Nghiên cứu thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam

Trong Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, Hàn Quốc đuợc xem là thị truờng trọng điểm của du lịch cần đẩy mạnh thu hút bởi đây là thị truờng du lịch đầy tiềm năng có sức chi trả cao của du lịch Việt Nam.



Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong số hơn 10 triệu lượt du khách nước ngoài năm 2016, khách Hàn Quốc chiếm gần 1,55 triệu lượt, tăng 37,8%. Số lượng du khách từ Hàn Quốc tới Việt Nam đứng thứ hai trong tổng số du khách nước ngoài tới Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.

Người dân Hàn Quốc có xu hướng đi du lịch "hai nước một điểm đến". Những du khách có thu nhập cao thường đi theo tour với các dịch vụ chất lượng cao, chi phí cao. Trong khi đó, một bộ phận du khách lại thích kết hợp du lịch Việt Nam rồi sang Lào hoặc Campuchia bằng đường bộ với mục đích tham quan danh lam thắng cảnh kết hợp nghỉ ngơi với chi phí trung bình. Riêng lớp trẻ Hàn Quốc lại có xu hướng đi du lịch tự do để thưởng thức sự đa dạng của văn hóa, không phụ thuộc vào hãng lữ hành. Hạ Long và Thành phố Hồ Chí Minh là hai điểm đến được khách Hàn ưa chuộng bởi chi phí không cao và có các điểm du lịch hấp dẫn.

Ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam cho biết thông thường, mùa đi du lịch của dân Hàn Quốc dàn đều nhưng đông hơn cả vào các tháng Một, tháng Bảy và tháng Tám trong năm. Sản phẩm du lịch Việt Nam chào bán thường là điểm đến có nhiều cảnh quan tham quan hấp dẫn ở tính lịch sử, văn hóa truyền thống và thiên nhiên; có nhiều cơ sở vui chơi giải trí và nhiều lựa chọn cho mua sắm, chăm sóc sức khỏe.

Nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt tới thị truờng Hàn Quốc, tại Hội chợ Du lịch quốc tế Hàn Quốc lần thứ 32, diễn ra từ ngày 1 - 4/6, ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam cho biết, chính phủ và tổng cục du lịch sẽ có có những cam kết mạnh mẽ về việc đầu tư thêm nguồn lực và áp dụng thêm nhiều chính sách sách thuận lợi để thu hút khách Hàn QuốcTại hội chợ, đòan xúc tiến Tổng cục Du lịch cũng giới thiệu đến các đối tác Hàn Quốc các sản phẩm trong bốn lĩnh vực chủ yếu phù hợp với thị trường Hàn Quốc bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch thành phố.

Ông Đinh Ngọc Đức cũng cho biết lượng khách du lịch Hàn Quốc tiếp tục đạt mức tăng trưởng 40%, tương đương 2 triệu lượt khách.

Để thu hút du khách Hàn Quốc đến với Việt Nam, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho từng phân khúc thị trường, phù hợp với tâm lý và thị hiếu khách Hàn Quốc; nghiên cứu xây dựng website tiếng Hàn Quốc một cách chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin với tư cách là trang web chính thức của du lịch Việt Nam để phục vụ cho quảng bá, xúc tiến trực tuyến.

Cùng với việc tổ chức các sự kiện văn hóa-du lịch thường niên tại Hàn Quốc, ngành du lịch cũng tổ chức việc điều tra, thu thập thông tin về thị trường để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến trong nước và Hàn Quốc. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ đón khách Hàn Quốc vào Việt Nam du lịch, ngành du lịch phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động phục vụ thị trường Hàn Quốc; thành lập và vận hành hoạt động Câu lạc bộ các doanh nghiệp đón khách Hàn Quốc; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đón khách và phục vụ khách du lịch Hàn Quốc.

Trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang có những hoạt động thiết thực chào mừng dịp kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992-22/12/2017), với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch hai nước, điều kiện kết nối hàng không rất thuận lợi và chính sách miễn thị thực đối với du khách Hàn Quốc, hy vọng thời gian tới lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Giang Tú

