người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Theo báo cáo mới nhất của Knight Frank, số tiền mà bạn cần có để lọt vào top 1% những người giàu nhất trên thế giới là khác nhau. Ví dụ tại Monaco, bạn cần có 8 triệu USD, tương đương hơn 180 tỷ đồng mới được coi là top 1% người giàu, trong khi đó tại Kenya bạn chỉ cần 20.000 USD, tương đương 460 triệu đồng là đủ lọt vào top 1% người giàu. Thế còn các quốc gia khác thì như thế nào.

Tại Việt Nam

Báo cáo của Knight Frank - công ty tư vấn và dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới cho thấy, để có thể gia nhập nhóm 1% người giàu nhất tại Việt Nam, một cá nhân cần phải sở hữu ít nhất 160.000 USD (tương đương 3,7 tỷ đồng).

Lý giải cụ thể hơn. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính đạt hơn 97 triệu người, con số 1% dân số sẽ tương đương 970 ngàn người. Để lọt vào top 970 ngàn người giàu nhất Việt Nam, bạn cần có trong tay 3,7 tỷ đồng.

Tại Philippines, Indonesia và Ấn Độ

Tại ba quốc gia châu á khác gồm: Philippines, Indonesia và Ấn Độ, một cá nhân muốn lọt vào Top 1% người giàu của quốc gia họ thì họ cần phải có khối tài sản trị giá 60.000 USD, tương đương 1,4 tỷ đồng.

Tại Nam Phi

Tại Nam Phi, quốc gia đến từ Châu Phi, bạn cần có 180.000 USD, tương đương 4,1 tỷ đồng nếu muốn lọt vào top 1% người giàu.

Tại Brazil

Tại Brazil, quốc gia đến từ Nam Mỹ, để lọt vào top 1% người giàu tại đây, bạn cần có 280.000 USD, tương đương 6,5 tỷ đồng.

Tại Nga

Tại Nga, 400.000 USD, tương đương 9,2 tỷ đồng là số tiền một cá nhân cần có để góp mặt trong danh sách những người giàu nhất nước.

Tại Malaysia

So với Việt Nam, Philippines và Indonesia, thì Malaysia là quốc gia Đông Nam Á rất khó để lọt vào top 1% người giàu nhất bởi bạn cần có đến 540.000 USD, tương đương 12,5 tỷ đồng.

Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, nếu muốn góp mặt trong top 1% người giàu tại đây, bạn cần có trong tay số tiền 850.000 USD, tương đương 20 tỷ đồng.

Tại các quốc gia phát triển khác

Với một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Hàn Quốc, UAE, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, để lọt vào top 1% người giàu nhất, bạn cần có trong tay số tiền dao động lần lượt từ 1,2 triệu đến 1,8 triệu USD, tương đương 27 đến 41 tỷ đồng.

Tại các quốc gia đặc biệt phát triển hoặc có khoảng cách giàu nghèo cao như: Đức, Pháp, Ireland, Úc, Singapore, Mỹ, Thụy Sỹ, Monaco, bạn cần phải có số tiền lớn từ 2 triệu USD đến 8 triệu USD, tương đương 46 tỷ đến 184 tỷ để lọt vào top 1% người giàu.

Hiện tại Việt Nam ghi nhận 6 người trong danh sách tỷ phú USD toàn cầu do Tạp chí Forbes xếp hạng

Ngày 23/12, theo thống kê của Forbes, hiện Việt Nam đang có 6 tỷ phú USD với tổng tài sản đạt gần 20 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với số liệu công bố đầu năm. Trước đó trong tháng 4, danh sách của Forbes cho thấy tổng tài sản của các tỷ phú Việt đạt 16,7 tỷ USD.

6 tỷ phú USD hiện tại của Việt Nam được Forbes nhắc tới gồm: Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng có khối tài sản ròng 7,4 tỷ USD; Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long với khối tài sản ròng đạt 2,2 tỷ USD.

