Nguyên nhân pháp thất bại đức

I. Nguyên nhân chiến tranh

- Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX -  đầu thế kỷ XX:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển không đều làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các đế quốc ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

+ Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc không đều, đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa, đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

+ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa cuối thế kỷ XIX:    

+ Từ năm 1894 – 1895, diễn ra chiến tranh Trung - Nhật. Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ.

+ Năm 1898, chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha, Mĩ cướp Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô.

+ Từ năm 1899 – 1902, chiến tranh Anh - Bô-ơ, Anh chiếm Nam Phi.

+ Từ năm 1904 – 1905, chiến tranh Nga - Nhật. Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin.

- Trong cuộc chạy đua giành thuộc địa, Đức hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Đức đã cùng Áo - Hung, I-ta-li-a thành lập “phe Liên Minh”, năm 1882 để chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Để đối phó, Anh ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

-  Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới.

- Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc-bi), nhân cơ hội đó Đức - Áo tuyên chiến với Xéc-bi, chiến tranh bùng nổ.

II. Diễn biến

1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)

- Ngày 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung bị ám sát.

- Ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.      

- Ngày 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp.

- Ngày 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

- Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu.

- Quân Đức vào Pháp

+ Năm 1914, ở phía Tây, trong đêm 3/8, Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ. Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

+ Năm 1915, Đức - Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200 km.

+ Năm 1916, Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Những năm đầu Đức - Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi, Đức - Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)

+ Tháng 2/1917, cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

+ Ngày 2/4/1917, Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.

 + Trong năm 1917, chiến sự diễn ra trên cả 2 mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự.

+ Tháng 11/1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, chính phủ Xô viết được thành lập.

+ Ngày 3/3/1918, chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bret Litốp, Nga rút khỏi chiến tranh.

+ Đầu năm 1918, Đức tiếp tục tấn công Pháp, một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp.

+ Tháng 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. Đồng minh của Đức đầu hàng (Bun-ga-ri ngày 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/10, Áo - Hung ngày 2/11).

+ Ngày 9/11/1918, cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.

+ Ngày 1/11/1918, chính phủ Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

II. Kết  cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của. Chiến tranh làm 10 triệu người chết, bị thương 20 triệu người, chi phí khoảng 85 tỉ đô la.

- Các nước châu Âu là con nợ của Mỹ.

- Bản đồ thế giới  thay đổi.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

Nguyên nhân pháp thất bại đức

Tin mới

Nguyên nhân pháp thất bại đức

  • CHÀO MỪNG THÀNH LẬP THỊ XÃ CHƠN THÀNH
  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI
  • CHUYỂN ĐỔI SỐ
  • Kỷ niệm 57 năm chiến thắng Đồng Xoài
  • 50 NĂM CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô

  1. Thế giới
  2. Tư liệu

Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

BP - Nước Pháp dưới thời của Napoleon III là một cường quốc quân sự ở châu Âu. Napoleon III nắm trong tay quân đội hùng mạnh do người bác của mình để lại nên sẵn sàng gây chiến với các quốc gia khác. Lúc này, nước Pháp đã khống chế phần lớn các nước ở châu Âu. Vì Napoleon III ngày càng tỏ ra ngông cuồng nên Thủ tướng Đức Bismarck cảm thấy đây là một cái gai nhọn cần phải nhổ. Đồng thời, nước Đức sau chiến thắng trước Áo, Đan Mạch cũng cảm thấy cần đánh Pháp để mở rộng ảnh hưởng.

Năm 1868, nữ hoàng của Tây Ban Nha bị lật đổ. Nước Đức thấy thời cơ đánh Pháp đã đến nên Bismarck cho người sang mua chuộc các lãnh tụ khởi nghĩa ở Tây Ban Nha để đưa người em họ của mình là Leopold lên nắm quyền. Napoleon III ra tối hậu thư yêu cầu vua Phổ không được can thiệp vào việc nội bộ của Tây Ban Nha nếu không hai nước sẽ quyết chiến để giải quyết vấn đề. Trước không khí chiến tranh bao trùm khắp châu Âu, Leopold hứa từ bỏ ngôi vua. Được đà, Napoleon III yêu cầu vua Phổ đứng ra làm chứng và có văn bản bảo đảm. Lúc này, vua Phổ đang có kỳ nghỉ mát nên từ chối đề nghị của Napoleon III và gửi một bức điện cho Bismarck yêu cầu vị Thủ tướng của mình không bàn tới vụ việc. Trong lúc nước Pháp đang tổ chức mừng ngày Quốc khánh thì Bismarck công bố nội dung bức điện của nhà vua đã được chỉnh sửa “không tiếp đại sứ Pháp”. Tin này lan truyền đến Pari làm cho Napoleon III thêm quyết tâm đánh Đức.

Giữa tháng 7-1870, Pháp tuyên chiến với Phổ. Cuối tháng, Pháp đưa quân đến Metz để tiến vào Đức. Đầu tháng 8, Đức bắt đầu đánh trả Pháp bằng các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Sau 2 ngày, quân Đức đã xóa sổ được 6 sư đoàn quân tiên phong của Pháp. Napoleon III vội vàng trao quyền chỉ huy cho vị tướng dưới quyền còn mình trở về Pari. Tướng Pháp không chống nổi sức tấn công của quân Đức nên đã rút chạy về Sedan. Vua Pháp mang viện binh đến cứu nhưng bị quân Đức vây chặt tại Sedan. Đầu tháng 9-1870, quân Phổ dùng 700 cỗ pháo lớn bắn vào Sedan, quân Pháp rối loạn bỏ đội hình tháo chạy. Napoleon cùng đại quân hơn 10 vạn binh sĩ kéo cờ trắng xin hàng. Tin vua Napoleon III bị bắt, nhân dân Pháp vừa căm giận kẻ gây chiến vừa nhất tề đứng lên chống lại người Đức. Nhiều binh đoàn lê dương được thành lập vội vàng để chặn bước tiến của quân Đức. Cuối tháng 1-1871, thủ đô Pari bị quân Đức bao vây cả bốn phía, người Pháp đề nghị đình chiến để đàm phán đầu hàng. Tuy nhiên, nhiều nơi khác ở Pháp vẫn xảy ra chiến sự chống lại người Đức. Mãi đến giữa tháng 5-1871, cuộc chiến giữa Pháp - Phổ mới chính thức chấm dứt. Nước Pháp phải chịu hoàn toàn phí tổn chiến tranh.

Theo đánh giá, cuộc chiến giữa Pháp và Đức đã chứng minh việc vua Pháp lên ngôi là dựa vào tiếng tăm của người bác là hoàng đế Napoleon I. Chính cuộc chiến này đã làm cho giấc mộng bá chủ đế chế thứ hai của Napoleon bị tiêu tan theo mây khói. Kinh tế Pháp sau chiến tranh rơi vào tình trạng kiệt quệ và mất quyền thống trị ở châu Âu. Còn nước Phổ trở nên hùng mạnh nhờ các khoản bồi thường chiến tranh. Đặc biệt, nhờ có cuộc chiến tranh này, Bismarck đã thống nhất được các bang, liên minh ở phía Bắc thành một nước Đức thống nhất. Chính vì thất bại trong cuộc chiến này mà mâu thuẫn giữa hai nước Pháp - Đức ngày càng bùng phát. Và đây chính là ngọn nguồn của cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất.

T.Phong
(Nguồn: 102 sự kiện tiêu biểu thế giới)

Nguyên nhân pháp thất bại đức

Ý kiến ()

Nguyên nhân pháp thất bại đức