Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Trước sự chứng kiến của các thành viên ủy ban nhà nước sau chuyến bay vào không gian thành công và trở thành huyền thoại, Yury Gagarin đã không quên nhắc tới một chi tiết rất quan trọng: “Tôi đã chụp một vài bức ảnh. Lúc đó tôi đã cởi bỏ lớp bên ngoài. Tôi chỉ mặc bộ quần áo chống nhiệt màu xanh lam - không có ảnh nào được chụp với các lớp màu cam và xám cùng chiếc mũ bảo hiểm. Bộ đồ không gian đã được cất đi”.

Và sự thật đúng như những gì ông nói. Trong tất cả các bức ảnh sau cuộc hạ cánh, người ta chỉ thấy nhà du hành vũ trụ mặc chiếc áo khoác giữ ấm tương tự như bộ vatnik thông thường (bộ đồ giữ ấm mà các tù nhân trong các trại lao động Liên Xô thường mặc). Thực tế, Gagarin đã mặc bộ đồ chống nhiệt V-3 bên trong bộ đồ không gian. Nhưng bộ đồ không gian lại hoàn toàn không xuất hiện trong các bức ảnh. Vậy tại sao ông cần phải giấu bộ đồ đó?

Yury Gagarin. Ảnh: Sputnik

Tranh cãi về bộ đồ không gian

Đã có một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra xung quanh việc người đầu tiên bay vào vũ trụ có cần phải mặc bộ đồ không gian hay không. Ông sẽ mặc một bộ đồ như thế nào trong hành trình đầy nguy hiểm như vậy?

Điều đó nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng một số chuyên gia đã xem xét nghiêm túc về việc đưa Yuri Gagarin vào vũ trị trong một bộ quần áo chống nhiệt và không có gì khác nữa cả. Bộ quần áo đó có thể bảo bệ Gagarin trong trường hợp hạ cánh xuống mặt nước hoặc chống lại cái lạnh; nhưng nó sẽ vô dụng trong trường hợp tàu vũ trụ bị giảm áp xuất trong không gian.

Vào tháng 2/1960, các nhà thiết kế tàu không gian Vostok nhận ra rằng họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng với khối lượng tổng thể và họ buộc phải tìm cách giảm bớt trọng lượng và loại bỏ càng nhiều thiết bị càng tốt. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng khả năng tàu vũ trụ bị giảm áp suất là rất thấp, vì vậy một bộ đồ vũ trụ sẽ chỉ tăng thêm trọng lượng không cần thiết.

Tranh cãi về việc nhà du hành có cần bộ đồ không gian hay không còn kéo dài tới mùa hè năm 1960, và cuối cùng “cha đẻ tàu vũ trụ Liên Xô” Sergey Korolev đã đưa ra quyết định cuối cùng. Korolev nói rằng, ông sẵn sàng “hy sinh 500kg trong lượng” của con tàu nếu bộ đồ không gian có hệ thống hỗ trợ sự sống có thể sẵn sàng vào cuối năm đó.

Chỉ với 8 tháng còn lại trước khi chuyến bay diễn ra, các kỹ sư Liên Xô đã tạo ra bộ đồ không gian đầu tiên trong lịch sử - SK-1.

Bộ đồ không gian đầu tiên trong lịch sử

Các kỹ sư đã lựa chọn đi con đường ngắn nhất, sử dụng bộ đồ phi công máy bay chiến đấu Su-9 Vorkuta làm nền tảng, trong đó hệ thống hỗ trợ sự sống và cung cấp oxy là thành phần quan trọng.

SK-1 là bộ đồ không gian “mềm”, gồm nhiều lớp vật liệu. Lớp đầu tiên gồm lavsan và polyethylene terephthalate – một loại nhựa dẻo nóng. Đó là loại vật liệu mới nhất ở thời điểm đó, được Viện khoa học phát triển vào năm 1949. Lavsan được sử dụng để gia cố (ngày nay vật liệu này được dùng để tạo ra các chai nhựa).