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- MAI CHÁNH CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒA Hà Nội, 2008 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục i Danh mục các bảng, hình ảnh, hộp tham khảo iii Mở đầu 1 Nội dung Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc và mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc 1.1. Một số đặc điểm về đất nước Hàn Quốc 6 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội 9 1.2. Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc 11 1.2.1. Những nét đặc trưng của người Hàn Quốc 11 1.2.2. Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc 14 1.3. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu 18 1.3.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao 18 1.3.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 20 1.3.3. Quan hệ hợp tác văn hoá, du lịch 21 1.3.4. Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác 22 Tiểu kết chương 1 26 Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội 27 2.1. Điều kiện thu hút khách du lịch của du lịch Hà Nội 27 2.1.1. Hệ thống luật pháp, chính sách về phát triển du lịch 27 2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường kinh doanh du lịch 28 2.1.3. Nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực 31 2.1.4. Cơ cấu sản phẩm du lịch chủ yếu 34 2.2. Tình hình khách Hàn Quốc đến Hà Nội 35 2 2.2.1. Số lượng khách, cơ cấu khách Hàn Quốc 35 2.2.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc 39 2.3. Chương trình du lịch, dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch Hàn Quốc 44 2.3.1. Chương trình du lịch 44 2.3.2. Dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch Hàn Quốc 48 2.4. Công tác xúc tiến và triển khai các dự án đầu tư du lịch 60 2.4.1. Triển khai các dự án đầu tư du lịch 60 2.4.2. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 62 2.5. Sự phối hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch với các doanh nghiệp du lịch 65 2.5.1. Tổ chức hội thảo và các chuyến đi khảo sát nghiên cứu phát triển sản phẩm 65 2.5.2. Tổ chức khóa tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực 66 2.6. Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội 69 2.6.1. Những thuận lợi, thành công 69 2.6.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân 70 Tiểu kết chương 2 73 Chương 3. Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội 75 75 3.1.1. Quan điểm phát triển 75 3.1.2. Mục tiêu 77 3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội 79 3.2.1. Giải pháp vĩ mô 80 3.2.2. Giải pháp vi mô 88 Tiểu kết chương 3 95 Kết luận 96 3 Tài liệu tham khảo 99 Phụ lục v 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP THAM KHẢO Trang Biểu đồ 1.1. Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài và số lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc 15 Biểu đồ 2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (2007) 37 Biểu đồ 2.2. Số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội (2003 - 2007) 38 Bảng 1.1. Chi tiêu du lịch của thị trường khách du lịch Hàn Quốc so với thị trường khách quốc tế 17 Bảng 1.2. Trao đổi du lịch Hàn Quốc - Việt Nam 22 Bảng 2.1. 10 thị trường khách hàng đầu đến Hà Nội (2003 - 2007) 36 Bảng 2.2. Các hoạt động khách du lịch Hàn Quốc tham gia khi đi du lịch Việt Nam 39 Bảng 2.3. Các hoạt động khách du lịch Hàn Quốc ưa thích khi đi du lịch Hà Nội 43 Bảng 2.4. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày 47 Bảng 2.5. Những công ty lữ hành có hoạt động khai thác khách du lịch Hàn Quốc 49 Bảng 2.6. Giá vận chuyển bao gồm cả hướng dẫn viên Tiếng Anh 51 Bảng 2.7. Một số khách sạn có hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại Hà Nội 52 Bảng 2.8. So sánh giá phòng khách sạn 5 sao của Hà Nội với các nước Đông Nam Á 53 Bảng 2.9. Một số nhà hàng phục vụ món ăn Hàn Quốc tại Hà Nội 55 Bảng 2.10. Thống kê số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ ở Hà Nội đến tháng 06/2007 56 Bảng 2.11. Mức độ đáp ứng của hướng dẫn viên đối với yêu cầu của khách du lịch 57 Bảng 2.12. Một số địa chỉ phục vụ Massage chân cho khách du lịch Hàn 5 Quốc tại Hà Nội 58 Bảng 3.1. Dự báo các chỉ tiêu của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010 78 Hình 2.1. Trang web quảng cáo chương trình du lịch Việt Nam của một số Công ty lữ hành Hàn Quốc 41 Hình 2.2. Trang web giới thiệu lịch bay của hãng hàng không Korean Air và Vietnam Airlines 42 Hộp tham khảo 2.1. Lịch trình tour thăm quan Hà Nội và các tỉnh phía Bắc dành cho khách du lịch Hàn Quốc 3 ngày 2 đêm 45 Hộp tham khảo 2.2. Lịch trình tour thăm quan Hà Nội và các tỉnh phía Bắc dành cho khách du lịch Hàn Quốc 4 ngày 3 đêm 46 Hộp tham khảo 2.3. Khốn đốn vì cấm đoán 59 Hộp tham khảo 3.1. Bài học “tiếng Hàn” 83 6 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc 101 Phụ lục 2. Các ngày quốc lễ tại Hàn Quốc 110 Phụ lục 3. Phiếu thu thập thông tin 111 Phụ lục 4. Kết quả thu thập thông tin 114 Phụ lục 5. Kinh doanh lữ hành chui 116 Phụ lục 6. “Trói chân” du lịch: Tạo thuận lợi để tiêu cực trở lại 118 Phụ lục 7. Thu hút khách du lịch không khó, nếu… 122 Phụ lục 8. Giành lại khách Hàn bằng cách sử dụng người Hàn 125 7 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà nội mới có tổng diện hơn 3.344 km2, dân số hơn 6,2 triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trong top 17 thành phố lớn nhất thế giới. Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn hóa lâu đời, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hà Nội đã là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đến Việt Nam, trong đó phải kể đến khách du lịch Hàn Quốc. