Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Phát triển ngôn ngữ là một trong những nội dung cơ bản, then chốt của việc hoàn thiện nhân cách. Tiến trình phát triển tâm lý của con người, có những giai đoạn được coi là “thời điểm vàng” cho việc này, nổi trội đó là giai đoạn từ 2-6 tuổi. Ở thời điểm này, việc tiếp nhận, hình thành năng lực ngôn ngữ ở trẻ diễn ra mạnh mẽ với các mốc “tiền ngôn ngữ”, “phát cảm ngôn ngữ”. Ngoài ra trong giai đoạn này, hoạt động của hệ thần kinh còn rất linh hoạt đã tạo nên nhiều thuận lợi cho sự hình thành các phản xạ ngôn ngữ.

Tuy nhiên, kết quả của việc phát triển ngôn ngữ không thể “tự nhiên có” mặc dù trẻ đã ở trong giai đoạn độ tuổi lý tưởng. Các tác động có mục đích của phụ huynh được coi là giữ vai trò chủ đạo để trẻ có được thành quả trong sự tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa. Bởi lẽ, gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên mà trẻ được làm thành viên. Ở đó, cha mẹ là người có sức ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, không loại trừ việc hình thành năng lực ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhịp sống của một gia đình với sự phong phú về giới tính, các mối quan hệ đặc trưng và những công việc đa dạng là những “nguyên liệu” tuyệt vời để bố mẹ tạo nên cơ hội phát triển ngôn ngữ cho con. Hãy cùng con thực hiện các hoạt động sau để việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không còn là nỗi lo của bạn!

“Mẹ tắm cho Bơ nha, gội đầu cho Bơ nè”, “Bố chơi tung bóng với Bơ nè, Bơ chụp bóng nào”,“Bơ ăn sáng nhé, Bơ uống sữa thôi”, “Mẹ đang làm việc đây, còn Bơ thì chơi với các em thú nhỏ nha”…  Bố mẹ thường cho rằng, trẻ chưa biết nói thì việc “huyên thuyên” của mình là vô nghĩa. Tuy nhiên, sự thật là bạn nên trò chuyện cùng con về những sự việc đơn giản nhất (như ví dụ trên) ngay từ khi con mới sinh (thậm chí khi còn trong thai kì). Trẻ hiểu được điều bạn nói mặc dù không đáp trả bằng các câu hội thoại, bởi vì, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra không đồng đều giữa năng lực “hiểu tín hiệu” và năng lực diễn đạt vấn đề. Cho nên, khi bạn nói chuyện cùng trẻ cũng là lúc trẻ được cung cấp thêm “biểu tượng ngôn ngữ” về nội dung, ngữ điệu; kích thích trẻ đáp trả bằng nét mặt, các chuỗi âm thanh rời rạc, từ đó, tiến đến sự chín muồi về khả năng diễn đạt đúng chữ, tròn chữ.

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Với sự phát triển của ngành xuất bản, ngày nay bạn hoàn toàn có thể tìm được sách cho con mình dù bé đang ở độ tuổi nào. Cách trình bày hình ảnh và câu chữ của sách là phương tiện hiệu quả để trẻ có được các biểu tượng về chữ cái, nội dung sách; với sự phân chia có chủ đích từ tác giả, sẽ giúp trẻ có được những kiến thức phù hợp với trình độ trí tuệ. Việc đọc sách được thực hiện tại gia đình từ sớm, ngoài mang lại hiệu ứng về năng lực ngôn ngữ còn là nền tảng vững chắc để trẻ xây dựng cho mình các hoạt động tích cực khác về nhận thức.