Lớp thứ 2 được được làm bằng cao su. Lớp ngoài cùng mà mọi người có thể nhìn thấy là lớp chống thấm màu cam. Màu cam được sử dụng để các nỗ lực giải cứu trở nên dễ dàng hơn, trong trường hợp phi hành gia phải thoát ra khỏi cabin và hạ cánh bằng dù.

Mũ bảo hiểm được cố định, có gắn cảm biến áp suất. Trong trường hợp giảm áp suất, mũ sẽ tự động đóng lại, trong khi ống mềm được sử dụng để điều hòa bên trong bộ đồ với không khí của trong tàu vũ trụ sẽ tự động ngắt. Trong trường hợp đó, không khí được cung cấp từ bình oxy đi kèm.

Tất nhiên, việc đi bộ ngoài không gian trong một bộ đồ như vậy là hoàn toàn không thể, nhưng nhà du hành vũ trụ có thể ở bên trong cabin tàu vũ trụ tới 5 giờ mà không có sự hỗ trợ từ các hệ thống của con tàu.

SK-1 được thiết kế riêng với số đo của đội phi hành gia đầu tiên của Liên Xô, nặng 20 kg. Nhà du hành vũ trụ không thể mặc bộ đồ này mà không có sự trợ giúp. Có những hướng dẫn cụ thể về thứ tự mặc đồ như từ chân tới tay và các bước khác. Tuy nhiên, người mặc có thể cởi bộ đồ mà không cần sự trợ giúp.

Gagarin mặc nhiều lớp quần áo: một lớp cơ bản, tiếp theo là lớp cách nhiệt, một lớp lavsan, tiếp theo là lớp cao su và cuối cùng - lớp vỏ màu cam. Nhưng đâu là lý do khiến Liên Xô đưa ra quy định nghiêm ngặt về việc che giấu bộ đồ này khỏi ống kính máy ảnh, máy quay?

Người đàn ông thực hiện nhiệm vụ bí mật

Câu trả lời chỉ đơn giản là cần phải giữ bí mật. Bộ đồ không gian được xem như phát minh vĩ đại của Liên Xô. Ở thời điểm cao trào của cuộc chạy đua không gian với Mỹ, vật liệu và cách thức chế tạo bộ đồ không gian là một bí mật nhà nước. Lớp vỏ ngoài màu cam được thiết kế để giấu các lớp bên trong khỏi con mắt của công chúng.

Ota Bakhramov là một trong những nhà thiết kế bộ đồ không gian. Ảnh: Sputnik

Yury Gagarin được ra lệnh phải thực hiện mọi bước có thể để loại bỏ bộ đồ không gian bằng cách giấu nó đi hoặc phá hủy nó hoàn toàn, cho dù cuộc hạ cánh diễn ra ở bất cứ đâu. Để đảm bảo có thể thực hiện được điều này, một trong những nhà thiết kế bộ đồ không gian, Ota Bakhramov, được cử tới hỗ trợ. Ngày 12/4/1961, chỉ một nhóm nhỏ được cử đi thực hiện nhiệm vụ bí mật.

Theo kế hoạch, Bakhramov lấy bộ đồ từ Gagarin hoặc trưởng nhóm giải cứu ngay tại điểm hạ cánh. Ngày hôm đó, kỹ sư này vẫn xuất hiện trong một số bức ảnh cùng Gagarin. Người đàn ông cao lớn đội mũ phớt mềm, mặc áo khoác dài khiến người dân thị trấn Engels nghĩ rằng đó là một nhân viên an ninh hoặc vệ sỹ, được giao nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của người anh hùng dân tộc. Nhưng sự thật là Bakhramov chỉ ở đó để thu lại bộ đồ không gian./.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai
Hình ảnh của Yuri Gagarin hiện diện khắp nơi trên đất nước Nga - Ảnh: AFP
Phi hành gia Nga Sergei Kud-Sverchkov, người hiện đang làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nói trong đoạn video clip do Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) công bố vào hôm 12/4 - nhân kỷ niệm 60 năm nhà du hành vũ trụ người Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Cách đây 60 năm, ngày 12/4/1961, tàu vũ trụ Vostok chở theo nhà du hành Gagarin được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonour ở Kazakhstan, khi đó còn là một phần của Liên bang Xô Viết. Chuyến bay kéo dài chỉ 108 phút khi tàu hoàn thành một vòng quay quanh quỹ đạo Trái đất và trở về.

