Ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam

Năm 2020 đang đến gần, đây được xem là mốc thời gian có ý nghĩa lớn với hệ thống ngân hàng. Với nhiều nhà băng, đây là năm cuối cùng kết thúc giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu được đề ra từ cách đây 5 năm. Năm 2020 cũng là hạn cuối cùng để 10 ngân hàng thuộc diện thí điểm phải đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II tại Thông tư 41/2016-TT-NHNN. 2020 cũng là thời điểm để các ngân hàng bước vào cuộc đua mới, với những mục tiêu xa hơn như niêm yết tại thị trường quốc tế.

Nhìn lại suốt gần 1 thập kỷ qua, từ giai đoạn hoạt động ngân hàng phát triển mạnh mẽ, lao dốc vì nợ xấu cho đến quá trình bắt tay tái cơ cấu; vị thế của các ngân hàng trong hệ thống đã có nhiều sự thay đổi lớn.

Khi xét đến quy mô, theo thống kê của NHNN, tổng tài sản của hệ thống TCTD cuối tháng 4/2019 đã lên tới 11,21 triệu tỷ đồng. Con số này so với cách đây 10 năm ước tính đã tăng hơn 4 lần.

Còn theo thống kê của chúng tôi đến thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của 29 ngân hàng thương mại (chưa kể 3 ngân hàng “0 đồng” và DongABank, PVcombank, BaoVietBank) đạt hơn 9,6 triệu tỷ đồng.

11 ngân hàng có tổng tài sản trên 10 tỷ USD 

Trong đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank) đều đã  vượt 1 triệu tỷ. Riêng BIDV, Agribank đã cán mốc này từ năm  2016; VietinBank năm 2017 và Vietcombank là vừa mới năm 2018.

Tổng tài sản của 4 ngân hàng này đạt trên 5 triệu tỷ đồng, tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm và chiếm đến gần 45% tổng tài sản của cả hệ thống TCTD. So với cách đây chục năm, sự ảnh hưởng của 4 nhà băng này tới quy mô tín dụng, quy mô tiền gửi của nền kinh tế vẫn ở một vị thế mà các ngân hàng tư nhân khó có thể thay thế được.

Ngoài 4 ngân hàng nói trên, có 7 ngân hàng khác cũng đã có tài sản đạt trên 10 tỷ USD (tương đương trên 232.000 tỷ đồng), lần lượt là SCB, Sacombank, MBBank, Techcombank, ACB, SHB và VPBank.

Trong đó, SCB tuy là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất, đạt trên 530 nghìn tỷ đồng nhưng cũng mới chỉ bằng khoảng một nửa so với 4 “ông lớn”. Theo sau, Sacombank và MBBank lần lượt có tổng tài sản là hơn 402 nghìn tỷ và 439 nghìn tỷ. 4 ngân hàng còn lại đều có tổng tài sản trên 300 nghìn tỷ.

HDBank đang có tổng tài sản hơn 210.000 nghìn tỷ đồng. Nếu duy trì đà phát triển như hiện nay, ngân hàng này cũng sẽ sớm gia nhập vào “câu lạc bộ” tài sản 10 tỷ USD trong hệ thống trong thời gian tới.

Ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng, (*) Agribank: tháng 7/2019

Cả hệ thống có 35 ngân hàng thương mại, nhưng sự phân hóa quy mô là rất lớn. Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn khoảng gần 15 ngân hàng có tổng tài sản dưới 100.000 tỷ đồng. Những ngân hàng như Saigonbank, PGBank chỉ vỏn vẹn hơn 21.000 tỷ và 28.000 tỷ, tức chỉ bằng 1/65 lần so với ngân hàng lớn nhất.

Top 10 đã có sự thay đổi ngoạn mục như thế nào?

Trong vòng gần 10 năm qua, bảng xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Có những cái tên đã biến mất sau giai đoạn M&A nở rộ và có những ngân hàng bất ngờ vụt lên thứ hạng cao sau sáp nhập.

Xét riêng trong top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất cũng đã cho thấy điều này. Vào thời điểm đầu năm 2010, 10 nhà băng lớn nhất lúc đó lần lượt là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, ACB, Sacombank, Techcombank, MBBank, Eximbank và SCB.

Cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank lúc đó là hơn 480 nghìn tỷ đồng, bỏ khá xa BIDV với chỉ gần 300 nghìn tỷ. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, BIDV đã chính thức vượt Agribank khi cán mốc 1,3 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam

Số liệu: BCTC Hợp nhất các ngân hàng cuối năm 2009, đơn vị: tỷ đồng

SCB từ vị trí chót bảng đã nhảy vọt lên làm ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất (thay thế cho ACB). Sở dĩ có bước chuyển mình đột ngột này là do năm 2011, NHNN cho phép hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng SCB, Ficombank, TinNghiaBank.

VPBank từ một ngân hàng chỉ với tổng tài sản hơn 27.000 tỷ đồng vào năm 2010 đã nhanh chóng tăng trưởng vượt bậc để leo lên Top 10. Eximbank từ vị trí thứ 9 lại tụt dốc xuống thứ 14.

Trong top 10 ngân hàng, VPBank cũng là nhà băng có tăng trưởng quy mô nhanh nhất trong 10 năm qua (tổng tài sản tăng hơn 12,5 lần). Trong khi đó có những ngân hàng như Agribank, ACB tăng trưởng chậm hơn nhiều, chỉ tăng lần lượt 2,7 và 2,1 lần trong 1 thập kỷ.