>>> Bài viết cùng chuyên đề: Những lợi ích khi cho con trẻ đọc truyện tranh

Cùng trẻ ngân nga những bài hát, bài vè, đồng dao không chỉ có tác dụng trong việc cung cấp vốn từ, ngữ điệu cho trẻ mà còn là cách thức tuyệt vời để trẻ được cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh, kỉ luật cuộc sống, và đặc biệt, có tình cảm tích cực với cha mẹ. Sự cởi mở, gần gũi là điều mà trẻ cảm nhận khi được cùng cha mẹ bi bô, “đồng diễn”:

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

“Xúc xắc xúc xẻ/ năm mới năm mẻ/ nhà nào còn thức/ mở cửa cho chúng tôi…”, “Úp lá khoai/ mười hai chong chóng/ đứa mặc áo trắng/ đứa mặc áo đen…”, “Con cào cào có cánh xanh xanh, nó bay rất nhanh qua lùm cây bụi cỏ,…muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao”.

Đồng thời, các tác phẩm giàu ngữ điệu cũng là phương tiện để trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình khi tự “chế” lời cho bài hát – mặc dù, rất ngô nghê và rời rạc về ý nghĩa.

>>> Đừng bỏ lỡ: Sức mạnh chữa lành từ âm nhạc sẽ khiến bạn bất ngờ

Bố mẹ cần hiểu rằng việc trẻ nói là một tín hiệu tích cực và cần được ghi nhận lẫn chấp nhận. Đôi khi, với áp lực công việc, người lớn thường có cảm giác “phiền phức” khi nghe trẻ nói liên tục; hoặc chúng ta thường thấy rằng sự diễn đạt của trẻ “quá tệ” vì nói ngọng, nói sai với hàm ý, thậm chí là nói những câu dung tục. Tuy nhiên, những phản ứng kiểu gắt gỏng “nói nhiều quá”; hoặc chế nhạo “nói gì ngốc thế” hay “nói vậy là ngu đấy”… trước các biểu hiện trên của trẻ sẽ khiến trẻ từ chỗ cảm thấy không an toàn dẫn đến hạn chế việc trình bày ngôn ngữ như một kiểu tự bảo vệ bản thân. Chính điều này sẽ làm khả năng ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng.

Thay vì chỉ trích hoặc cấm đoán không lý do, bạn hãy học cách lắng nghe  (chấp nhận) con trẻ. Từ việc lắng nghe này, bạn sẽ có thêm tư liệu về năng lực ngôn ngữ của con (ghi nhận). Bước kế tiếp hãy thỏa thuận với con về nguyên tắc: “chúng ta sẽ nói tiếp câu chuyện của con sau khi cha/ mẹ làm xong công việc này nhé, khoảng 30 phút nữa!” – đây là lúc bạn dạy cho con về việc thương lượng, đàm phán; làm mẫu để con chỉnh sửa phát âm của mình bằng cách làm mẫu cho con về khẩu hình: “Bơ nhìn bố/ mẹ này, đây gọi là “búp bê” không phải “úp ê”, đây là “xe tăng” không phải “e ăng”; hỏi con về “nguồn gốc” các từ dung tục để giúp con loại trừ: “Ồ, từ Bơ vừa nói lạ nhỉ, Bơ nghe ở đâu à?... Bơ có biết nó nghĩa là gì không?... Người khác không thích nghe như vậy đâu Bơ, Bơ chỉ nên nói thế này thôi này…”. Tất cả những cách thức này vừa giúp người lớn được “giải phóng” khỏi tình huống không mong muốn, vừa làm cho trẻ cảm thấy thoải mái trong việc giao tiếp cùng cha mẹ của mình.

Cụ thể đó là thói quen (thậm chí là văn hóa) giao tiếp gia đình. Mỗi sáng thức dậy với các trao đổi về dự định trong ngày, mỗi chiều bên bữa cơm gia đình là các cảm nhận về những gì đã trải qua, mỗi tối khi cùng xem ti vi hoặc chơi những trò chơi (cờ vua, tạo hình khối, ghép tranh, đố vui, nặn đất sét,…). Trong tất cả các bối cảnh bố mẹ hãy dành cho nhau những ngôn từ tích cực, thể hiện đúng vai cá nhân và sự tôn trọng cho người còn lại; cha mẹ hãy dành cho con các câu hỏi thể hiện sự quan tâm, chừng mực, yêu thương và thái độ lắng nghe thiện chí. Tất cả tạo nên một không gian an toàn để trẻ được học, được thể hiện ngôn ngữ một cách liên tục, phù hợp và có ý nghĩa với sự phát triển đang diễn ra.

