Nguyễn thanh tịnh là ai

Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).

Show

Thanh Tịnh

Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán. Đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học Đông Ba và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.

Đỗ bằng Thành chung, năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).

Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.

Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam

(1942).

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.

Năm 1948, ông nhập ngũ. Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1954, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau, ông thôi làm lãnh đạo, chuyển sang sáng tác.

Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.

Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.

Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Tác phẩm của Thanh Tịnh đã xuất bản:

Trước 1945

  • Hận chiến trường (tập thơ, 1937)
  • Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
  • Tôi đi học (truyện ngắn, 1941) - được đưa vào chương trình giảng dạy Trung học cơ sở qua Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục và đào tạo.
  • Chị và em (truyện ngắn, 1942)
  • Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943). Viết tặng hương hồn Thạch Lam. In trong tập Giai phẩm của Đời Nay năm 1943.
  • Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Sau 1945

  • Sức mồ hôi (ca dao - 1954)
  • Những giọt nước biển (tập truyện ngắn - 1956)
  • Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ -1973)
  • Thơ ca (thơ - 1980)
  • Thanh Tịnh đời và văn (1996)

Ngoài ra còn rất nhiều truyện ngắn mà Thanh Tịnh đã sáng tác ra như: Am Cu-ly Xe,.....

Những giải Thanh Tịnh đã được tặng:

  • Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1951-1952) cho những bài độc tấu xuất sắc.
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007).

Ngoài ra, ông còn là người chiếm giải nhất (bài Lời cuối cùng) đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức năm 1936[2].

Khi đi học, Thanh Tịnh ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudetiega Malebi và Guy de Maupassantalieniment có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo cùng phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.

Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ... Thơ trữ tình của Thanh Tịnh từ 1945 trở về sau, nhìn chung không nổi bật. Ông viết thiếu lắng đọng, thiếu tinh tế, trừ một số bài viết theo phong cách lãng mạn mà ông đã thành công trước đây...[3]

  1. ^ Chép theo thông tin mới in trong bộ Từ điển Văn học (bộ mới), trước đây quyển Thi nhân Việt Nam ghi ông sinh tháng 12 năm 1913.
  2. ^ Theo Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển thượng), tr. 415. Cũng theo tác giả sách này, thì bài Mòn mỏi, Thanh Tịnh đã lấy đề tài từ truyện La Barbe bleue của Charles Perrault (1628-1703); còn bài Lời cuối cùng thì ông phỏng từ bài thơ Et s’it revenait un jour của Maurice Maetrelinck (1862-1949).
  3. ^ Lược theo Trần Hữu Tá, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1635-1636.

  • Hoài Thanh-Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Văn Học in lại năm 1988.
  • Trần Hữu Tá, mục từ Thanh Tịnh in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến. Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn, 1968.
  • Thanh Tịnh, cuộc đời ngậm ngải tìm trầm

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thanh_Tịnh&oldid=68635408”

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tịnh giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động bổ nhiệm có thời hạn đối với ông Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016 – 2021, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký: 06/02/2020.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh sinh năm 1970; quê quán tỉnh Nam Định. Trước khi được bổ nhiệm, ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thùy Dương

Nguyễn thanh tịnh là ai
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tặng hoa chúc mừng hai tân Thứ trưởng Bộ Tư pháp

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 5/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp đối với ông Mai Lương Khôi, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) và ông Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chúc mừng hai ông Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng, giao giữ trọng trách này, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh, hiện nay Tiểu ban xây dựng Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang tích cực hoàn thiện các văn kiện để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đã được đưa vào dự thảo các văn kiện. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho Bộ, ngành Tư pháp là rất nặng nề, đồng thời là cơ hội để Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục phát huy được bản lĩnh chính trị, chuyên môn của mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân tin tưởng giao phó. Vì vậy, việc Bộ Tư pháp có thêm hai Thứ trưởng là sự bổ sung kịp thời quan trọng đối với Bộ, ngành Tư pháp.

Phó Thủ tướng tin tưởng, hai tân Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và Mai Lương Khôi trên cương vị mới sẽ nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt công việc, đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo Bộ, cán bộ, công chức, viên chức của ngành phối hợp tốt với các cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thay mặt các đồng chí được bổ nhiệm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy sự đoàn kết, nhất trí của tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ để đóng góp, cống hiến vào sự phát triển chung của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ông Mai Lương Khôi sinh năm 1967 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, có trình độ thạc sỹ Luật học, Cao cấp lý luận chính trị. Ông Mai Lương Khôi đã trải qua các chức vụ như: Lãnh đạo Phòng Công chứng số 1 TPHCM, lãnh đạo Phòng Thi hành án dân sự TPHCM, Giám đốc Trung tâm Đấu giá TPHCM, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh sinh năm 1970 tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, có trình độ tiến sỹ Luật học, Cao cấp lý luận chính trị. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Tịnh từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế (Bộ Tư pháp), Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016-2021.

Vân Thanh

Tin liên quan