Ngủ như thế nào để không bị mệt

Ăn tối nhẹ. Ăn quá no trước khi ngủ không phải là ý tưởng tốt vì khiến bạn cảm thấy lờ đờ khi thức dậy. Ăn quá nhiều dẫn đến khó tiêu, trong khi ăn quá ít lại gây đói lúc nửa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.

Ngủ như thế nào để không bị mệt

tin liên quan

9 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua

Theo Boldsky dẫn nguồn từ các chuyên gia Ấn Độ, ăn tối vừa đủ no giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và cũng dễ dàng thức dậy vào sáng hôm sau.

Tắt mọi thiết bị điện tử. Nếu bạn có thói quen xem, đọc hoặc nghe nhạc trước khi ngủ thì nên từ bỏ ngay. Thói quen này khiến bạn dễ thức quá giờ ngủ, cản trở kế hoạch dậy sớm của bạn. Cách tốt nhất để tránh rơi vào tình trạng này là tắt mọi thiết bị điện tử trước khi lên giường.

Giữ đồng hồ báo thức cách xa giường. Thủ thuật đơn giản này sẽ đảm bảo rằng bạn không bị mắt nhắm mắt mở tắt báo thức và quay lại ngủ tiếp. Bằng cách để đồng hồ báo thức ở xa tầm tay, bạn buộc phải rời khỏi giường để tắt và chính điều này giúp bạn tỉnh ngủ.

Uống một ly nước trước khi ngủ, giúp hỗ trợ chức năng của bàng quang hoạt động thông suốt và bạn sẽ thức dậy với sự thôi thúc đi vệ sinh. Nước giúp tống chất độc hại ra khỏi cơ thể vào buổi sáng.

\n

Ngủ như thế nào để không bị mệt

tin liên quan

Ung thư 'gia đình'

Thế nhưng không uống quá nhiều nước vì khiến bạn cảm thấy quá no, từ đó gây gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, những người mắc các vấn đề liên quan đến tiểu tiện và tiểu đường nên tránh thực hiện cách này.

Rời khỏi giường và đi tắm. Một khi thức giấc, đừng nằm thêm một chút vì dễ khiến bạn muốn ngủ lại. Hãy đứng dậy và bắt đầu với thói quen hằng ngày như đánh răng và tập thể dục. Hoạt động này giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và không còn cảm giác buồn ngủ. Bạn cũng nên đi tắm để đảm bảo cơn buồn ngủ tan biến nhanh.

Những ngày đầu, bạn đừng dậy quá sớm mà điều chỉnh dần dần. Hôm nay dậy sớm hơn hôm qua một chút vì dậy quá sớm ngay từ đầu khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. Cố gắng giữ tính kỷ luật và bám sát kế hoạch thức dậy vì sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể không bị rối loạn.

Bạn có thể bắt đầu một ngày bằng cách ngồi thiền một chút hoặc tập vài động tác yoga, sẽ làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Khoa học đã phát hiện những quy tắc cơ bản là giấc ngủ là chúng ta mỗi đêm sẽ trải qua từ 5 đến 6 chu kỳ giấc ngủ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút. Ngủ đủ 5 đến 6 chu kỳ sẽ giúp cơ thể phục hồi sau ngày dài hoạt động, theo Mirror.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại rất bận rộn nên không phải lúc nào chúng ta cũng được ngủ đủ 5 đến 6 chu kỳ mỗi đêm. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể có một đêm ngon giấc.

Nếu bạn muốn thức dậy với cảm giác khỏe khắn, không mệt mỏi thì phải thức vào thời điểm vừa kết thúc một chu kỳ giấc ngủ. Ví dụ, nếu bạn muốn thức dậy vào 6 giờ sáng thì phải ngủ vào lúc 20 giờ 46 phút hoặc 22 giờ 16 phút tối hôm trước.

Nếu chúng ta ngủ vào lúc 20 giờ 46 phút thì sẽ mất khoảng 14 phút, tức đến 21 giờ, để chìm vào giấc ngủ. Giấc ngủ sẽ kéo dài 9 tiếng, từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Khoảng thời gian 9 tiếng này bằng 6 chu kỳ giấc ngủ. Tương tự, nếu bạn ngủ vào 22 giờ 16 phút, thức dậy vào 6 giờ sáng thì sẽ trải qua 5 chu kỳ giấc ngủ.

Nếu vì lý do nào đó không thể ngủ sớm nhưng vẫn muốn thức dậy tỉnh táo vào lúc 6 giờ sáng thì hãy bắt đầu lên giường vào lúc 23 giờ 16 phút hoặc 1 giờ 16 phút sáng, tức lần lượt ngủ được 4 và 3 chu kỳ giấc ngủ một đêm.

\n

“Có một giấc ngủ ngon rất quan trọng vì điều này thực sự có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não vào ngày hôm sau”, Mirror dẫn lời chuyên gia giấc ngủ người Anh Lucy Askew.

Giấc ngủ ngon giúp cải thiện năng suất làm việc, học tập, tăng cường khả năng tập trung và chức năng nhận thức. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có việc khiến da dễ bị mụn và đẩy nhanh quá trình lão hóa, bà Askew giải thích thêm.

Nếu kéo dài, thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém còn làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường và đau tim. Một số nghiên cứu còn cho thấy mất ngủ còn dễ dẫn đến trầm cảm, theo Mirror.