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và phát triển, Hàn Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Vài năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện “làn sóng Hàn Quốc”, còn ở Hàn Quốc cái tên “Việt Nam” được nhắc đến ngày càng nhiều với những sự tương đồng về văn hóa, sự thân thiện và gần gũi của người dân. Đó là những tín hiệu tốt lành cho việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, là tiền đề quan trọng cho hoạt động phát triển du lịch. Khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây lựa chọn Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như là điểm đến hấp dẫn trong khu vực. Tuy nhiên hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc còn chưa tương xứng với vị thế của du lịch Hà Nội, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này còn ít, thiếu nhiều hướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc,… Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với cách tiếp cận như trên tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch học. 9 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá điều kiện thu hút khách và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc trong thời gian tới cho du lịch Hà Nội dưới hai góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, tìm hiểu nét đặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc. - Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc. - Tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội. - Điều kiện thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội. - Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội. - Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch trên địa bàn Hà Nội, các số liệu phục vụ nghiên cứu tập hợp trong 5 năm từ năm 2003 đến 2007. 10 Về mặt nội dung: đề tài có xu hướng trở nên rất rộng, vì hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các hoạt động khai thác cụ thể tại các doanh nghiệp du lịch với nhiều loại hình dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng. Do vậy, đề tài đã giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, và dưới góc độ doanh nghiệp đề tài tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có tổ chức hoạt động khai thác khách du lịch Hàn Quốc. Về mặt không gian: nghiên cứu trường hợp điển hình cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội. Về mặt thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong 5 năm từ 2003 đến 2007 và đầu năm 2008. Các nghiên cứu được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách báo, tạp chí, báo cáo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, từ các thông tin do các doanh nghiệp khách sạn - du lịch trên địa bàn cung cấp...; Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu ... - Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp,... từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất, rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội. 11 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên cứu của mình như: - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch Hà Nội” do GS. TS. Nguyễn Văn Đính và nhóm nghiên cứu thực hiện (6/2000), Hà Nội; - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến năm 2010” do TS. Bùi Xuân Nhàn và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2003; - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội” do PGS. TS Trần Thị Minh Hòa và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2007; - Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2001; - Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Chương: “Một số giải pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội”, 2001. - Kết quả cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch được Tổng cục Thống kê tiến hành theo Quyết định số: 1083/QĐ-TCTK ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Cuộc điều tra này tiến hành trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch với đối tượng điều tra là khách du lịch quốc tế và Việt Nam đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch tại các tỉnh, thành phố này. Và một số luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về nguồn khách Nhật Bản, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp,… 12 Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển thị trường khách này trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Hà Nội nói chung, các doanh nghiệp du lịch nói riêng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, về đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực để làm cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận nội dung được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc và mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội (1998), Nghị quyết số 11 về đổi mới phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2010, Hà Nội. 2. Báo Đầu tư (2007), Kỷ yếu 15 năm quan hệ hợp tác Việt- Hàn, Hà Nội. 3. Báo Thế giới và Việt Nam (2007), Kỷ yếu Việt Nam- Hàn Quốc 15 năm quan hệ và hợp tác, Hà Nội. 4. Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc (2006), Hàn Quốc đất nước con người, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1998), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Đính (2000), Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 7. Phạm Hồng Chương (2003), Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. 8. Phạm Hồng Chương và nhóm nghiên cứu (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành du lịch, Tài liệu hội thảo, Hà Nội. 9. Lê Thị Lan Hương (2005), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. 10. Trần Thị Minh Hòa (2007), Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 11. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14 12. Nguyễn Văn Mạnh (2001), Những giải phát triển kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên)(2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 14. Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu(2001),đề tài khoa học cấp ngành, Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam 15. Tổng cục du lịch (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Hà Nội. 16. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội thời kỳ 1997 - 2010 và đến 2020, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội. 17. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội. 18. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội. 19. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội. 20. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo triển khai Qui hoạch phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội. 21.Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật du lịch, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 15

Video liên quan

Chủ đề