Nghị định về quy hoạch xây dựng mới nhất

Tình trạng xây dựng công trình không phép; xây dựng công trình sai quy hoạch, xây dựng và sử dụng công trình sai mục đích; xây nhà ở, nhà nghỉ trong đất dự án… là những vi phạm được phát hiện khá nhiều trong thời gian gần đây. Vậy trong trường hợp xây dựng không đúng quy hoạch thì ai là người bị xử phạt và mức xử phạt như thế nào? Những vấn đề về xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng là các văn bản pháp lý sau đây:

Căn cứ theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về định nghĩa “quy hoạch xây dựng” như sau;

“30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.”

Quy hoạch xây dựng phải tuân theo các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, trường hợp có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Căn cứ Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì có hai nhóm chủ thể bị xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng bao gồm:

  • Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi vi phạm
  • Nhà thầu, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chủ thể có hành vi vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị

1.Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định;

b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định;

c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.

Nghị định về quy hoạch xây dựng mới nhất
Các hành vi bị xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình – Nguồn ảnh minh họa: Internet

2.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, đồ án quy hoạch điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.

b) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.

c) Buộc tổ chức lập lại bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt hành chính như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch đô thị

1. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng;

b) Điều chỉnh quy hoạch không đúng căn cứ, điều kiện, nguyên tắc, trình tự điều chỉnh;

c) Điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.

2.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng công trình;

b) Buộc điều chỉnh bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng công trình.”

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập lại dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án chưa khởi công xây dựng;

Căn cứ theo quy định tại khoản 9, khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

9.Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

15.Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

===>>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm về lựa chọn đối tượng tham gia đầu tư xây dựng

Căn cứ Điều 28 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm về lập quy hoạch xây dựng của  nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng như sau:

Điều 28. Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng

1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập nhiệm vụ quy hoạch vượt quá thời gian quy định.

2.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bố cục bản vẽ, ký hiệu bản vẽ không đúng theo quy định;

b) Sử dụng bản đồ địa hình không đúng quy định để phục vụ lập đồ án quy hoạch.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập nhiệm vụ quy hoạch không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Không lấy ý kiến quy hoạch hoặc lấy ý kiến không đúng về đối tượng, hình thức và thời gian theo quy định;

c) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt hoặc hồ sơ lấy ý kiến về nhiệm vụ, đồ án quy hoạch không đầy đủ theo quy định;

d) Hồ sơ đồ án quy hoạch không được cơ quan thẩm định quy hoạch đóng dấu xác nhận sau khi có quyết định phê duyệt;

đ) Không gửi hồ sơ quy hoạch đã được phê duyệt về cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng để lưu giữ theo quy định.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thuyết minh, thành phần bản vẽ trong đồ án quy hoạch không đúng nội dung hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Không có hồ sơ thiết kế đô thị, quy định quản lý theo đồ án hoặc hồ sơ không đầy đủ bản vẽ, nội dung theo quy định;

c) Lập quy hoạch xây dựng không thống nhất và không phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.

Nghị định về quy hoạch xây dựng mới nhất
Mức xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng của nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc sử dụng bản đồ địa hình đúng quy định để lập lại đồ án quy hoạch với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch;

b) Buộc lập lại nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt hoặc hồ sơ lấy ý kiến với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch;

c) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch;

d) Buộc gửi hồ sơ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt về cơ quan quản lý quy hoạch lưu giữ với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch;

đ) Buộc lập lại thuyết minh, bản vẽ đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế đô thị với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.

Thứ nhất, mức phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng theo các hành vi nêu trên là mức phạt áp dụng với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Thứ hai:

Căn cứ Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP,  kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP được tiếp tục thực hiện như sau:

1.Hành vi xây dựng sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện sau đây:

a) Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04 tháng 01 năm 2008 và đã kết thúc trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 nhưng sau ngày 15 tháng 01 năm 2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;

b) Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

c) Không ảnh hưởng các công trình lân cận;

d) Không có tranh chấp;

đ) Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

e) Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.Hành vi vi phạm mà đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thì xử lý như sau:

Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15 tháng 01 năm 2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện

việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Lưu ý: Không áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp tính theo tỷ lệ giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành việc nộp phạt vi phạm  và số lợi bất hợp pháp, có kết quả kiểm định chất lượng công trình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm: có ý kiến xác nhận về Quy hoạch – Kiến trúc, cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng.

===>>> Xem thêmThẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Như vậy, tùy từng chủ thể, cũng như hành vi vi phạm cụ thể liên quan đến quy hoạch xây dựng mà mức phạt tiền, cũng như việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sẽ có sự khác nhau.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về đất đai. 

===>>> Xem thêm:Xử phạt vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư

===>>> Xem thêm: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới nhất

Nếu có căn cứ chứng minh việc các chủ thể bị xử phạt vi phạm về quy hoạch xây dựng không có cơ sở hoặc không đúng thẩm quyền, trình tự luật định thì cá nhân, tổ chức có thể kiếu nại hành chính.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về khiếu nại là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. 

Nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Công ty Luật Thái An cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại, tố cáo hành chính

===>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, khiếu nại, tố cáo

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Nghị định về quy hoạch xây dựng mới nhất

Giám đốc at Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Nghị định về quy hoạch xây dựng mới nhất