Một giấc ngủ ngon và đầy đủ sẽ giúp bạn hồi phục lại năng lượng đã mất, mang đến trạng thái tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau. Việc thiếu ngủ rất dễ khiến bạn mắc sai lầm trong công việc, học tập, ảnh hưởng làn da và tác động xấu đến sức khỏe. Vậy làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe trong trường hợp bắt buộc phải thức khuya làm việc? Bạn chắc chắn đừng bỏ qua các thông tin hữu ích được đề cập dưới đây.

Thời gian ngủ bao lâu là đủ?

Tùy theo từng độ tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ không giống nhau. Độ tuổi càng nhỏ thì thời gian ngủ sẽ càng dài. Cụ thế:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, thời gian ngủ cần thiết là từ 14 tiếng đến 17 tiếng.
  • Trẻ từ 4 tháng đến 11 tháng cần ngủ từ 12 tiếng đến 15 tiếng.
  • Trẻ dưới 2 tuổi sẽ có thời gian ngủ hợp lý là từ 11 tiếng đến 14 tiếng.
  • Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi sẽ có thời gian ngủ từ 8 tiếng đến 10 tiếng. 
  • Người trưởng thành dưới 65 tuổi sẽ có thời gian ngủ từ 7 tiếng đến 9 tiếng.
  • Đối với người lớn tuổi trên 65, thời gian ngủ của họ sẽ từ 7 tiếng đến 8 tiếng.

Tiêu chuẩn này dựa theo độ tuổi nên chỉ mang tính tham khảo. Thời gian ngủ của mỗi người sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, nhu cầu, hoàn cảnh, tính chất công việc,... 

Ngủ như thế nào để không bị mệt
Thời gian ngủ của mỗi người không giống nhau, tùy thuộc vào cơ địa, tuổi tác, nhu cầu, tính chất công việc,...

Làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe và cơ thể luôn tràn đầy năng lượng?

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tăng sức đề kháng, giảm áp lực cho các cơ quan. Thế nhưng, do công việc và học tập bận rộn, quỹ thời gian nghỉ ngơi eo hẹp khiến nhiều người ngủ ít hơn thời gian ngủ cần thiết của bản thân. Điều này làm cho họ dễ bị suy nhược cơ thể, tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư phổi,... Vậy làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe và tràn đầy năng lượng? Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Tập luyện phương pháp ngủ theo chu kỳ 

Người trưởng thành có thời gian ngủ hợp lý là từ 7 tiếng đến 9 tiếng. Trong đó sẽ được phân chia thành 5 đến 6 chu kỳ, mỗi chu kỳ sẽ được kéo dài 1 tiếng 30 phút. Một chu kỳ sẽ được trải qua 5 giai đoạn chính là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ.

Vì vậy, để ngủ ít mà vẫn khỏe, bạn có thể dựa vào chu kỳ ngủ này. Nếu như có thời gian nghỉ ngơi nhiều, thì bạn có thể ngủ đủ 6 chu kỳ. Ngược lại nếu thời gian ngủ ít, thì bạn có thể chọn ngủ 3 đến 4 chu kỳ. 

Ngủ như thế nào để không bị mệt
Làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe? Bạn có thể áp dụng phương pháp ngủ theo chu kỳ hoặc phương pháp ngủ Polyphasic.

Bạn có thể dựa theo công thức sau để tính toán thời gian ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo về năng lượng khi thức dậy:

Thời gian thức = Thời gian đi ngủ + (1,5 x X) + Y

Trong đó, thời gian đi ngủ là lúc chúng ta lên giường; 1,5 tương đương với 90 phút (một chu kỳ giấc ngủ); X là số chu kỳ mong muốn (tối thiểu là 3 và tối đa là 6); Y là khoảng thời gian Awake, dao đồng từ 10 phút đến 30 phút.

Ngủ nhiều giấc nhỏ trong ngày

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp ngủ Polyphasic. Đây là phương pháp được sáng tạo bởi danh họa Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp ngủ này khi thực sự cần thiết với quỹ thời gian cực kỳ eo hẹp. Bởi lẽ, áp dụng cách ngủ này thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ làm tăng huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, thiếu máu,...

Thay vì ngủ nhiều tiếng trong một lần, phương pháp ngủ Polyphasic sẽ chia nhỏ giấc ngủ và ngủ nhiều giấc trong ngày. Cứ 4 tiếng là bạn sẽ ngủ khoảng 15 phút. Sau 24 tiếng, tổng thời gian ngủ sẽ được rút ngắn tối đa chỉ còn khoảng 90 phút/ngày. 

Thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học

Việc cắt bớt thời gian ngủ bằng các phương pháp ngủ được nhắc đến trước đó tuy không phải là một ý tưởng tồi, nhưng về lâu dài vẫn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt, không phải ai cũng có thể thực hiện đúng các phương pháp ngủ này. Chính vì thế, để ngủ ít mà vẫn khỏe, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình bằng việc thiết lập lối sống lành mạnh và khoa học:

  • Xây dựng khẩu phần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh như điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi,... trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, đồ uống có chứa caffeine.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu.

Ngủ như thế nào để không bị mệt
Để ngủ ít mà vẫn khỏe, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tập luyện thể thao đều đặn, hạn chế dùng rượu bia,...

Tóm lại, qua các thông tin cung cấp trong bài, hy vọng rằng đã giải đáp thắc mắc “Làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe?” của nhiều bạn. Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được thả lõng, các cơ quan được nghỉ ngơi. Vì vậy, giấc ngủ vô cùng quan trọng trong việc tái tạo lại năng lượng giúp duy trì các hoạt động sống. Mong rằng dù bận rộn như thế nào, bạn cũng sẽ sắp xếp thời gian hợp lý để luôn có một giấc ngủ chất lượng.