Chuyên gia Giáo dục

Thạc sĩ Tô Nhi A

>>> Xem thêm:

Theo từ điển Oxford: “The system of communication in speech and writing that is used by people of at particular country or area” có nghĩa là: Ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp bằng lời nói hoặc văn bản được sử dụng bởi người dân của một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể.
Theo từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt: “Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một công đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.”

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Trong phạm vi bài này ngôn ngữ được hiểu là ngôn ngữ do con người sáng tạo ra. Thật vậy tính đến thời điểm hiện tại, ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới dao động từ 5.000 đến 7.000 loại khác nhau. Ngôn ngữ được phát triển đa dạng theo thời gian và theo lịch sử tiến hóa của loài người. Chúng thể hiện sự tự phát mang tính cá nhân một cộng đồng và phụ thuộc vào các nhu cầu khác nhau của cộng đồng đó. Cấu trúc của ngôn ngữ cho phép thể hiện cảm xúc một cách rộng rãi. Ngôn ngữ được cho là bắt nguồn từ thời thượng cổ, tiền sử (Homo Sapiens), lúc đó con người đã biết cách cầm nắm. Chữ viết được phát hiện đầu tiên là những ký hiệu tượng hình để giao tiếp và trao đổi với nhau thể hiện suy nghĩ của con người dần dần phát triển như ngày nay.
Sự cần thiết của ngôn ngữ (The necessities of Language)
Như đã nêu ở phần trên, chữ viết thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mỗi cá nhân con người. Như vậy vai trò của ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ có thật sự cần thiết đối với con người hay không chúng ta sẽ được tìm hiểu sau đây:

Ngôn ngữ là phương tiện tuyệt vời để giao tiếp giữa con người với nhau.
Ngôn ngữ viết giúp con người hiểu nhau thông qua kỷ ngôn ngữ dưới dạng ký hiệu chụp truyền đạt ý nghĩ của cá nhân một người đến người khác. Ngôn ngữ viết không truyền đạt mong muốn, ý kiến của cá nhân nhanh hơn (về tốc độ) so với ngôn ngữ nói nhưng nó sẽ truyền đạt rộng hơn. Nhiều người có thể nhờ ngôn ngữ viết mà hiểu được mong muốn của cá nhân người viết cùng một lúc.

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Là bản chất cơ bản của con người
So với các loài vật khác thì con người có hệ thống biểu đạt ngôn ngữ phức tạp hơn so với động vật. Và ngôn ngữ viết là đặc trưng duy nhất để phân biệt con người với các loài động vật khác. Các động vật khác chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói và hoàn toàn không thể phát triển được ngôn ngữ viết.

Tinh chỉnh thính giác
Nhờ ngôn ngữ nói, đọc mà khả năng nghe của con người được hoàn thiện hơn. Chính nhờ việc nghe, tinh chỉnh giác quan thính giác giúp con người nói chung và trẻ em nói riêng học hỏi được ngôn ngữ nói một cách dễ dàng nhờ vào sự thôi thúc bên trong trẻ (Nhu cầu giao tiếp của con người thôi thúc trẻ, giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ và trí tuệ thẩm thấu trong giai đoạn 0-6 tuổi).

Ngôn ngữ đóng vai trò duy trì nền văn hóa của cộng đồng, xã hội
Nhờ ngôn ngữ nói, văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Trẻ con nói riêng và con người nói chung đóng vai trò duy trì  văn minh phù hợp với hiện tại và tương lai, đào thai những thói quen, nhu cầu không phù hợp.