Đứng thứ ba là Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh có tài sản ròng 2,6 tỷ USD. Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản ròng 2,8 tỷ USD. Và người giàu thứ 5 tại Việt Nam là Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang khi có khối tài sản ròng đạt 2,2 tỷ USD.

Trong khi chủ tịch HĐQT CTCP Trường Hải Trần Bá Dương và gia đình hiện đang có 1,6 tỷ USD tài sản ròng, theo Forbes.

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Việt Nam có 6 tỷ phú USD. (Ảnh: VTV).

Tài sản của các tỷ phú tại Việt Nam được tính toán như thế nào?

Việc đánh giá sự giàu có của một cá nhân dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác khối tài sản của một cá nhân nào đó dường như là điều không thể. Do đó, để đo lường sự giàu có của các tỷ phú trên thế giới, các chuyên gia thường sẽ dùng tới thuật ngữ khối tài sản ròng.

Giá trị tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán. 

Trong đó, tài sản tài chính và phi tài chính gồm: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,… Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả gồm: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…

Hiện nay, để xác định giá trị tài sản ròng của các tỷ phú, người ta thường nghĩ ngay tới những bảng xếp hạng uy tín như tạp chí Forbes hay Bloomberg Billionaires Index. Tuy mỗi bảng xếp hạng có những công thức tính toán riêng.

Đơn cử như trường hợp của tỷ phú Trần Bá Dương. Ông được Forbes lấy danh nghĩa "Tran Ba Dương & Family" trên bảng xếp hạng. Mặc dù Thaco (CTCP Trường Hải) không niêm yết cổ phiếu, nhưng Forbes vẫn có thể định giá và xếp hạng giá trị tài sản ròng của tỷ phú này.

Điều này từng được giải thích vào năm 2018, khi tỷ phú này lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Cụ thể, để tìm được thông tin và xếp hạng tỷ phú, các phóng viên, nhà báo của hãng phải mất rất nhiều thời gian. 

Đầu tiên là lựa chọn ra một danh sách sơ bộ, đơn cử năm 2013 là 600 ứng viên rồi bắt đầu lọc dần. Trong trường hợp khả dĩ nhất, các phóng viên sẽ gặp gỡ trực tiếp, và trao đổi với khoảng 100 tỷ phú mỗi năm.

Ngoài ra, Forbes cũng nói chuyện, tìm hiểu qua nhân viên, thư ký, đối thủ, luật sư,… có liên quan đến các ứng viên. Các nhà báo phải nghiên cứu ghi chép hàng nghìn tài liệu trên sàn chứng khoán, kết hợp với các loại tài sản khác như bất động sản, xe hơi, du thuyền,… 

Có nhiều người hợp tác cung cấp tài liệu cho Forbes, nhưng cũng có những người không làm điều này. Với những trường hợp như vậy, tạp chí danh tiếng này sẽ sử dụng phương pháp so sánh tương quan, thường là P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) để tính giá trị cổ phần so với các doanh nghiệp tương tự cùng ngành trên sàn chứng khoán.

Forbes thường tính toán và ước lượng khối tài sản của từng ứng viên, nhưng nếu tài sản của các thành viên trong gia đình hoặc bên liên quan có quan hệ chặt chẽ đến nhau thì tạp chí này sẽ gộp tổng cộng tài sản của những người này, và đề tên "tỷ phú & family". Đây chính là phương pháp được dùng để tính toán khối tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương.

Việt Nam có gần 400 người "giàu ngầm" không xuất hiện trong danh sách của Forbes

Để thống kê được hết khối tài sản của giới siêu giàu Việt Nam dường như là điều không thể. Vì vậy, có thể hiện nay vẫn còn rất nhiều đại gia sở hữu khối tài sản khủng chưa được công khai. Tuy nhiên, một cách so sánh trực quan và phổ biến nhất tại Việt Nam chính là so độ giàu trên sàn chứng khoán.

