Người thành niên là từ bao nhiêu tuổi

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Hay người thành niên là bao nhiêu tuổi? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi được xác định theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm về các độ tuổi khác nhau.

1. Thanh niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.

Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.


Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

➤ Xem thêm: Tìm hiểu về ngành học Trung cấp Y học cổ truyền của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

2. Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.

Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19  và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

3. Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, người vị thành niên còn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ 16 đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

Như vậy, có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi vì, theo Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vì vậy, trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì điều này sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

4. Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi

Theo các quy định hiện hành ở nước ta có thể chia ra các độ tuổi như sau:

  • Trẻ em: Dưới 16 tuổi.
  • Vị thành niên: Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • Thành niên: Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xác định được thanh niên là bao nhiêu tuổi cũng như các khái niệm về độ tuổi ở nước ta hiện nay.

Tổng hợp

Nhiều bạn đọc có thắc mắc gửi đến Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hùng Thắng về người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho bạn đọc về thắc mắc nêu trên.

Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 21. Người chưa thành niên1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Theo quy định trên, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Đây là độ tuổi được xem là chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

Căn cứ theo khoản 2,3,4 của Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật quy định giao dịch dân sự của người chưa thành niên theo 03 trường hợp sau:

- Đối với người chưa đủ sáu tuổi: Theo quy định thì mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

- Đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Đối với những người này thì khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Với những người này thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Thắng. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Vị thành niên (chữ Hán: 未成年, nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn") là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 17 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 17 tuổi.

Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi.

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.[1]

Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi,[2][3] ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn được quy định chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới.

  • Tuổi mới lớn
  • Thanh thiếu niên
  • Tuổi thành niên

  1. ^ //www.quora.com/Prisons-and-Prison-Life/Juvenile-crime-is-on-the-rise-Is-it-right-or-fair-to-treat-and-charge-juveniles-as-adults
  2. ^ Luật Thanh niên 2005
  3. ^ Đề nghị nâng tuổi thanh niên lên 35, VnExpress, 21/11/2019

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vị_thành_niên&oldid=67306973”

Video liên quan

Chủ đề