Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật là

Tóm tắt lý thuyết

  • Gây ra hiệu ứng cháy và táp lá, thân, làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản
  • Tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước, phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật
  • Do thuốc có phổ độc rất rộng: 1 loại thuốc có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại sâu, bệnh hại
  • Do sử dụng thuốc không hợp lí
    • Sử dụng với nồng độ hoặc tổng lượng cao
    • Sử dụng 1 loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau, hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao vơi thuôc hóa học bảo vệ thực vật
    • Sử dụng các loại thuốc bị cấm không có nguồn gốc hoặc không có hạn sử dụng
  • Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí và nông sản
  • Gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi như gây ngộ độc,gây ra một số bệnh hiểm nghèo,…
  • Do sử dụng thuốc không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn,…
  • Do thuốc được tích lũy trong lương thực, thực phẩm. Tích luỹ trong đất, nước, không khí, đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh, cuối cùng vào cơ thể con người

Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật là

Hình 1. Sơ đồ đường truyền thuốc hóa học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người

III - BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT

  • Chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ khi dịch hại tới ngưỡng gây hại
  • Sử dụng loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường
  • Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách:
    • Đúng thuốc: là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đúng loại sâu, bệnh hại cây trồng
    • Đúng thời gian: là dịch bệnh tới ngưỡng gây hại, phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, không có gió hoặc có gió nhẹ
    • Đúng nồng độ và liều lượng: là đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc có nhãn ghi trên lọ chai thuốc, hoặc trên bao bì chứa thuốc hóa học bảo vệ thực vật
    • Đúng cách: là cách pha chế thuốc, cách sử dụng bình phun thuốc, cách đi phun thuốc trên đồng, phun thuốc vào những bộ phận cây trồng đang bị sâu, bệnh phá hoại
  • Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
    • Khi phun thuốc:
      • Phun thuốc xuôi theo chiều gió
      • Di chuyển theo hướng ngược chiều gió
      • Luôn có trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ
      • Không được ăn, uống hoặc hút thuốc lá
      • Không phun thuốc lúc nắng gắt hoặc sắp mưa
    • Khi sử dụng và bảo quản thuốc:
      • Vỏ chai, bao bì đựng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải thu gom và tiêu huỷ
      • Thuốc phải được cất trữ nơi riêng biệt cách xa chỗ để thực phẩm và tầm tay trẻ em
      • Chai lọ chứa đựng thuốc phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin và cảnh báo độc hại

Bài tập minh họa

Ghép các câu 1, 2, 3, 4 ở cột bên trái phù hợp với các câu A, B, C, D tương ứng ở cột bên phải

1. Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi A. Tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
2. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc B. Có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường

3. Sử dụng các loại thuốc

C. Dịch hại tới ngưỡng gây hại

4. Bảo quản, sử dụng thuốc hóa học cần

D. Đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách

Gợi ý trả lời:

1 - C; 2 - D; 3 - B; 4 - A

Lời kết

Sau khi học xong Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
  • Các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

Bài 21: Ôn tập chương 1 – Câu 12 trang 64 SGK Công nghệ 10. Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

– Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao… làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

– Ảnh hưởng đến môi trường

+ Thuốc hoá học BVTV theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thuỷ sinh.

+ Thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo.

Quảng cáo

+ Thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngô độc cấp tính.

– Biện pháp hạn chế:

+ Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây bệnh.

+ Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

+ Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

+ Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    Câu 1 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.

    Lời giải:

    Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật là:

    – Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.

    – Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.

    – Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

    Câu 2 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    – Lượng thuốc hóa học tích lũy trong sản phẩm của trồng trọt, khi con người hoặc vật nuôi ăn phải có thể bị ngộ độc.

    – Thuốc hóa học ngấm vào nước, đất ngấm vào động vật thủy sinh, nông sản, gây ra một số bệnh, ngộ độc cho con người.

    Câu 3 trang 60 Công nghệ 10: Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    Những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:

    – Chỉ sử dụng khi dịch đến ngưỡng có hại, các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả nữa.

    – Cần chọn lọc khi sử dụng thuốc, ưu tiên những loại có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường.

    – Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, không được sử dụng quá nồng độ hoặc liều lượng.

    – Tuân thủ những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông, lâm nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

    Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật là

    Nguyên nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để diệt trừ sâu hại, bảo vệ mùa màng

    Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 

    Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ đem đến các tác hại khó hồi phục với môi trường xung quanh.

    - Môi trường tự nhiên luôn tìm được cách cân bằng giữa hai nhóm động vật có lợi và có hại cho cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phá hủy thế cân bằng đó bằng cách tiêu diệt hàng loạt động vật bất kể chúng có lợi hay phá hoại mùa màng.

    - Sau khi sử dụng hóa chất, các loại thiên địch của sâu hại thường rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và chết dần hoặc ngộ độc, suy yếu trong khi số lượng sâu hại dễ dàng phục hồi trước ảnh hưởng của thuốc. Quá trình này liên tục diễn biến sẽ dẫn đến dịch hại trên quy mô lớn mang đến tác động khó lường cho nông nghiệp và gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất.

    Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật là

    Hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái

    - Thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả diệt trừ sâu bọ hữu ích. Tuy nhiên, đối với một số loài nhất định thuốc sẽ kích thích khả năng thích nghi khiến sâu hại trở nên kháng thuốc và hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, người sản xuất bắt buộc phải tăng nồng độ thuốc hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản thu hoạch.

    - Hóa chất sẽ ngấm vào đất thông qua các ống xenlulozo của cây và tích tụ trong đất cùng với các khoáng chất khác. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thuốc sẽ giết chế hệ vi sinh vật tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc.

    Tham khảo thêm:

    Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

    Không chỉ tác động đến môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

    - Các hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật thường tồn tại trên bề mặt lá và trong đất trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Với nồng độ lớn, hóa chất sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với khoáng chất và nước, tích tụ trong lá, hoa và quả khiến lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp vượt quá mức quy định. Các chất này nếu đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ dần tạo thành bệnh ung thư.

    - Hóa chất có trong thức ăn với liều lượng lớn có thể khiến người dùng nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện của tình trạng nhiễm độc này thường là nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, ảo thị, căng cơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp, suy tim và nặng nhất là tử vong.

    Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật là

    Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây các bệnh nan y cho con người

    - Tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương cơ thể ở một số cơ quan nội tạng như cơ quan tiêu hóa, tim, gan, da, mắt. Qua một thời gian nhất định, hàm lượng chất độc tồn dư vượt quá mức xử lý của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập và gây tác hại đáng kể đến sức khỏe của con người.

    Hiểu rõ hơn nữa những ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật và môi trường

    Những thông tin trong bài viết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Truy cập website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

    Tìm kiếm liên quan: 

    biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

    - tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người