Ví dụ năm 2020 số lượng người giàu sở hữu giá trị tài sản từ 1.000 tỷ đồng trở lên tại Việt Nam là 88, thì qua năm 2021, con số này đã tăng lên gần 150 người. Tính đến ngày 24/12, người xếp cuối cùng trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang sở hữu khối tài sản giá trị gần 680 tỷ đồng.

Theo báo cáo Wealth Report 2021 do hãng tư vấn Knight Frank công bố đầu năm nay, Việt Nam có 390 người siêu giàu – UHNWI (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) trong năm 2020, giảm 15 người (khoảng 4%) so với năm 2019. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số người sở hữu từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam năm 2020 là 19.491 người, giảm 6% so với năm 2019 (đạt 20.645 người).

Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%, tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD.

Theo báo cáo này, để lọt vào nhóm 1% người giàu nhất Việt Nam, cá nhân cần sở hữu 160.000 USD (gần 3,7 tỷ VND) trở lên. So với các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia và Philippines, con số này ở mức 60.000 USD, Malaysia là 540.000 USD, còn Singapore là 2,9 triệu USD.

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Việt Nam lọt top tăng trưởng mạnh về số người giàu có. (Nguồn: Knight Frank).

Quốc Anh

Đâu là 'mẫu số chung' của giới siêu giàu tại Việt Nam?

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?
người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Giới siêu giàu ở Việt Nam đang cho thấy những chuyển biến trong xã hội nước này

Giới siêu giàu ở Việt Nam có thể được phân chia thành ba nhóm nếu tính theo con đường, lĩnh vực làm giàu của họ, mặc dù sự đa dạng đó, giới này thể hiện đã chia sẻ một 'mẫu số chung,' một nhà quan sát kinh tế, xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với BBC.

Vẫn theo ý kiến này, cái nhìn của cộng đồng tại Việt Nam với giới này còn khá mâu thuẫn, một mặt có sự 'khâm phục', 'mê mẩn' sự giàu có của họ, nhưng mặt khác lại có sự 'căm hận', 'đố kỵ tiềm ẩn', chỉ chờ cơ hội để bộc lộ một cách đáng sợ, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC hôm thứ Hai.

Giới siêu giàu ở VN và con đường làm giàu

Công ty sân sau và tư bản thân hữu từ đâu ra?

Bàn tròn BBC: Giới siêu giàu Việt Nam là ai?

Tuy nhiên, vẫn theo nhà quan sát này, người từng có nhiều năm nghiên cứu giảng dạy ở các Đại học tại Việt Nam về thương mại, ngoại thương, những người làm giàu hợp pháp nếu làm lợi cho xã hội là điều đáng hoan nghênh.

Độ tuổi khá cao, ngành nghề còn 'bảo thủ'

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?
người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang tiếp tục được đảng Cộng sản lãnh đạo định hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội

Trước hết, nhận diện giới siêu giàu tại Việt Nam hiện nay, từ Hà Nội hôm 31/5/2021, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC News Tiếng Việt:

"Theo Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) năm 2021 vừa được hãng tư vấn Knight Frank công bố, thì số lượng cá nhân siêu giàu - sở hữu tài sản có thể đầu tư trên 30 triệu USD - tại Việt Nam năm 2020 là 390 người, giảm từ 405 người của năm trước; 6 người giàu nhất Việt Nam sở hữu gần 17 tỷ USD.

"Dẫn đầu danh sách này là chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xếp vị trí 344 với 7,3 tỷ USD. Đây là năm thứ chín liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của Forbes. Năm ngoái, doanh nhân kinh doanh đa ngành này xếp hạng 286 với tài sản 5,6 tỷ USD.

"Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (2,8 tỷ USD) và Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD). Ba tỷ phú còn lại của Việt Nam là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,6 tỷ USD), Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,6 tỷ USD) và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỷ USD).