“Ai cũng đồng ý về tầm quan trọng của giác quan trong sự hình thành trí tuệ. Không ai tuga rằng trí óc của con người câm điếc huy của một đứa trẻ mà gặp phải những khăn khủng khiếp trong quá trình phát triển của nó, bởi thị giác và thỉnh giác là a gõ của tư duy. Chúng được xem là những giác quan của tri thức, người ta đồng ý 3 dù các điều kiện nội tại giống nhau, trí khôn của kẻ câm điếc và của kẻ mù vẫn 9 kém hơm trí khôn của kẻ hoàn toàn dùng các giác quan của họ” Mari Montessri (Bí ẩn tuổi thơ)

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ (Language Development in Children)

Từ 0-3 tháng tuổi (0)-3 months old communication Milestones): Trẻ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Cười, khóc và những âm thanh đơn chiếc. Ngôn ngữ trẻ được thể hiện thông qua vận động. Sự yên lặng, cười, khóc và một số âm thanh đơn chiếc phát ra có vẻ như tự phát để phản ứng với âm thanh hoặc tiếng nói. Trẻ có thể ngoảnh đầu sang một bên khi nghe âm thanh hoặc giọng nói, thể hiện sự thích thú qua khuôn mặt, Sử dụng các liên hệ bằng mắt.

Sử dụng các tiếng khóc khác nhau để thể hiện nhu cầu của mình (đói, mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ…)

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Từ 4-6 tháng tuổi (4-6 months old communication Milestones): Trẻ bập bẹ môi để thu hút sự chú ý từ những người xung quanh từ đó thể hiện nhu cầu của bản thân. Trẻ tạo ra tiếng động, tạo ra sự ổn ào. Ở độ tuổi này trẻ đã biết nghe và phản ứng đơn giản khi nghe tiếng nói. Bắt đầu bập bẹ sử dụng các tiếng như: “da da da, ai ai…” để phản ứng thể hiện những âm thanh khác nhau để bảy tỏ cảm xúc của mình.

Chú ý tới các đồ chơi tạo ra được âm thanh.

Từ 7-9 tháng tuổi (7-9 months old communication Milestones): Trẻ biết cách sử dụng đa dạng các âm thanh, kết hợp âm tiết khi bập bẹ để thể hiện sự thích thú của bản thân. Nhìn và nhận biết các đồ vật quen thuộc và những người quen khi gọi tên. Nhận biết được âm thanh khi gọi tên. Tham gia giao tiếp hai chiều: Nghe và phản ứng. Bắt đầu hình thành theo những thói quen và giờ giấc sinh hoạt theo nhu cầu khi được chuẩn bị, biểu hiện qua cử chỉ. Sử dụng ngôn ngữ nói bằng một số từ đơn giản: No, pa, ma,…

Có khả năng bắt chước âm thanh.

Từ 10-12 tháng tuổi (10-12 months old communication Milestones): Trẻ biết cách sử dụng từ ngữ nghĩa như mama, papa, dada,…

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Phản ứng với những hiệu lệnh đơn giản như: lại đây (come here), no… Tạo ra những chuỗi biệt ngữ nghĩa (produces long strings of gibberish) khi giao tiếp với người xung quanh. Có khả năng nói 2 từ trở lên. Khả năng bắt chước theo tốc độ âm thanh. Bập bẹ theo âm điệu và cao độ. Chú ý khi có ai đó nhìn hoặc chỉ trỏ Phản ứng với từ “No” Bắt đầu sử dụng những vận động tay để giao tiếp, nói lên mong muốn của mình. Ví dụ như: Chỉ vào vật muốn được nhặt lên …

Khả năng cầm nắm tốt.

