chủng

    1. Nhân giống thuần chủng là gì?

    Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.

    Em hãy đánh dấu (x) để chọn các cặp phối hợp cho trong bảng sau thuộc phương pháp nhân giống phù hợp:

    Chọn phốiPhương pháp nhân giống
    Con đựcCon cáiThuần chủngLai tạo
    Gà lơgoGà lơgox
    Lợn Móng CáiLợn Móng Cáix
    Lợn Móng CáiLợn Ba Xuyênx
    Lợn LanđơratLợn Lanđơratx
    Lợn LanđơratLợn Móng Cáix

    2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

    Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.

    Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.

    Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.

    B. Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:

    A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.

    B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.

    C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.

    D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.

    Đáp án: C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước

    Giải thích: (Phát biểu sai là: Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước – SGK trang 91)

    Câu 2: Có mấy phương pháp chọn phối?

    A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

    Đáp án: A. 2

    Giải thích: (Có 2 phương pháp chọn phối:

    - Chọn phối cùng giống

    - Chọn phối khác giống – SGK trang 91)

    Câu 3: Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

    A. Có sức sản xuất cao.

    B. Thịt ngon, dễ nuôi.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

    Giải thích: (Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:

    - Có sức sản xuất cao.

    - Thịt ngon, dễ nuôi – SGK trang 91)

    Câu 4: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?

    A. Chọn phối cùng giống.

    B. Chọn phối khác giống.

    C. Chọn phối lai tạp.

    D. Tất cả đều sai.

    Đáp án: A. Chọn phối cùng giống.

    Giải thích: (Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp chọn phối cùng giống – SGK trang 91)

    Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:

    A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.

    B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

    C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.

    D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.

    Đáp án: B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.

    Giải thích: (Phát biểu sai là: Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau. – SGK trang 91)

    Câu 6: Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:

    A. Gà Lơ go x Gà Ri.

    B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.

    C. Lợn Móng Cái x Lợn Ba Xuyên.

    D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

    Đáp án: D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.

    Giải thích: (Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái)

    Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?

    A. Da vàng hoặc vàng trắng.

    B. Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

    C. Mào dạng đơn.

    D. Tất cả đều đúng.

    Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

    Giải thích: (Đặc điểm ngoại hình của Gà Ri là:

    - Da vàng hoặc vàng trắng.

    - Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…

    - Mào dạng đơn – SGK trang 94)

    Câu 8: Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm:

    A. Thể hình dài.

    B. Thể hình ngắn.

    C. Cả A và B đều đúng.

    D. Cả A và B đều sai.

    Đáp án: A. Thể hình dài.

    Giải thích: (Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm thể hình dài – SGK trang 93)

    Câu 9: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ:

    A. Phải có mục đích rõ ràng.

    B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

    C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.

    D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

    Đáp án: B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.

    Giải thích: (Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ: Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia – SGK trang 92)

    Câu 10: Ước tính khối lượng lợn theo công thức:

    A. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87.

    B. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5.

    C. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 97.

    D. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 97,5.

    Đáp án: B. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5.

    Giải thích: (Ước tính khối lượng lợn theo công thức: m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5 – SGK trang 98)

    Bài: Nhân giống vật nuôi trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững khái niệm về chọn giống, các phương pháp chọn giống, nhân giống thuần chủng...

    Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Nhân giống vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7