Mỗi ngân hàng đều có câu chuyện riêng trong quá trình phát triển suốt 10 năm qua, và sự xáo trộn vị thế của các nhà băng là điều đương nhiên. Sự xáo trộn này trong thời gian tới có lẽ sẽ còn tiếp diễn, bởi ở thời điểm hiện tại, lợi thế cũng như khó khăn của riêng ngân hàng đã có sự khác biệt.

Nhiều ngân hàng lớn sẽ buộc phải tăng trưởng chậm lại do vướng mắc về nợ xấu, hạn chế vốn. Trong khi những ngân hàng tư nhân có tiềm lực vốn điều lệ mạnh, hướng đi mới và khác biệt sẽ ngày càng bứt phá.

Nguồn: Trí thức trẻ/CafeF.vn

Bảng xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng sắp chứng kiến những cuộc soán ngôi ngoạn mục và thay đổi liên tục.

Nửa đầu năm 2021, top 10 vốn điều lệ ngân hàng cũng đã có một số xáo trộn. Cụ thể, ACB ngày 11/6 đã phát hành 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 25%, nâng vốn điều lệ lên hơn 27.000 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của ACB đã vượt VPBank để lọt vào top 7.

SHB cũng đã hoàn tất chia cổ phiếu đợt 1 trong thời gian qua, nâng vốn điều lệ lên 19.260 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của SHB chính thức vượt qua Sacombank (18.852 tỷ đồng).

Dự kiến trong thời gian tới, bảng xếp hạng vốn điều lệ sẽ còn nhiều thay đổi, đặc biệt là ở những vị trí dẫn đầu.

VietinBank ngày 8/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức, tỷ lệ hơn 29%. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng, vượt BIDV (hơn 40.200 tỷ) để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Tương tự, MB ngày 13/7 cũng sẽ chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%, nâng vốn điều lệ lên hơn 38.600 tỷ đồng. Với mức này, MB chính thức vượt lên trước Vietcombank (37.089 tỷ), Agribank (khoảng 34.000 tỷ) và Techcombank (hơn 35.000 tỷ) để trở thành á quân vốn điều lệ trong hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, vị trí quán quân và á quân của VietinBank và MB sẽ khó duy trì lâu khi những ngân hàng còn lại cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ.

Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua, Vietcombank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng trong năm nay thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ.

Tương tự, BIDV đang có kế hoạch tăng vốn lên hơn 48.500 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.

Bản thân VietinBank cũng mới chỉ đang tiến hành đợt tăng vốn thứ nhất. ĐHĐCĐ thường niên của VietinBank cách đây 2 tháng đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 54.000 tỷ. Sau khi chia cổ tức năm 2017-2019 bằng cổ phiếu, VietinBank dự kiến tiếp tục chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,6%.

Ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT Vpbank cho biết, cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt hơn 52.700 tỷ đồng và có thể tăng đến 90.000 tỷ vào cuối năm 2021. Vốn chủ sở hữu của VPBank tăng mạnh nhờ việc bán 50% vốn tại FE Credit với giá trị thường vụ đạt 1,4 tỷ USD, lợi nhuận năm 2021 và hợp tác bảo hiểm. Với lượng vốn như vậy, năm 2022, vốn điều lệ của ngân hàng có thể tăng lên tối thiểu 75.000 tỷ đồng.

Mặc dù nguồn vốn dồi dào, VPBank vẫn đang lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ dông chiến lược nước ngoài. Hồi trung tuần tháng 5, VPBank đã khóa room ngoại ở mức 15%, được cho là động thái mở đường cho đối tác nước ngoài có thể nắm giữ 15% vốn còn lại.

Tuy vậy, cuộc đua về vốn điều lệ cũng không phản ánh toàn diện về tiềm lực của các nhà băng. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết, vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Chia cổ tức để tăng vốn điều lệ vào thời điểm nào và sử dụng vốn ra sao cho hiệu quả mới là điều cần chú trọng.

Trong bảng xếp hạng vốn chủ sở hữu cuối tháng 3/2021, Vietcombank đang dẫn đầu với gần 99.000 tỷ đồng. Theo sau là VietinBank (91.800 tỷ), BIDV (82.200 tỷ), Techcombank (79.000 tỷ), Agribank (73.000 tỷ), VPBank (56.000 tỷ), MB (53.700 tỷ),…

Thứ hạng về vốn chủ sở hữu cũng rất dễ thay đổi trong thời gian tới khi ngoài việc gia tăng vốn từ nguồn lợi nhuận, một số ngân hàng dự kiến sẽ có thêm nguồn vốn từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài,…Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại, trên thực tế chỉ giúp vốn điều lệ tăng lên mà không tác động lên vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh cuộc đua về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, cuộc đua về vốn hóa trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng cũng rất gay cấn, không ngoài khả năng sẽ tiếp tục có các cuộc soán ngôi ngoạn mục thời gian tới.

Hiện Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có vốn hóa cao nhất, đạt hơn 430 nghìn tỷ đồng và cách biệt so với những ngân hàng còn lại.

Đáng chú ý, với việc giá cổ phiếu tăng mạnh hơn 50% từ đầu năm đến nay, vốn hóa của VietinBank đến ngày 30/6/2021 đã đạt hơn 196 nghìn tỷ đồng, chính thức vượt BIDV trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cổ phiếu TCB và VPB cũng tăng giá mạnh thời gian qua, giúp vốn hóa của 2 ngân hàng này tăng lên hơn 184 nghìn tỷ và 166 nghìn tỷ, bám sát BIDV (hơn 190 nghìn tỷ) và VietinBank.

Ngân hàng có vốn lớn nhất Việt Nam

Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị/CafeF.vn