13-18 tháng tuổi (13-18 months old communication Milestones): nói 5-10 từ một lúc. Có thể kết hợp âm thanh và cử chỉ cùng một lúc Bắt đầu diễn tả nghĩa của một số từ đơn giản và hành động của từ đó. Có thể hành động theo hiệu lệnh đơn giản, dễ hiểu. Thể hiện sự thích thú thông qua những bức tranh lớn. Có thể xác định được một số bộ phận của cơ thể khi được gọi tên

Có khả năng hiểu khoảng 50 từ.

18 tháng: Trẻ có khả năng phản ứng với các câu hỏi. Tiếp tục bập bẹ theo âm điệu. Có khả năng chỉ vào vật, tranh và người khi được gọi tên.

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Hiểu được trong và ngoài, phản ứng với “yes và no”. Phải làm gì khi thấy mọi người lắc đầu hoặc lắc tay. Lặp lại nhiều từ khi nghe người khác nói, và dùng từ đó một cách vô thức.

“Chính động lực có ý thức khiến ngôn ngữ được hấp thụ một cách dồn dập, và người thầy nội tại của đứa trẻ khiến bé đi đến với người lớn khi họ đang trò chuyện với nhau, mà không phải với nó…”

Tới 21 tháng tuổi: Trẻ sử dụng ít nhất là 50 từ, khả năng thêm từ mới rất nhanh thông qua thính giác, Gọi tên vật và người. Hiểu được nghĩa: Tôi, bạn, của tôi (Me, you, my). Biết và gọi tên được các bộ phận của bản thân. Khả năng hiểu từ mới rất nhanh, tới 24 tháng tuổi: Bắt đầu sử dụng 2 cụm từ, dùng các từ đơn giản trong câu như: tôi, bạn, của tôi (Me, you, my) Hiểu được hành động của những từ đơn giản.

Sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ để chơi giả vờ (tự đóng vai và nói chuyện với vật) Có thể hiểu được câu 2 hiệu lệnh. (ví dụ: Con hãy nhặt rác lên và bỏ vào thùng rác). Thích việc nghe kể chuyện.

Tới 30 tháng: Trẻ có thể sử dụng 2-3 cụm từ cùng một lúc. Hiểu được ít nhất 50% mong muốn của người chăm sóc, có thể làm theo câu với cấu trúc có 2 yêu cầu, hiểu được danh từ và đại từ đơn giản, hiểu được sự khác nhau giữa tôi, bạn.
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 3-6 tuổi

Tới 36 tháng: Bắt đầu với các câu hỏi cái gì và ở đâu, có thể hiểu được số nhiều, bắt đầu hiểu được một số định nghĩa đơn giản như màu, nơi chốn và thời gian, hiểu được các câu hỏi tại sao khi nghe giải thích, hiểu nguyên vẹn một câu đơn giản.

Tới 4 tuổi: trẻ nhận thức được nhiều thông tin thông qua nhận thức của cá nhân và bắt đầu nhận ra rằng sự thật và thực tế không nhất thiết phải giống nhau. Trẻ biết tên của các con vật, so sánh chúng trong thực tế. Trẻ có thể đọc tên của những cuốn sách, những từ dài âm tiết. Trẻ có thể hiểu được ý tưởng, sự vật thông qua sự so sánh hơn, so sánh nhất như: dài hơn, dài nhất.

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Ngay từ giây phút đầu tiên ra đời, các giác quan đã có định hướng, những giác quan tự hoàn thiện rồi sử dụng theo đúng chỉ đạo, với sự trợ giúp của trí tuệ thẩm thấu vô thức thì: Đứa trẻ quan sát những sự vật xung quanh mình và thu nhận mọi thứ.

Tới 5 tuổi: Trẻ hiểu được sự thật thực tế thông qua sự phân biệt các vật, sự vật với nhau. Trẻ bắt đầu chỉ định người thực hiện hành động thông qua mong muốn của mình, có thể điều khiển người lớn bằng mong muốn của bản thân. Trẻ có khả năng định nghĩa vật bằng cách sử dụng các điều kiện, ví dụ: Chúng ta có thể sử dụng chúng để làm gì… Trẻ có những nhận định đơn giản vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để mô tả sự hứng thú của mình và có thể lặp lại một câu hoàn chỉnh với ít nhất chín từ một lúc.

