Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Từ năm 1997 đến nay, việc quy định và thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm (MBH) khi ngồi trên mô-tô, xe máy luôn có những ý kiến khác nhau. Vào thời điểm hiện nay, một sự việc tương tự đang xảy ra giữa Bộ Tư pháp với nhiều địa phương về tính pháp lý của một số quy định bắt buộc đội MBH. Nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Như nhiều người đã biết, năm 2005 đánh dấu một bước chuyển lớn trong việc thực hiện quy định đội MBH trên phạm vi cả nước. Theo chúng tôi, có hai điểm nổi bật:

Một là, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã bắt đầu tập trung xử lý người vi phạm không đội MBH trên những đoạn đường bắt buộc phải đội MBH.

Hai là, bên cạnh quy định bắt buộc đội MBH trên quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành, nhiều địa phương đã thực hiện quy định bắt buộc đội MBH trên một số  tỉnh lộ, đường đô thị và đặc biệt một số tỉnh như Yên Bái buộc người  "ngồi lên xe phải đội MBH". Năm 2005 cả nước đã giảm được gần 700 người chết do tai nạn giao thông (TNGT) so với năm 2004, trong đó có hàng trăm người thoát chết nhờ đội MBH, giảm mức chấn thương sọ não khi gặp TNGT...

 Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng một số quy định đội MBH do địa phương ban hành là vượt thẩm quyền, phải bãi bỏ. Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này và thấy như sau. Trong thực tế, ở nhiều cuộc họp quan trọng bàn về công tác bảo đảm trật tự ATGT, đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ theo hướng phân cấp ban hành quy định đội MBH cho địa phương, nhưng lại chưa được cụ thể hóa trong văn bản pháp luật, nên mới có chuyện vượt thẩm quyền. Cụ thể là: mục 2 của Ðiều 28 (Luật Giao thông đường bộ) nói về thẩm quyền: "Việc đội MBH đối với người điều khiển, người ngồi trên trên xe mô-tô hai bánh và ba bánh, xe gắn máy do Chính phủ quy định". Trong hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ (Ðiều 8, Nghị định 14 của Chính phủ ngày 19-2-2003) lại chỉ nói về trách nhiệm của người tham gia giao thông: "Người điều khiển, người ngồi trên xe mô-tô hai bánh và ba bánh, xe gắn máy phải đội MBH khi đi trên các tuyến đường bộ quy định phải đội MBH".

Như vậy, chưa có văn bản nào ghi rõ: Chính phủ ủy quyền cho UBND các tỉnh, thành phố quy định đội MBH trên tỉnh lộ, huyện lộ... Song trong phân cấp quản lý giao thông, Bộ GTVT chỉ quản lý quốc lộ (và đã có quy định đội MBH trên quốc lộ), còn từ tỉnh lộ trở xuống do chính quyền địa phương quản lý. Từ đó, không ít người quan niệm: quy định đội MBH trên loại đường này đương nhiên thuộc thẩm quyền của địa phương... Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương đã thu hồi những quy định mà Bộ Tư pháp cho là "vi phạm pháp luật", nhưng một số tỉnh vẫn đang đề nghị Chính phủ xem xét lại.

Ở đây, có mấy vấn đề cần xem xét: Mục tiêu bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) lâu dài vẫn hướng tới thực hiện quy định "ngồi lên xe là phải đội MBH". Tuy nhiên về bước đi thì không thể đồng loạt, địa phương nào có điều kiện thì  thực hiện trước ở một vài tuyến tỉnh lộ và mở rộng dần trên phạm vi toàn tỉnh, tiến tới trên phạm vi cả nước. Cho nên, quy định đội MBH của nhiều địa phương là đúng lộ trình nhưng vượt thẩm quyền, nếu xóa bỏ sẽ phải làm lại từ đầu, tốn rất nhiều công sức.

Một số chuyên gia ATGT đề nghị sớm bổ sung Ðiều 8, Nghị định 14 của Chính phủ (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ) cho phép UBND các tỉnh, thành phố quy định đội MBH trên các tuyến giao thông do địa phương quản lý (tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị...). Ở đây không phải là việc "hợp thức" những quy định vượt thẩm quyền, mà là bổ sung những quy định đáng lẽ phải có trong văn bản pháp luật này. Tất nhiên, các địa phương đã ban hành các quy định vượt thẩm quyền cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiên quyết không để lặp lại sai lầm này.