Kể từ đó, nhà du hành vũ trụ Gagarin cũng trở thành huyền thoại. Nhà sử học Alexander Zheleznyakov gọi đây là thời khắc giúp cả nhân loại có niềm tin chắc chắn rằng khám phá một thế giới khác bên ngoài vũ trụ bao la hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Sự kiện đã ghi dấu ấn sâu đậm đến nỗi mà câu nói "Poekhali" (Đi thôi) của phi hành gia 27 tuổi đã trở thành câu khẩu hiệu mang tính biểu tượng với người dân Nga trong suốt những năm về sau.

Sau 60 năm, phi hành gia Yuri Gagarin vẫn được nhắc tới như một người anh hùng của dân tộc. Hằng năm, rất đông người dân Nga vẫn tới đặt hoa tại các địa điểm tưởng niệm ông trên cả nước trong ngày 12/4.

Trong khi Gagarin được vinh danh thì tàu vũ trụ Vostok cũng được đưa vào trưng bày tại Bảo tảng Du hành vũ trụ tại thủ đô Moskva. Cho tới nay, chuyến bay của Gagarin vẫn luôn được nhắc đến như niềm tự hào dân tộc với mỗi người Nga, một biểu tượng thể hiện sức mạnh của Liên bang Xô Viết trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Hằng năm, Nga đều kỷ nhiệm chuyến bay đầu tiên của phi hành gia Gagarin vào vũ trụ và ngày 12/4 trở thành Ngày Du hành Vũ trụ của Nga.

Năm 2011, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 12/4 trở thành Ngày Quốc tế của Chuyến bay đưa con người vào không gian.

Nhân dịp này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Engels, thành phố trên bờ sông Volga ở miền Nam nước này, điểm đáp của phi thuyền chở nhà du hành Gagarin trong chuyến bay lịch sử.

Bốn năm trước chuyến bay của Gagarin, ngày 4/10/1957, Liên bang Xô Viết cũng chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất- vệ tinh Sputnik. Cho đến bây giờ, thế giới vẫn coi những tín hiệu là 2 tiếng "beep-beep" đầu tiên mà Sputnik gửi về Trái đất đã kích hoạt một cuộc chạy đua giữa Liên bang Xô Viết khi đó và Mỹ trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Trong những năm sau đó, Nga luôn dẫn đầu khi Gagarin thực hiện thành công chuyến bay của mình, hay sự kiện nhà du hành Alexei Leonov trở thành người đầu tiên bước ra ngoài không gian và sự kiện Nga là quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu thăm dò Mặt trăng năm 1966. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên Mặt trăng. 

Cạnh tranh khốc liệt

Suốt 60 năm qua, Nga vẫn khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, đều đặn đưa các phi hành gia lên ISS. Dù vậy, giới quan sát đánh giá Nga hiện đang phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh như Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển công nghệ không gian.

Năm 2020, Nga mất thế độc quyền thực hiện các vụ phóng đưa người lên ISS khi Công ty Space X của tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk phát triển và đưa vào sử dụng thành công các hệ thống tên lửa có thể tái sử dụng, đưa các nhà du hành NASA đáp thành công xuống ISS.

Dù Giám Roscosmos Dmitry Rogozin vẫn khẳng định cơ quan này đang theo đuổi những dự án đầy tham vọng như sứ mệnh lên sao Kim, sao Hỏa hay lập một trạm vũ trụ trên Mặt trăng thì những người trong ngành vẫn coi đây là thời điểm đầy khó khăn với Nga khi các đối thủ nổi lên ngày càng mạnh mẽ.

Dù vậy, người dân Nga vẫn luôn tin tưởng vào thành công trong tương lai khi nhìn vào thực tế lịch sử rằng quốc gia này luôn xuất hiện ở những thời điểm đáng nhớ trong lịch sử nhân loại.

BT


Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Năm 1951, Yuri Gagarin được chọn vào trường đào tào Kỹ thuật Công nghiệp Saratov. Tại đây, cậu thiếu niên 17 tình nguyện tham gia khóa huấn luyện lái máy bay hai cánh và máy bay huấn luyện Yak-18.

