Ngữ văn 7 bài từ đồng âm phần luyện tập

Câu 1. Chúng ta phân biệt được nghĩa của từ “lồng” ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

Câu 2.

  • Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa
    • Nghĩa thứ nhất: Đem cá về kho -> Đem cá về nấu thành thức ăn
    • Nghĩa thứ hai: Đem cá về kho -> Đem cá về cất trong nhà kho
  • Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:
    • Đem cá về kho tộ nhé!
    • Đem cá về nhập kho ngay nhé!

Câu 3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ đồng âm để nắm rõ hơn nội  dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc đoạn dịch thơ bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" từ "thu cao, gió thét già" đến "lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với các từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

  • Trước hết ta phải tìm nghĩa các từ này trong văn cảnh của bài thơ có nghĩa là gì, sau đó mới tiến hành tìm từ đồng âm
    • Từ trong bài thơ đánh số 1
    • Từ đồng âm cần tìm đánh số 2.
    • Thu
      • Thu (1); Danh từ, mùa thu → Chỉ một mùa trong ănm
      • Thu (2): Động từ, thu tiền → Chỉ hành động
    • Cao
      • Cao (1): Tính từ, trái nghĩa với thấp
      • Cao (2): Danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn)
    • Ba
      • Ba (1): Số từ, ba lớp tranh
      • Ba (2): Danh từ, người sinh ra mình (ba, mẹ)
    • Tranh
      • Tranh (1): Danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh)
      • Tranh (2): Động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi)
    • Sang
      • Sang (1): Động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang nhượng)
      • Sang (2): Tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng)
    • Nam
      • Nam (1): Chỉ phương hướng (Nam/ Bắc)
      • Nam (2): Giới tính của con người (Nam/ nữ)
    • Sức
      • Sức (1): Chỉ sức khỏe của con người (sức lực)
      • Sức (2): Danh từ, một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lý trưởng đốc thúc(tờ sức)
    • Nhè
      • Nhè (1): Động từ, nhằm vào chỗ yếu hoặc chỗ bất lợi của người khác
      • Nhè (2): Động từ, bụm miệng lại và dùng lưỡi để đẩy ra
    • Tuốt
      • Tuốt (1): Tính từ, thẳng một mạch đến nơi xa
      • Tuốt (2): Động từ, hành động lao động trong việc thu hoạch lúa (tuốt lúa)
    • Môi
      • Môi (1): Danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)
      • Môi (2): Tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2. Tìm nghĩa khác nhau của danh từ "cổ" và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? Tìm từ đồng âm và cho biết nghĩa.

  • Nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
    • Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân (cổ tay)
    • Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phục (cứng cổ)
    • Nghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)
    • Nghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giày (cổ áo, cổ giày)
  • Từ đồng âm với "cổ":
    • Đồ cổ: Đồ vật có từ xa xưa và có giá trị.

Câu 3. Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm)

  • Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau:

Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.

Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học;

Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.

Câu 4. Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái

  • Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
    • Vạc
      • (1): Con vạc
      • (2): Chiếc vạc
    • Đồng
      • Đồng (1): Bằng kim loại
      • Đồng (2): Cánh đồng
  • Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:
    • Anh mượn vạc để làm gì?
    • Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật.
    • Vạc làm bằng gì?
    • Vạc làm bằng đồng kim loại sẽ khác hoàn toàn với vạc ở ngoài đồng.

4. Hỏi đáp về bài Từ đồng âm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Hướng dẫn Soạn Bài 11 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Từ đồng âm sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Ngữ văn 7 bài từ đồng âm phần luyện tập
Soạn bài Từ đồng âm sgk Ngữ văn 7 tập 1

I – Thế nào là từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 135 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:

– Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Trả lời:

Nghĩa của mỗi từ lồng:

– Lồng (1): ý nói con ngựa đang đứng yên bỗng nó vùng lên hoặc chạy xông xáo.

– Lồng (2): Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,…


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 135 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không?

Trả lời:

Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.


II – Sử dụng từ đồng âm

Hiện tượng đồng âm có thể gây hiểu sai hoặc hiểu nước đôi. Do đó, trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ dùng từ đồng âm cho đúng.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 135 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên?

Trả lời:

Em phân biệt được nghĩa của các từ lồng là dựa vào nội dung của câu và ngữ cảnh của câu.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 135 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Câu “Đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

Trả lời:

– Câu “Đem cá về kho” được hiểu theo 2 nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: đem con cá về kho (kho ở đây là cách chế biến như nấu, xào nhưng ở đây là kho).

Nghĩa thứ hai: đem con cá về cất ở kho (kho ở đây là nơi chứa cá).

– Thêm một vài từ để trở thành câu đơn nghĩa:

Đem cá về kho tương nhé!

Đem cá về cất ở kho nhé!


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 135 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?

Trả lời:

Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.


III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 136 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc lại đoạn dịch thơ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “Tháng tám, thu cao, gió thét già” đến “Quay về, chống gậy lòng ấm ức”, tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Mẫu: Thu 1: mùa thu

Thu 2: thu tiền

Trả lời:

– Thu:

+ Thu 1: danh từ, mùa thu → chỉ một mùa trong năm.

+ Thu 2: động từ, thu tiền → chỉ hành động.

– Cao :

+ Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.

+ Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

– Ba :

+ Ba 1: số từ, ba lớp tranh.

+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

– Tranh:

+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

– Sang:

+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

– Nam:

+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam).

+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi).

– Sức:

+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực).

+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

– Nhè:

+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác.

+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra.

– Tuốt:

+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa.

+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa).

– Môi:

+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô).

+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới).


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 136 sgk Ngữ văn 7 tập 1

a) Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.

b) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Trả lời:

a) Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:

– Bộ phận giữa đầu và thân.

– Bộ phận của sự vật

– Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ.

– Bộ phận ở phần sát bàn tay (cổ tay) và phần sát bàn chân (cổ chân).

Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều có liên hệ với nhau qua nghĩa gốc này.

b) Tìm từ đồng âm với từ cổ:

chèo cổ (cổ: xưa cũ), cổ kính (cũ).


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 136 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

năm (danh từ) – năm (số từ)

Trả lời:

Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau.

– Bàn (danh từ) – bàn (động từ)

Chúng ta ngồi vào bàn để cùng nhau bàn bạc việc này.

Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.

– sâu (danh từ) – sâu (tính từ):

Con sâu đục khoét làm cho lá bị sâu.

Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.

– Năm (danh từ) – năm (số từ)

Năm nay, trường ta có năm bạn được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố.

Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học.


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 136 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.”

– Nhưng vạc của con là vạc thật.

– Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời.

– Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

– Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

Trả lời:

– Anh chàng đã sử dụng từ đồng âm để âm mưu không trả lại vạc cho người hàng xóm:

+ Vạc đồng ở đây được hiểu theo 2 nghĩa:

• Nghĩa thứ nhất: Cái vạc làm bằng kim loại đồng

• Nghĩa thứ hai là: con vạc ở ngoài đồng.

+ Đồng cũng có 2 cách hiểu:

• Thứ nhất là : kim loại

• Thứ hai là: cánh đồng.

– Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:

+ Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:

+ Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.


Bài trước:

  • Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) sgk Ngữ văn 7 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Trả bài tập làm văn số 2 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 7 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 7
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 7
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 7
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 7
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 7
  • Để học tốt môn GDCD lớp 7

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Từ đồng âm sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!