Người dân tộc tham gia vào bộ máy nhà nước

Người dân tộc tham gia vào bộ máy nhà nước
Các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Chiều 28/7, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số.

Tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Phùng Quốc Hiển; đại diện các cơ quan hữu quan và 86 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số.

Tại buổi gặp mặt, thay mặt Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trân trọng cảm ơn các ​lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham dự buổi gặp mặt.

Ông Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh sự hiện diện của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số nói riêng; là nguồn cổ vũ, động viên gửi gắm niềm tin và giao nhiệm vụ cho các đại biểu ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh, trong lịch sử 70 năm của Quốc hội Việt Nam, quán triệt tinh thần bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc, nhiệm kỳ các khóa Quốc hội đều có sự tham gia tăng dần số thành phần các dân tộc thiểu số, từ khóa I đến khóa XIV đã có 49/53 dân tộc thiểu số có đại biểu tham gia Quốc hội.

Hiện nay chỉ còn 4 dân tộc thiểu số rất ít người chưa có đại biểu tham gia các khóa Quốc hội (là các dân tộc Lự, Ngái, Brâu và dân tộc Ơđu).

Số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội cũng tăng lên. Nhiều khóa gần đây, những đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15-18% so với tổng số đại biểu Quốc hội (khóa XIV là 17,4%). Trình độ năng lực của đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số ngày được nâng cao, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có sự chuyển biến rõ rệt.

Trong 86 vị đại biểu dân tộc thiểu số có trình độ đại học và cử nhân là 83 người, chiếm 96,5%; trình độ trên đại học là 32 người, chiếm 37,2%; về lý luận chính trị, trình độ cao cấp, cử nhân là 67 người, chiếm 77,9%; tỷ lệ đảng viên chiếm 90,69%; tỷ lệ nữ giới chiếm 47,67%.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chúc mừng 86 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số đã được đồng bào, cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội và qua các vị đại biểu gửi đến đồng bào các dân tộc lời chào đoàn kết và lời thăm hỏi ân cần.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số với ý thức vươn lên, không cam chịu đói nghèo, phát huy nội lực, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đồng sức, đồng lòng bảo vệ thành quả cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

Nhiều chương trình mục tiêu đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đã thực sự có hiệu quả, đã hỗ trợ, hướng dẫn các đồng bào dân tộc vươn lên tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tôn vinh các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã thực hiện những chính sách đặc thù, chăm lo cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để đến nay có một đội ngũ cán bộ trưởng thành, có tri thức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu vận động đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nông thôn mới bền vững, chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần, cũng như bảo vệ cuộc sống yên vui cho đồng bào dân tộc thiểu số. Minh chứng rõ nét nhất đó là 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số…

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chặng đường phía trước có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sẽ cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, của Hiến pháp 2013 thành các luật, nghị quyết của Quốc hội, chương trình hành động của Chính phủ để sớm giải quyết có hiệu quả các khó khăn, bất cập, giúp vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi phát triển nhanh bền vững, hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, nhất là các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số với tinh thần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đề cao trách nhiệm, tích cực tham gia vào hoạch định chính sách, phấn đấu hoàn thành trách nhiệm của người đại biểu nhân dân.

Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan nhà nước… cần luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân đã giao phó.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV, các vị đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội quan tâm, tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc; đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chính sách dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh với vai trò là người đại biểu nhân dân, mỗi đại biểu còn có trách nhiệm vận động, động viên cử tri tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến khu vực miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng Quốc hội khóa XIV sẽ phát huy đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân. Các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu, có những đóng góp tích cực trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội; góp thêm những thành tích, dấu mốc mới cho lịch sử Quốc hội Việt Nam; xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của cử tri cả nước và cử tri vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Thay mặt 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là dân tộc thiểu số, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu khẳng định 86 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số sẽ không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ về mọi mặt, tham gia hiệu quả các hoạt động của Quốc hội trong việc lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trên cương vị công tác của mình, mỗi đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu sẽ tiếp tục đóng góp công sức để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh./.

Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954) là nữ chính khách người dân tộc Thái tại Việt Nam. Bà từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam[1]. Tính đến tháng 1 năm 2011, bà là nữ chính khách thứ 2 trong Bộ Chính trị và là nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người dân tộc tham gia vào bộ máy nhà nước
Tòng Thị Phóng

Tòng Thị Phóng tại Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu, Saint-Petersburg, 2015

Chức vụ

Người dân tộc tham gia vào bộ máy nhà nước

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
(Thường trực 4/2016)

Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2007 – 31 tháng 3 năm 2021
13 năm, 251 ngàyChủ tịchNguyễn Phú Trọng (2006-2011)
Nguyễn Sinh Hùng (2011-2016)
Nguyễn Thị Kim Ngân (2016-2021)
Vương Đình Huệ (31 tháng 3 năm 2021)Tiền nhiệmTrương Mỹ HoaKế nhiệmTrần Thanh MẫnVị trí
Người dân tộc tham gia vào bộ máy nhà nước
Việt Nam

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII

Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 31 tháng 1 năm 2021
10 năm, 12 ngày

Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Nhiệm kỳ5 tháng 5 năm 2002 – 13 tháng 7 năm 2007
5 năm, 69 ngàyTiền nhiệmTrương Quang ĐượcKế nhiệmHà Thị Khiết

Bí thư Trung ương Đảng

Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2001 – 19 tháng 01 năm 2011
9 năm, 272 ngàyKế nhiệmNguyễn Thị Kim Ngân

Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, XII, XIII, XIV

Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – 23 tháng 5 năm 2021
24 năm, 227 ngày

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – 5 tháng 5 năm 2002
4 năm, 289 ngày

Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

Nhiệm kỳtháng 6 năm 1996 – 20 tháng 7 năm 1997

Chủ tịch Hội đồng nhân dân Sơn La

Nhiệm kỳ1991 – 20 tháng 7 năm 1997

Thông tin chung

Quốc tịchViệt NamSinh10 tháng 2, 1954 (68 tuổi)
Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaNơi ởHà NộiDân tộcTháiTôn giáokhôngĐảng pháiĐảng Cộng sản Việt NamChồngLò Văn Long (mất 2011)Con cáiLò Việt Phương (trai, s.1973)
Lò Thị Việt Hà (gái, s.1977)Học vấnCử nhân Luật

Bà sinh ngày 10 tháng 2 năm 1954, tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, người dân tộc Thái.[2]

  • Giáo dục phổ thông: 10/10
  • Cử nhân Luật

Tháng 9 năm 1971, bà tham gia công tác thanh niên và chính quyền tại địa phương, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 1981.

Bà được cho đi học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật và Cao cấp lý luận chính trị. Năm 1991, bà được bầu là chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La. Tháng 6 năm 1996, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Năm 1997, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa X, được cử giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Tháng 4 năm 2001, bà tái đắc cử vào Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 5 năm 2002, tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa IX.

Tháng 9 năm 2002, được phân công làm Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tháng 4 năm 2006, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X.

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, bà được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị, trở thành nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị.[3]

Ngày 22 tháng 7 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, bà tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, được bầu vào Bộ Chính trị.[4]

Ngày 22 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, bà tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trong Quốc hội Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngày 31 tháng 3 năm 2021, tại kỳ họp thứ mười một Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Tòng Thị Phóng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia nổi bật trên chính trường Việt Nam trong gần 10 năm qua. Bà là nữ chính trị gia giữ chức vụ cao nhất trong các cơ quan của Đảng từ trước tới nay của người dân tộc thiểu số khi lần lượt kinh qua các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp (2007 - 2021)

Năm 2021, bà được chủ tịch nước trao tặng Huân Chương Đại Đoàn Kết Dân Tộc

Ngày 22 tháng 11, bà được trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Chồng bà là ông Lò Văn Long (mất năm 2011).[5]

  1. ^ “GẶP MẶT CỰU GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN, HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ Tòng Thị Phóng - Website Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Lưu trữ 2012-03-22 tại Wayback Machine.
  4. ^ “Danh sách Bộ Chính trị Khóa XII”.
  5. ^ “Tin ông Lò Văn Long mất”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân của Quốc hội Việt Nam. 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.

  • Tòng Thị Phóng Lưu trữ 2012-03-22 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tòng_Thị_Phóng&oldid=68170893”