Tới 6 tuổi: trẻ lên một cấp độ mới. Trẻ có thể có những kỹ năng như vẽ, ghi nhớ, ngôn ngữ tổng quát. Trẻ có nhiều cách để lấy sự chú ý của mọi người xung quanh, trẻ có khả năng kiểm soát hành động và tự nhận thức. Trẻ có khả năng học được 15 từ mới một ngày. Từ mới của trẻ phát triển một cách vượt trội phụ thuộc vào môi trường xung quanh, từ 8000 đến 14000 từ. Trẻ có thể kể một câu chuyện theo thứ tự về một bức tranh, một chuyến đi chơi hoặc một mối quan hệ. Trẻ có thể đọc một cách trôi chảy, và sáng tác truyện. Trẻ có thể hiểu được những phần và tốc độ khác nhau nếu không gọi tên ví dụ như tính từ của vật.

Vai trò của người lớn (The roles of the adult)

Người lớn cần chuẩn bị môi trường cho trẻ để trẻ được thẩm thấu ngôn ngữ một cách tự nhiên. Tiếp xúc ngôn ngữ, nói chuyện với trẻ hàng ngày để gia tăng vốn từ cho trẻ.

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Tạo điều kiện cho trẻ được nói, được thể hiện suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Thúc đẩy trẻ giao tiếp bằng cách thường xuyên đặt những câu hỏi và mời gọi trẻ trả lời: Bắt đầu từ những câu đơn giản về vật như: Đây là gì, đây là đâu, rồi dần dần sử các câu hỏi đóng giúp trẻ khơi mở và có thêm ý tưởng cho bản thân. Từ đó khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi mở như vì sao, thế nào… Sử dụng các bài học ngôn ngữ, thẻ ba phần, các trò chơi đối thoại với tranh, kể chuyện về một chủ đề định hướng sẵn. Tăng cường thẻ định nghĩa trong môi trường lớp học để trẻ có điều kiện học ngôn ngữ một cách có khoa học. Cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hệ thống thông qua các chủ đề được cung cấp từ đó rèn luyện tư duy logic cho trẻ để trẻ nâng cao khả năng nhận biết và điễn đạt vật. Tăng cường các bài tập vận động thô, vận động tinh giúp trẻ rèn luyện thể chất, rèn luyện cơ tay để trẻ có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi bước vào rèn luyện ngôn ngữ viết. (Rèn luyện các bài tập thực hành cuộc sống, các bài tập giác quan, chữ viết…) Có thể cho trẻ nhiều lựa chọn ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời để trẻ có thể thẩm thấu ngôn ngữ từ những nền văn hóa khác nhau trong xã hội. Kết hợp với gia đình để cùng phối hợp tạo điều kiện cho trẻ một môi trường giao tiếp tốt, tích cực. Quan sát và phát hiện nếu trẻ gặp khó khăn trong giáo tiếp (bộ phận âm thanh, lưỡi, ngọng…) để có biện pháp phù hợp.

* Theo Giáo án Montessori – Trường mầm non quốc tế ICP *

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Hôm nay, ngày 07/08/2022 trường Mầm non Quốc tế ICP đã tổ chức cuộc họp phụ huynh toàn trường nhằm…

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Chiều ngày 15/07/2022, Trường Mầm non Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đã vinh dự được đón tiếp đoàn cán bộ…

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Khuynh hướng của trẻ nhỏ là luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh môi trường sống của mình. Đôi…

Ngôn ngữ có cách thức phát triển như thế nào

Hưởng ứng ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 và chương trình Global Yoga Ring (Vòng tròn Yoga Toàn cầu).…