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Đội mũ bảo hiểm vì chính mình và cho mọi người - Ảnh minh họa

Giảm tới 40% số người đi mô tô, xe gắn máy bị chấn thương sọ não

Đến nay, cả nước đã thực hiện khá tốt quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ từ ngày 15/9/2007. Khoảng 95% số người đi xe máy trên quốc lộ đã đội mũ bảo hiểm, trên một số tuyến cao tốc đạt 100%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp hạn chế tai nạn giao thông mấy tháng qua, nhiều địa phương tỷ lệ người đi mô tô, xe gắn máy bị chấn thương giảm rõ rệt, có địa phương số người đi mô tô, xe gắn máy bị chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông đã giảm tới 40%. Những con số này bước đầu cho thấy, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã có hiệu quả.

Quyết tâm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, vì sức khỏe và tính mạng của người dân và để thực hiện nghiêm, có hiệu quả quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường kể từ 15/12/2007 càng thể hiện rõ hơn khi trước ngày quy định đội mũ bảo hiểm (ngày 10/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện số 1928/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt công tác tuyên truyền, vận động đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, 64 tỉnh, thành và các Bộ, ngành đã tích cực tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu rõ ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy.

Theo ông Nguyễn Trọng Thái, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2007 tỷ lệ tai nạn giao thông tăng 7,2% nhưng với việc áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm từ ngày 15/9, tỷ lệ tai nạn giao thông 11 tháng đầu năm 2007 đã giảm chỉ còn 3,85% so với cùng kỳ năm 2006.

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Xử phạt không đội mũ bảo hiểm - Ảnh minh họa

Tại lễ phát động đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy của UBND thành phố Hà Nội ngày 9/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã một lần nữa khẳng định: Chủ trương buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, con số hàng vạn người chết vì tai nạn giao thông hàng năm đang là vấn đề nhức nhối của cả nước. Trong đó, những vụ tai nạn do mô tô, xe gắn máy chiếm tuyệt đại đa số những vụ có người thiệt mạng và tình trạng phổ biến là chấn thương sọ não. Vì vậy, việc đội mũ bảo hiểm để phòng tránh, giảm thiểu những chấn thương liên quan đến đầu được coi là giải pháp cấp bách, hữu hiệu để khắc phục những thiệt hại hết sức vô lý do tai nạn giao thông gây nên.

Công an thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh lập các chốt kiểm soát, xử phạt nghiêm người không đội mũ bảo hiểm

Tới thời điểm này, Công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch lập các chốt kiểm soát và xử phạt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm trải rộng trên các quận, huyện từ 15/12.

Hà Nội sẽ có 85 chốt kiểm soát và xử phạt trong khu vực nội thành. Khu vực cửa ngõ thành phố thuộc Cầu Giấy, Thanh Xuân... được tập trung xử lý mạnh. Mỗi điểm xử phạt sẽ có ít nhất một cảnh sát và thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự cùng tham gia xử lý người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Công an thành phố sẽ huy động khoảng 400 cảnh sát giao thông, gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng cảnh sát trật tự, ngành giao thông huy động 180 thanh tra giao thông cùng tham gia kiểm tra.

Từ nay đến 5/1/2008 sẽ là giai đoạn cao điểm xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm tại 85 chốt, kết hợp phân luồng giao thông nhằm giảm tai nạn và ùn tắc. Sau đó, lực lượng công an sẽ duy trì 33 chốt và sẽ bổ sung khi có nhu cầu.

Cảnh sát giao thông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với công an 24 quận, huyện đồng loạt tiến hành xử phạt nghiêm các trường hợp không đội mũ bảo hiểm từ 6 giờ sáng 15/12. Ngoài ra, UBND Thành phố cũng chỉ đạo 500 tình nguyện viên thanh niên xung phong hỗ trợ công tác điều hòa giao thông tại các giao lộ trong Thành phố.

Những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, mô tô vi phạm lần đầu sẽ bị CSGT lập biên bản tạm giữ giấy tờ và xử phạt 150.000 đồng. Nếu người này vẫn điều khiển phương tiện giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, bị giữ lại ở trạm xử lý tiếp theo sẽ phạt tiếp với mức tăng lên 200.000 đồng.

Cụ thể:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xác loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 3: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm i: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Điểm K: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trẻ từ 6 tuổi trở lên đã phải đội mũ bảo hiểm và phải đội đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy cùng cha mẹ. Nếu không tuân thủ đúng, cha mẹ sẽ phải nộp tiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng vì lỗi này. Còn nếu cha mẹ cũng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, sẽ bị phạt thêm 2 lỗi là không đội mũ bảo hiểm và chở người không đội mũ bảo hiểm theo quy định như kể trên.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật

  • Đang truy cập569
  • Hôm nay107,890
  • Tháng hiện tại4,119,281
  • Tổng lượt truy cập109,241,543

Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức não của thực hiện pháp luật