Năm 1951, Yuri Gagarin được chọn vào trường đào tào Kỹ thuật Công nghiệp Saratov. Tại đây, cậu thiếu niên 17 tình nguyện tham gia khóa huấn luyện lái máy bay hai cánh và máy bay huấn luyện Yak-18.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Ngày 27-10-1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công không quân Chkalov thứ nhất ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc hai năm sau đó. Năm 1960, sau quá trình tuyển chọn và khám sức khỏe toàn diện, ông đã được chọn vào chương trình khám phá không gian trên con tàu "Vostok 1" cùng 19 phi hành gia khác.

Ngày 27-10-1955, ở tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công không quân Chkalov thứ nhất ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc hai năm sau đó. Năm 1960, sau quá trình tuyển chọn và khám sức khỏe toàn diện, ông đã được chọn vào chương trình khám phá không gian trên con tàu "Vostok 1" cùng 19 phi hành gia khác.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Những nhà du hành đầu tiên được lựa chọn trên cơ sở các thông số về sức khỏe, tâm lý... Các ứng viên có độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi, cao khoảng 1m70 và nặng khoảng 70-72kg. Họ đều phải đạt chuẩn về thể trạng sức khỏe, được đào tạo chuyên nghiệp và có tính kỷ luật cao. Trong số đó, Gagarin không chỉ đạt yêu cầu mà còn thể hiện tư chất của một người chỉ huy.

Những nhà du hành đầu tiên được lựa chọn trên cơ sở các thông số về sức khỏe, tâm lý... Các ứng viên có độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi, cao khoảng 1m70 và nặng khoảng 70-72kg. Họ đều phải đạt chuẩn về thể trạng sức khỏe, được đào tạo chuyên nghiệp và có tính kỷ luật cao. Trong số đó, Gagarin không chỉ đạt yêu cầu mà còn thể hiện tư chất của một người chỉ huy.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Phi đội du hành đầu tiên được đưa lên vũ trụ gồm 20 phi công.

Phi đội du hành đầu tiên được đưa lên vũ trụ gồm 20 phi công.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Viện sĩ Sergi Korolov, nhà sáng lập chương trình vũ trụ học thực tiễn của Liên Xô đang kiểm tra Yuri Gagarin cho chuyến bay chở người đầu tiên vào vũ trụ.

Viện sĩ Sergi Korolov, nhà sáng lập chương trình vũ trụ học thực tiễn của Liên Xô đang kiểm tra Yuri Gagarin cho chuyến bay chở người đầu tiên vào vũ trụ.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Vào ngày 8-4-1961, Gagarin được ủy ban Nhà nước lựa chọn để bay vào không gian.

Vào ngày 8-4-1961, Gagarin được ủy ban Nhà nước lựa chọn để bay vào không gian.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Yuri Gagarin trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe trước khi tham gia chuyến bay vào vũ trụ.

Yuri Gagarin trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe trước khi tham gia chuyến bay vào vũ trụ.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Hình ảnh Gagarin ngồi trong khoang trước giờ khỏi hành.

Hình ảnh Gagarin ngồi trong khoang trước giờ khỏi hành.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Những phút cuối cùng trước khi tàu "Vostok 1" được phóng lên vũ trụ.

Những phút cuối cùng trước khi tàu "Vostok 1" được phóng lên vũ trụ.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Ngày 12-4-1961, Yuri Gagarin là nhà du hành đầu tiên được bay lên vũ trụ.

Ngày 12-4-1961, Yuri Gagarin là nhà du hành đầu tiên được bay lên vũ trụ.

Người đầu tiên lên vũ trụ là ai

Gagarin nói chuyện từ tàu vũ trụ với phòng điều hành. Trong đó, câu nói "Off we go" (Chúng ta khởi hành thôi" là câu nói biểu tượng của kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Gagarin nói chuyện từ tàu vũ trụ với phòng điều hành. Trong đó, câu nói "Off we go" (Chúng ta khởi hành thôi" là câu nói biểu tượng của kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.