Khi được hỏi đâu là đặc điểm nổi bật của giới này nếu thử phác họa chân dung họ, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói:

"Trong số 6 tỷ phú của Việt Nam, có 4 người khởi nghiệp tại Đông Âu gồm ông Vượng, bà Thảo, ông Quang và ông Hùng Anh. Tổng tài sản của sáu người này đạt gần 17 tỷ USD, với độ tuổi trung bình là 55.

"Ông Trần Bá Dương là người Huế, lập nghiệp từ ngành ô tô, còn ông Trần Đình Long là người Hà Nội, lập nghiệp từ ngành sắt thép. Tất cả đều có bằng cử nhân đại học, ông Nguyễn Đăng Quang thậm chí là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.

"Nếu so sánh họ với giới này nước ngoài và khu vực, thì tuổi của họ khá cao (55) và ngành nghề kinh doanh khá bảo thủ. Nhìn qua Trung Quốc, Hàn Quốc v.v..., nhiều tỷ phú làm giàu nhờ các ngành công nghệ cao, Internet… trong khi với Việt Nam lại là bất động sản, sắt thép, xe hơi trong khi học vấn của tỷ phú Việt Nam có vẻ cao hơn."

Phân loại con đường và mẫu số chung?

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?
người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết và Bộ trường Giao thông Vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể tại lễ cắt băng khai trương hãng Bamboo Airways do ông Quyết làm chủ sở hữu, tại Nội Bài, Hà Nội, hôm 16/01/2019

Theo nhà quan sát này, giới siêu giàu tại Việt Nam có thể được phân loại thành ba nhóm, nếu nhìn vào con đường, quy mô, cách thức và tầm vóc làm giàu của họ, nhưng tựu lại họ có một mẫu số chung:

Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới

Việt Nam: Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng?

Vai trò Phạm Nhật Vũ trong thương vụ MobiFone-AVG

"Có một nhóm người làm giàu từ Đông Âu, lợi dụng lúc chuyển đổi kinh tế ở những quốc gia đó để thu gom lượng tư bản đầu tiên.

"Nhóm thứ hai làm giàu từ đất đai như với ông Đào Hồng Tuyển, như ông Lê Viết Lam Sun Group hay ông Trịnh Văn Quyết FLC.

"Và nhóm thứ ba làm giàu từ những dịch vụ, mặt hàng thiết yếu như du lịch, hàng không, ngân hàng v.v...

"Nhưng theo tôi, mẫu số chung là đều thu gom tư bản trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, dựa trên quan hệ với quan chức để có được lợi thế làm giàu."

Trước câu hỏi có thể nói gì về môi trường mà giới những người giàu và siêu giàu ở Việt Nam đang làm ăn và trở nên thành đạt, liêu đó có ph là một xã hội Tư bản Chủ nghĩa hay xã hội XHCN hay không, hay là một kết hợp, lai ghép hoặc thế nào, bà Nguyễn Hoàng Ánh đáp:

"Việt Nam chỉ còn Xã hội Chủ nghĩa về mặt lý thuyết, hiện tại là xã hội tư bản nhưng là tư bản hoang dã vì không có pháp trị, mà người ta tận dụng khe hở để làm giàu.

"Nếu bạn đặt ra câu hỏi những người giàu này và cách thức họ làm giàu thể hiện, phản ánh gì về xã hội mà họ đang sống ở Việt Nam, thì tôi cho rằng cách thức họ làm giàu thể hiện ra từ lối sống của họ.

"Cũng như ở Nga có người Nga mới, Trung Quốc có trọc phú đi khắp thế giới để tiêu tiền, nhà giàu mới nổi ở Pháp được văn hào Molière mô tả từ thế kỷ 17, lối sống phô trương của họ thể hiện khắp mọi nơi.

"Có điều khác với mô tả của Molière, tư sản Pháp thời đó kiếm tiền chính đáng nên dù không biết cách tiêu nhưng không quá phung phí; còn người giàu mới ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam kiếm tiền quá dễ nên rất hoang phí.

"Ông Lê Kiên Thành, con của cố Tổng Bí thư ĐCSVN Lê Duẩn từng nói: "Bạn tôi bảo trước kia cứ tưởng 1triệu USD là ghê lắm…" tức là với rất nhiều người 1 triệu đôla chẳng là gì! Báo chí từng đăng tin một phu nhân quan chức trả đến 1,5 triệu USD cho trường luyện thi cho con mình vào Đại học ở Mỹ, làm đến người Mỹ cũng choáng váng.

"Cách sống đó thể hiện một xã hội không minh bạch, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, thiếu hụt giá trị sống lành mạnh, tiềm ẩn nhiều bất ổn đáng ngại."

Đóng góp gì và được xã hội, chính quyền nhìn nhận ra sao?

người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?
người được coi là tỷ phú tiền việt nam cần có ít nhất bao nhiêu tiền?

Nguồn hình ảnh, MANAN VATSYAYANA/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một khách sạn nạm vàng tại Việt Nam được khai trương vào tháng 7/2020 ở Hà Nội

Khi được hỏi giới siêu giàu ở Việt Nam đóng góp thế nào cho xã hội, họ được xã hội, cộng đồng nhìn nhận ra sao, giới cầm quyền đối xử thế nào và quan hệ của họ với chính quyền, chế độ ra sao, bà Nguyễn Hoàng Ánh đáp:

"Chưa có thông tin nào là người giàu ở Việt Nam trốn thuế, nhưng luật pháp có quá nhiều kẽ hở nên không loại trừ việc có trốn thuế. Họ có đóng góp từ thiện nhưng vẫn là từ thiện cứu trợ (charity) khi được kêu gọi, chưa có từ thiện phát triển (philantrophy).

"Cái nhìn của cộng đồng khá mâu thuẫn, một mặt đám đông mê mẩn sự giàu có của họ, khâm phục họ nhưng mặt khác lại có sự căm hận, đố kỵ tiềm ẩn, chỉ chờ cơ hội để bộc lộ nên rất đáng sợ.

"Chính quyền cũng để họ làm giàu nếu có quan hệ tốt và không can thiệp vào quyền lực của lãnh đạo nhưng sẽ luôn có sự kiểm soát khi có ảnh hưởng đến thế lực nào đó, như trường hợp Bầu Kiên và nhiều người khác."

Về tương lai của tầng lớp giàu và siêu giàu ở Việt Nam trong tương lai chung của đất nước và khi được hỏi có thể có điều gì như một thông điệp với tầng lớp này, bà Nguyễn Hoàng Ánh nói:

"Cá nhân tôi hoan nghênh những người làm giàu hợp pháp nếu họ làm lợi cho xã hội. Nhìn Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nga thì ta có thể hy vọng những thế hệ người giàu sau sẽ làm giàu nhờ chất xám nhiều hơn, nhờ được học hành, có tích luỹ của gia đình.

"Việt Nam có câu: học chữ chỉ cần một đời, học ăn cần hai đời còn học chơi thì cần ba đời. Làm giàu thì một đời là đủ, nhưng muốn sang, muốn có văn hoá thì cần tới 2-3 đời.

"Do truyền thống hiếu học, người giàu Việt Nam thường đầu tư cho con học hành, ta bắt đầu có thể thấy một số F2 (thế hệ hai) nhà giàu hay con quan chức Việt Nam (người Trung Quốc gọi là phú nhị đại hay quan nhị đại) có học vấn và có khả năng làm giàu văn minh, đóng góp cho XH nhiều hơn.

"Nhưng cũng không ít nhà giàu quá tham lam và chiều chuộng con, vơ vét khắp nơi để rồi của thiên trả địa, con họ lại phá hết. Hy vọng người giàu hãy hiểu đóng góp cho xã hội chính là di sản tốt nhất họ để lại cho con cái mình," bà Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc thảo luận chuyên đề của BBC với chủ đề liên quan.